Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
243 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TỪ LOẠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHÓA Bà Rịa – Vũng Tàu , 2009 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TỪ LOẠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHOÁ Chuyên ngành: GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN CN. Vũ Hoàng Cúc Bà Rịa – Vũng Tàu , 2009 2 MỤC LỤC Trang A.Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.2. Cơ sở thực tiễn 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 B. Nội dung Chương 1 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 Chương 2 2.1. Vị trí nhiệm vụ của dạy học luyện từ và câu 9 2.2. Nội dung và chương trình sách giáo khoa 10 2.3. Các bài học và bài tập được đề cập trong tiểu luận 14 2.4. Qui trình dạy bài luyện từ và câu 21 2.5. Các phuơng pháp giảng dạy 22 2.6. Biện pháp thực hiện dạy luyện từ và câu 28 Chương 3 3.1. Kết quả 29 3.2. Bài học kinh nghiệm 30 C. Kết luận và kiến nghị 30 Tài liệu tham khảo 32 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hiện phát triển toàn cầu như hiện nay, việc phát triển con người toàn diện là việc thiết yếu. Là người Việt Nam sử dụng thuần thục ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là việc thiết thực. Môn tiếng việt ở các cấp học nói chung,ở tiểu học nói riêng,phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt .Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn kỹ năng ( nghe – nói – đọc – viết ). Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các môn học khác ở các lớp trên.Thông qua việc dạy và học, tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu, phần từ loại có nhiệm vụ không kém phần quạn trọng, nó góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng việt bằng con đường qui nạp, và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói – viết), bên cạnh đó còn cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu còn giúp học sinh bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sang, giàu đẹp của Tiếng Việt. Môn Luyện từ và câu góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách và nếp sống văn hoá của con người Việt Nam. Năm học 2009-2010, HS lớp 4C Trường tiểu học Trần Phú- Xã Suối Rao- BRVT có Sĩ số học sinh: 29/14. Trong đó: học sinh dân tộc (Châu Ro): 3/2Nữ Chất lượng được bàn giao từ năm trước như sau: Xếp loại giỏi: 3em Xếp loại khá: 10em Xếp loại Trung bình: 13em Học sinh lưu ban của năm học trước: 3em Trong thời gian thực dạy,qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi nhận thấy khoảng một nửa số học sinh chưa năm bắt rõ ràng cụ thể các loại từ, từ chỉ sự vật, khả năng nhận biết từ, dùng từ đặt câu, sử dụng ngôn ngữ, vốn từcòn nhiều hạn chế. Nên tôi mạnh dạn quyết định tìm hiểu nghiên cứu một số ván đề khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4 4 tại địa bàn nơi tôi đã và đang công tác. Nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt, phần từ loại. Từ những lý do trên, người viết chọn đề tài: Một số vấn đề khi dạy từ loại ở lớp 4 2. Mục đích nghiên cứu Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, từ loại, cấu tạo từ, câu, dấu câu…(thông qua các bài tập). Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng việt. Nhằm giúp cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trần Phú có một số kiến thức nhất định về từ, từ loại, câu, cách sử dụng dấu câu.Từ đó trang bị cho học sinh một vốn kiến thức cơ bản để học tốt phân môn Luyện Từ Và Câu phần từ loại nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung .Để học sinh có cơ sở nền tảng học tốt các môn học khác và lớp trên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đó là quá trình dạy học Luyện từ và câu phần từ loại gồm 3 yếu tố: Nội dung dạy học của môn Luyện từ và câu. Hoạt động dạy học của giáo viên thể hiện trong bài học. Hoạt động học tập của học sinh trong giờ học và kết qủa đạt được sau bài học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng từ ngữ, dùng từ đặt câu và sử dụng đấu câu trong giao tiếp hàng ngày trên nền tản từ câu đã được học tạo mối quan hệ chặt chẻ giữa từ và câu để có ý thức sử dụng tiếng việt văn hoá giao tiếp. Làm giàu vốn từ cho học sinh nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Bậc tiểu học môn Tiếng Việt học sinh được học mỗi tuần 8 tiết, trong đó môn Luyện từ và câu thực hiện mỗi tuần 2 tiết, học sinh được học cả năm là 35 tiết,trong 35 tuần . 5 Bài tiểu luận cuối khoá, chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại)cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? Nhận diện, phân biệt động từ,vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? Danh từ chung, danh từ riêng, cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? Giúp học sinh hiểu và nhận biết thế nào là tính từ? Các loại tính từ. 6. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giúp học sinh lớp 4C học tốt môn Luyện từ và câu, phần từ loại tôi đã vận dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp thu thập tài liệu và kết quả học tập của các em ở năm học trước về môn Luyện từ và câu thông qua giáo viên chủ nhiệm. Phương pháp phân tích: Qua các thông tin vừa nắm, tôi đã tự đề ra cho mình biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm giúp các em học tập có hiệu quả, tiến bộ hơn. Phương pháp điều tra : Theo dõi 29 học sinh trong lớp, có bao nhiêu học sinh ham thích học môn Luyện từ và câu, có bao nhiêu học sinh chưa ham thích học môn Luyện từ và câu, phần từ loại.Từ đó có biện pháp giúp đỡ, hổ trợ, động viên để số học sinh chưa ham thích học các loại từ phần từ loại trở thành học sinh ham thích học phân môn này môn học này.Bài tiểu luận cuối khoá ,chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại )cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động từ,vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ chung, danh từ riêng, cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? giúp học sinh hiểu và nhận biết thế nào là tính từ? các loại tính từ. 6 NỘI DUNG Chương 1 1.1. Cơ sở lí luận Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới được sát nhập hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu.Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp, đồng thời coi trọng yêu cầu thực hành của phân môn Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học.Trước hết Luyện từ và câu phần từ loại cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặt biệt là hệ thống từ ngữ, cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng bài học. Nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày.Chính vì vậy, học sinh được làm quen với từ và câu ngay từ lớp một và được học với tư cách là một phân môn độc lập của môn Tiếng Việt từ lớp hai, ba. Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu phần từ loại ở tiểu học là giúp học sinh: Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu, dấu câu… Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu… Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. 1. 2 Cơ sở thực tiễn Thuận lợi: Giáo viên: Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, trang bị khá đầy đủ sách và thiết bị dạy học cho giáo viên. Phân công chuyên môn đúng với năng lực của gíao viên. Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với học sinh. Giáo viên có tay nghề vững vàng, linh hoạt và nhạy bén trong giảng dạy, trực tiếp giảng dạy nhiều năm, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 7 Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặt trưng của phân môn, phù hợp với từng đối tượng của học sinh. Môn Luyện từ và câu lớp bốn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình từ ngữ - ngữ pháp của lớp 4 cũ. Giáo viên xác định nội dung trọng tâm của từng bài, xác định điểm nhấn theo yêu cầu nội dung của chuẩn kiền thức, cụ thể rõ rang, nhìn chung ngắn gọn, chủ yếu vào hướng dẫn học sinh thực hành bài tập.Số lượng bài tập đảm bảo yêu cầu cho giáo viên hướng dẫn học sinh trên lớp.Thông qua bài tập giáo viên giảng một số từ trọng tâm để học sinh nắm. Đa số giáo viên là người tại địa bàn, tác phong chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện với học sinh. Giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn. Học sinh: Học sinh đã được làm quen với môn học từ lóp hai, lớp ba, nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới dự hướng dẫn của giáo viên. Sự quan tâm của ban giám hiệu, một số phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Khó khăn: Giáo viên: Do đặc điểm của nhà trường nằm ở vùng sâu, vùng xa nên cơ sở vật chất, phòng học chưa được khang trang.Trang thiết bị cung cấp cho việc dạy và học còn rất nhiều hạn chế nên giáo viên chưa có điều kiện để học hỏi đặt biệt là về công nghệ thông tin. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động, hoạt động của thầy và trò thiếu nhịp nhàng. Học sinh: Phần lớn các em là con em lao động nghèo, mặt bằng dân trí thấp, nên việc đầu tư và quan tâm đến việc học của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Do đặc điểm của địa bàn vùng sâu, vùng xa, số lượng học sinh ít, nên lớp được dồn học sinh cho đủ theo biên chế lớp học nên bước đầu một số học được chuyển sang Các em còn nhiều bỡ ngỡ.Do đặc thù của vùng nông thôn dân cư thưa thớt nên việc sử 8 dụng từ ngữ giao tiếp có rất nhiều hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ đối với các em cũng ảnh hưởng theo, không phải một sớm một chiều có thể lĩnh hội được. 9 CHƯƠNG 2 2.1. Vị trí- nhiệm vụ dạy luyện từ và câu Vị trí Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học.Trước hết Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặt biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp, nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Phân môn Luyện từ và câu phần từ loại cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày Chính vì vậy,học sinh được làm quen với từ và câu từ lớp một và được học với tư cách là mộn phân môn độc lập của Tiếng Việt từ lớp hai đến lớp năm . Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp HS: Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu, dấu câu Bài tiểu luận cuối khoá ,chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại )cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động từ,vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ chung, danh từ riêng, cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? giúp học sinh hiểu và nhận biết thế nào là tính từ? các loại tính từ. Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. 2. 2 Nội dung chương trình và sách giáo khoa 2.2.1 Nội dung chương trình Nội dung chương trình của Luyện từ và câu lớp Bốn gồm 94 tiết. Học kỳ 1: gồm 62 tiết, gắn với 5 chủ điểm, đó là : Chủ điểm 1: thương người như thể thương thân “Nhân hậu – Đoàn kết “ Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ thực hiện ước mơ. Chủ điểm 4: Có chí thì nên - nghị lực – ý chí. Chủ điểm 5: Tiếng sáo điều - đồ chơi – trò chơi. 10 [...]... vốn từ: 12 Môn tiếng việt có 10 đơn vị đọc thì môn luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu: * Từ- cấu tạo tiếng Cấu tạo từ Từ đơn và từ phức Từ ghép và từ láy Từ loại Danh từ Danh từ là gì? Danh từ chung và danh từ riêng Cách viết hoa danh từ: Viết tên người, tên địa lí Việt Nam_cách viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài Động từ Động từ. .. đề cập trong tiểu luận 14 Trong phần lý do chọn đề tài, nội dung được nêu trong tiểu luận là tập trung vào mảng (Từ loại:Danh từ, Động từ, Tính từ) Đó là: Danh từ: Thế nào là danh từ? Danh từ chung và danh từ riêng Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài Động từ: Thế nào là động từ? Luyện tập về động từ (nhận biết, so sánh, sử dụng các loại động từ, ... Hình thức mở rộng vốn từ thông qua các bài tập Hệ thống bài tập luyện tập mở rộng vốn từ rất đa dạng: Bài tập tìm từ ngữ theo chủ điểm Bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ 11 Bài tập quản lý, phân loại vốn từ Bài tập luyện cách sử dụng từ Từ loại: Cung cấp kiến thức sơ giản về một số loại từ cơ bản của tiếng việt: danh từ, động từ, tính từ Câu: Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo,... Dòng 4: con sống, rặng dừa Dòng 8: ông cha) H: Sắp xếp các từ vừa tìm được theo nhóm Từ chỉ người: ông cha-cha ông Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng H: Những từ đó thuộc loại từ gì? (danh từ) H: Danh từ là gì? (danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)... khi xác định: Danh từ chung: vua, một, cành/ sồi/ vàng Danh từ riêng: Mi-đát Và học sinh hiểu (qua bài giảng) thế nào là động từ rồi giáo viên nêu vấn đề: H: Thế thì từ bẻ - biến thành có là động từ không? vì sao? HS sẻ vận dụng những hiểu biết đã học về động từ phân tích: bẻ: là động từ chỉ hoạt động biến thành: là động từ chỉ trạng của vật HS kết luận: bẻ, biến thành: là động từ * Tóm lại: Với phương... thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) Bài 2 trang53: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp: Từ chỉ người: ông cha,… Từ chỉ vật: sông,… Từ chỉ hiện tượng: mưa,… 15 Từ chỉ khái niệm: cuộc sống,… Từ chỉ đơn vị: cơn,… Bài 1 trang 53(phần luyện tập) Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây: Một điểm nổi bật trong đao đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là... vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác trực tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề Thông qua đó học sinh kiến tạo kiến thúc, rèn luyện kỹ năng Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn Nâng cao kỹ năng phân tích và 25 khái quát từ tình... sĩ hoặc của thiếu nhi (nhìn, nghĩ, thấy) Chỉ trạng thái của sự vật Dòng thác (đổ-đổ xuống) Lá cờ (bay) H: Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật thuộc loại từ gì?( động từ) H: Vậy động từ là gì?( động từ là nhũng từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật) Vd: Khi dạy ở tuần 11_Bài: Tính từ 24 Bài 1 trang 110: 1/ Đọc truyện sau: Cậu học sinh ở Ac-boa Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu... cậu bé Lu-ihay từ chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật là loại từ gi?(tính từ ) H: Vậy tính từ là gi?( tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…) * Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng tất cả các tiết học và phát huy tính chủ động, sang tạo của học sinh 2.5.2 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Phương pháp... vốn từ không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết của bản thân:“Dạy một nhưng phải biết mười.” Giáo viên cần sử dụng đúng, chuẩn xác vốn từ ngữ, cách sử dụng từ, ngữ … phù hợp trong giảng dạy, sinh hoạt và giao tiếp * Về nội dung chương trình: Khi dạy về “tính từ phần ghi nhớ ở sách giáo khoa chưa cụ thể và rõ ràng vì đối với hoc sinh tiểu học hay nhầm lẫn với động từ, tính từ Cụ thể như sau: 31 “Tính từ . (từ loại )cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động từ, vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ chung, danh từ. (từ loại )cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động từ, vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ chung, danh từ. đề cập trong tiểu luận 14 Trong phần lý do chọn đề tài, nội dung được nêu trong tiểu luận là tập trung vào mảng (Từ loại:Danh từ, Động từ, Tính từ) Đó là: Danh từ: Thế nào là danh từ? Danh từ