Ngày soạn: 28/03/2010 Ngày dạy: 30/03/2010 Tiết 95: Đọc văn: - TÔI YÊU EM (Tiếp theo) A.X.PU-SKIN - BÀI THƠ SỐ 28 R.TA-GO A. Mục tiêu bài học. * Với bài “Tôi yêu em”- Puskin: - Hiểu được vẻ đẹp trong sáng, giản dị, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình. - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thuỷ chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình. * Với “Bài thơ số 28” – Ta-go: - Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua “Bài thơ số 28” và vẻ đẹp thơ Ta-go – một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc. - Góp phần hiểu biết và trân trọng tình yêu trong cuộc sống. B. Phương tiện và cách thức tiến hành. 1. Phương tiện: - SGK, SGV, TKBG. - Bảng phụ. 2. Cách thức: - Phát vấn, thuyết giảng, gợi mở, thảo luận nhóm. C. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc thuộc lòng và phân tích lời bộc bạch, trần tình của chủ thể trữ tình bài thơ “Tôi yêu em”- Puskin. 3. Vào bài (1’) Lời dẫn: Ở tiết học trước các em đã được làm quen với thi sĩ thiên tài Puskin cùng tuyệt phẩm thơ tình “Tôi yêu em”, đã hiểu được lời bộc bạch tình yêu của “tôi” với “em” cũng như hiểu được nỗi lòng khổ đau nhưng không hề tuyệt vọng của “tôi” trước tình yêu đơn phương của mình. Nhưng nhân vật “tôi” đã vượt qua nỗi buồn của lòng mình vươn tới hành động cao thượng: cầu chúc tình yêu cho em. Vậy lời cầu chúc đó cụ thể thế nào cô trò chúng ta cùng tìm hiểu ở 2 dòng thơ còn lại. 4. Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 10’ HĐ 1: Tìm hiểu tiếp bài thơ “Tôi yêu em” – Puskin. TT1: Tại sao có thể nói 2 câu kết tạo cho người đọc sự bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? (GV bình: Cách ghen của chủ thể trữ tình là một cách ghen có văn hoá, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: “yêu chân thành, đằm thắm”. Điều đó đã được chứng minh qua lời cầu - Cầu em được người tình như tôi đã yêu em: + Cách nói khiêm nhường nhưng thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh, tin vào tình yêu chung thuỷ của bản thân. + Dùng phép thử tình yêu: nhân vật “tôi” muốn đặt “em” trước sự lựa chọn: “tôi” hoặc một ai khác tôn trọng quyết định của người yêu. 23’ 7’ chúc tình yêu.”) TT2: Bài thơ cho ta những cảm nghĩ gì về tâm hồn thi nhân? HĐ 2: Hướng dẫn HS tổng kết bài học. TT1: Xác định những thủ pháp nghệ thuật chính trong bài thơ? (GV: “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô điểm nào cả” - Puskin) TT2: Nghệ thuật đó đã chuyển tải nội dung gì? (GV: “lòng nhân ái làm xúc động lòng người” - Biêlinxki) HĐ 3: Tìm hiểu bài đọc thêm “Bài thơ số 28” – R.Ta-go. TT1: HS đọc tiểu dẫn và trình bày những nét khái quát về R.Ta-go và “bài thơ số 28”. - Tâm hồn chân thành cao cả với một tình yêu cao thượng, trong sáng, tất cả vì hạnh phúc của người yêu. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Giọng thơ sâu lắng, tinh tế, giàu cảm xúc. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 2. Nội dung: - Thể hiện quan niệm tình yêu sâu sắc: tình yêu không chỉ tha thiết nồng nàn mà còn cần phải cao thượng, vị tha và khiêm nhường. * Tìm hiểu “Bài thơ số 28”- R.Ta-go. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Ra-bin-đra-nat Tago (Chúa Mặt Trời) là người Châu Á đầu tiên đạt giải Nô-ben (1913), với tập thơ “Dâng”. - Để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ: 52 tập thơ, 14 tiểu thuyết, 100 truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, 2.000 bài ca (sáng tác quốc 16’ TT2: HS đọc tiểu dẫn, GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. B1: Gọi 1 HS đọc bài thơ. B2: HS thảo luận nhóm với các nội dung: - Nhóm 1: Hình tượng “đôi mắt” được thể hiện như thế nào? Thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu? - Nhóm 2: Chàng trai đã làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người yêu? ca của Ấn Độ), 3.000 bức tranh. Được coi như Lê-ô-na Đờ-vanh-xi của Ấn Độ vì tính muôn màu, đa tài, bách khoa của ông. 2.Tác phẩm: - Tập thơ “Người làm vườn”: + Gồm 85 bài thơ, được đánh theo số thứ tự. + Xuất bản năm 1914. + Tiêu biểu cho giọng thơ trữ tình triết lí của Ta-go. II. Đọc- hiểu “Bài thơ số 28”: 1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. - Hình ảnh “đôi mắt”: băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng- khát khao hoà nhập tâm hồn. - Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: chân thực, giản dị, không câu nệ. - Nhưng thật nghịch lí là người yêu không hiểu chút gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn. 2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình. - Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời mình cho tình yêu: - Nhóm 3: tại sao chàng trai càng giãi bày, càng hy sinh mình vì tình yêu, người yêu lại càng không hiểu? - Nhóm 4: Nội dung của 2 câu cuối là gì? (HS làm việc theo nhóm trong vòng 5’, cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chốt kiến thức.) TT3: Tổng kết. - Qua sự phân tích trên, rút ra những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? + Đời là viên ngọc: đập nát nó ra. + Đời là đoá hoa: xé nhỏ nó ra. + Đời là trái tim: em là nữ hoàng của vương quốc đó. Nhưng tất cả em đều không hiểu gì về anh. Cặp từ quan hệ: nhưng-nếu- thì: nhấn mạnh sự hi sinh cao cả, hiến dâng cho tình yêu. 3. Triết lí tình yêu - Trái tim tình yêu không đơn giản chỉ là vật chất. Tiếm ẩn trong đó là những mặt đối lập vô hình: vui sướng- khổ đau; thiếu thốn- giàu sang. sự tất yếu của tình yêu, Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân. Đặc trưng thơ trữ tình-triết lí của Ta-go. 4. Khát vọng hoà hợp, tình yêu rộng mở. - Hai câu cuối mang tính triết lí sây sắc. - Tình yêu là sự vô cùng không gianh giới. - Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đây chính là chân lí của tình yêu. III Tổng kết. - Bài thơ giàu chất triết lí, hình ảnh sinh động, thể hiện quan niệm tình yêu trong sáng, lành mạnh: đó là tình yêu hoà hợp, gần gũi thấu hiểu của hai tâm hồn hướng đến cái vĩnh hằng, duy nhất, tuyệt đối trong tình yêu. 5. Củng cố, dặn dò (5’) - Củng cố: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT TRONG CÁC PHƯƠNG ÁN SAU: 1. Các sáng tác của Puskin thường mang nội dung gì? A. Thể hiện tâm hồn Nga tuyệt đẹp khát khao tự do và yêu đời. B. Thể hiện những triết lí sâu xa (tình nhân và triết nhân). C. Thể hiện tâm hồn Nga tuyệt đẹp khát khao tự do và tình yêu. D. A và C. 2. Nhận xét nào sau đây đúng với nhà thơ R.Tago? A. Là Lê-ô-na Đờ-vanh-xi của Ấn Độ B. Là “Mặt trời của thi ca Ấn Độ”. C. Là người góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc. D. A và C 3. Bài thơ là lời bộc bạch về một tình yêu đơn phương, thầm kín, có buồn khổ nhưng đã vượt qua để vươn tới một tình yêu cao thượng và đầy tính văn hoá. Nhận xét trên ứng với bài thơ nào? A. Bài thơ số 28- R.Ta-go. B. Tôi yêu em- Puskin. C. Tương tư- Nguyễn Bính. D. Thơ duyên- Xuân Diệu. - Dặn dò: + Đọc thuộc và học 2 bài thơ “Tôi yêu em” + “Bài thơ số 28”. + Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích “những người khốn khổ của Víc-to-Huy-gô”) * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Đà Nẵng ngày … tháng … năm Chữ ký của BCĐ Chữ ký của GVHD Chữ ký của SVTT Lê Phước Dũng Nguyễn Thị Huyền Nhung Nguyễn Thị Lê . 28/03/2010 Ngày dạy: 30/03/2010 Tiết 95: Đọc văn: - TÔI YÊU EM (Tiếp theo) A.X.PU-SKIN - BÀI THƠ SỐ 28 R.TA-GO A. Mục tiêu bài học. * Với bài Tôi yêu em”- Puskin: - Hiểu được. trước các em đã được làm quen với thi sĩ thiên tài Puskin cùng tuyệt phẩm thơ tình Tôi yêu em”, đã hiểu được lời bộc bạch tình yêu của tôi với “em” cũng như hiểu được. ý vị? (GV bình: Cách ghen của chủ thể trữ tình là một cách ghen có văn hoá, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: yêu chân thành, đằm thắm”.