Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
248 KB
Nội dung
CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Hệ rễ phân hoá thành các rễ chính, rễ bên. Trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt là tăng nhanh số lượng lông hút. Nhằm hướng đến nguồn nước ở trong đất, tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hút được nhiều nước và các ion khoáng. Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin hoá). Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế - Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, môi trường ưu trương (thế nước thấp). Thụ động: đi từ đất (nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nồng độ ion thấp). - Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Ví dụ: ion kali. Điều kiện Có sự chênh lệch thế nước giữa đất và tế bào lông hút: + Quá trình thoát hơi nước ở lá. + Nồng độ các chất tan trong rễ cao. Chênh lệch nồng độ các chất tan. - Tiêu tốn năng lượng (ATP). Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ… Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào. Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của tế bào. Điều chỉnh dòng vân chuyển các chất vào tế bào. Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu). Độ pH. Lượng ôxi của môi trường (đô thoáng khí). Đối với cây trên cạn, khi ngập úng rễ cây thiếu ôxi → tiến trình hô hấp bình thường của rễ bị phá hoại, tích luỹ các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới → cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và cây bị chết. Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất. Ngược lại nước có thể từ trong cây đi ra ngoài môi trường do sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai môi trường bên ngoài cao hơn bên trong, cân bằng nước bị phá vỡ và cây chết. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Dòng mạch gỗ (dòng đi lên, ngược chiều với trọng lực) vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác của cây. Dòng mạch rây (dòng đi xuống, cùng chiều với trọng lực) vận chuyển những chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ. Mạch gỗ (xilem): gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo thành những ống dài từ rễ lên lá. Cả quản bào và mạch ống đều có các lỗ bên. Là các tế bào chết, không có màng, không có các bào quan tạo thành ống rỗng dẫn đến lực cản thấp, thành tế bào mạch gỗ được linhin hoá bền chắc chịu được áp suất nước, thành thức cấp không có, thành sơ cấp mỏng, các lỗ tạo thành dòng vận chuyển ngang. Tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ như: axit amin, amit, vitamin, hoocmôn) được tổng hợp ở rễ. Nhờ có sự phối hợp của 3 lực : Lực đẩy (áp suất rễ). Lực hút do thoát hơi nước ở lá. Lực liên kế giữa các phân tử nước với nhau và thành tế bào mạch gỗ. Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối không khí quá cao, bảo hoà hơi nước → không thể hình thành hơi để thoát ra không khí → ướt giọt nước trên lá. Mạch rây: gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Điểm khác biệt giữa ống rây là không có nhân còn tế bào kèm là có nhân (tế bào kèm là nơi cung cấp năng lượng cho việc vận chuyển một số chất theo cơ chế chủ động). Các sản phẩm đồng hoá ở là chủ yếu: saccarôzơ, axit amin, …một số ion khoáng được sử dụng lại như kali. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ). Mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, giúp vận chuyển các chất đi lên (ngược hướng với trọng lực) một cách dễ dàng hơn. Mạch rây là các tế bào sống không có dạng ống, tránh hiện tượng các chất được tổng hợp ở phần trên của cây (lá, thân,…) theo hướng trọng lực xuống rễ rồi ra ngoài đất khi không cần thiết. Do vậy mà không gây ra lãng phí các chất. THOÁT HƠI NƯỚC Lượng hơi nước thoát ra quá nhiều so với lượng nước cây giữ lại. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất khác từ rễ lên mọi cơ quan của cây trên mặt đất; Tạo môi trường liên kết các bộ phân của cây; Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Vai trò thứ 2 là quan trọng nhất. Vì : khí CO 2 vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp → năng lượng sống cho cây. “Hiểm hoạ” trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng mất đi. Đó là một điều kiện không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. “Tất yếu” vì có thoát hơn nước mới lấy được nước. Sự thoát hơn nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng. Lớp cutin, lớp biểu bì, mô giậu (chứa lục lạp). Mặt trên và dưới của lá có nhiều tế bào khí khổng. Số lượng tế bào khí khổng trên lá có liên quan đến sự thoát hơi nước. Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá cây còn được thực hiện qua lớp cutin. Sự thoát hơi nước qua khí khổng: độ mở của khí khổng nó phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu). Khi tế bào khí khổng no nước → khí khổng mở. Khi tế bào khí khổng mất nước → khí khổng đóng. Sự thoát hơi nước qua lớp cutin: hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. Lá non có thành cutin mỏng nên thoát hơi nước qua lớp cutin nhiều hơn lá trưởng thành. Còn là già do lớp cutin bị nứt nẻ nên lượng thoát hơi nước nhanh nhất. Cây trong vườn nhiều hơn vì thành cutin mỏng hơn. Không, vì: tế bào hát đậu không bị mất nước hoàn toàn. Nước: thông qua việc đóng mở khí khổng. Ánh sáng: cường độ khí khổng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng. Cường độ ánh sáng càng tăng thì độ mở khí khổng càng tăng và ngược lại. Nhiệt độ, gió, các ion khoáng, độ ẩm đất, không khí … 11. Cân bằng nước: khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. Tưới tiêu hợp lí: dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống, loài, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu nước của cây theo các chỉ tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước, sức hút nước của rễ cây. Tạo môi trường xanh sạch đẹp, thoáng mát,… QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Là quá trình năng lượng mặt trời đước diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohđrat và ôxi từ CO 2 và H 2 O. Công thức tổng quát: 6CO 2 + 12H 2 O ASMT C 6 H 12 O 6 + 6O 2 + 6H 2 O Diệp lục Quang hợp có 3 vai trò chính: Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên hành tinh và là nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh. Quang năng chuyển hoá thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh giới. Quang hợp điều hoà không khí: giải phóng O 2 và hấp thụ CO 2 . Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu ngoài ra còn có vỏ thân, đài hoa và quả xanh Đặc điểm hình thái, giải phẫu bên ngoài: Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO 2 khuếch tán vào bên lá vào lục lạp. Phiến lá mỏng thuận lợi cho lá khuếch tán ra vào dễ dàng. Đặc điểm hình thái, giải phẫu bên trong: Hệ gân lá có mạch dẫn xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy mà nước và các ion khoáng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp. Vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. Các tế bào chứa lục lạp phân bố nhiều trong mô giậu và mô xốp của phiến lá. Các tế bào mô giậu xếp xít nhau, nằm ngay dưới lớp tế bào biểu bì trên của lá. Giúp cá phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt lá. Các mô khuyết phân bố gần mặt dưới của lá, các tế bào mô khuyết phân bố cách nhau tạo nên các khoảng rỗng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí trong quang hợp. Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tông hợp ATP trong quang hợp. Chất nền (Strôma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. Vì có các hệ sắc tố quang hợp. (màu lục: Chlorophin). Có 2 loại: DL a , DL b . Diệp lục a : Có chức năng chuyển hoá NLAS thành NLHH trong ATP, NADPH. Diệp lục b : Có chức năng truyền NLAS. Carôtênôit (sắc tố đỏ, dacam, vàng). Có 2 loại: carôtên và xantôphin. Carôtên và xantôphyl: có chức năng truyền NLAS tới DL a NLAS→ Carôtênôit → DL b → DL a → DL a (ở vị trí trung tâm)→ATP, NADPH. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C 3 , C 4 , CAM Gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Pha sáng: Xảy ra ở màng tilacôit. Năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ chuyển hoá thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH, O 2 Tại xoang tilacôit xảy ra quá trình phân li nước. Công thức tổng quát: 2H 2 O A/S 4H + + 4e - +O 2. DL Ôxi được tạo ra từ nước và ở pha sáng. H + + NADP + → NADPH e - + DL + → DL (bù đắp lại elêctron của DL bị mất). Xảy ra chất nền lục lạp ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng để khử CO 2 thành chất hữu cơ đầu tiên là glucôzơ. Chu trình C 3 có 3 giai đoạn: Pha cố định CO 2 : Chất nhận CO 2 là Ribulozơ 1.5 điP (PEP). Pha khử: APG ATP, NADPH ALPG. (đối với thực vật C 3 ) Sau đó, 1 phân tử ALPG tách ra khỏi chu trình kết hợp với 1 TriôzôP khác tạo ra cacbohiđrat → saccarôzơ, axit amin, prôtêin, lipit. Pha tái sinh chất nhận: ALPG Ribulozơ 5 P ATP Ribulozơ 1.5 điP. (đối với thực vật C 3 ) Đặc điểm Thực vật C 3 Thực vật C 4 Thực Vật CAM Giống nhau Đều có chu trình Canvin tạo ra ALPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohiđrit, axit amin, prôtêin, lipit,… Khác nhau Chất nhận là ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat. Chất nhận là PEP (axit phôtphoenol piruvic) Sản phẩm đầu tiên là hợp chất 3 cacbon: APG. Sản phẩm đầu tiên là hợp chất 4 cacbon: AOA và axit malic/aspactic. Chỉ một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào mô giậu. Giai đoạn I chu trình Canvin xảy ra trong tế bào mô giậu. Giai đoạn II chu trình Canvin xảy ra trong tế bào bó mạch. Cả giai đoạn cố định CO 2 lần đầu và chu trình Canvin đều xảy ra trong cùn một tế bào tuy nhiên vào thời gian khác nhau (cố định CO 2 lần 1 vào ban đêm, Tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin vào ban ngày.) Gồm rất nhiều loài phân bố khắp nơi trên Trái Đất. Điều kiện sống: khí hậu ôn hoà, cường độ CO 2 , O 2 bình thường. Thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: ngô, mía, cao lương. Thực vật sống vùng sa mạc, là thực vật mọng nước. Điều kiện sống: khí hậu khô hạn kéo dài. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Là quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào sống. Các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO 2 , H 2 O, NL (ATP). Nước vôi trong bình vẫn đục là do hạt đang nảy mầm thải ra khí CO 2 → có quá trình hô hấp xảy ra. Phải, giọt nước màu di chuyển sang bên trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm. Vì: ôxi đã được hạt nảy mầm hút và sử dụng. Chứng tỏ, hoạt động hô hấp có hiện tượng toả nhiệt → năng lương. Để nhận biết khí CO 2 có đi qua hay không. C 6 H 12 O 6 + 6O 2 → 6CO 2 + 6H 2 O + Năng lượng (t o C + ATP) Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật. Năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây. Hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp cho các chất hữu cơ khác trong cơ thể. Hai con đường: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. Phân giải kị khí: không có sự tham giai của O 2 , xảy ra ở tế bào chất, gồm 2 giai đoạn: đường phân, lên men. Đường phân: là quá trình phân giải đường. Glucôzơ → 2Axít Pyruvic + 2ATP + 2NADPH + H 2 O Lên men: Axít Pyruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (len men) → Rượu êtilic + CO 2 hoặc axít lactic. Phân giải hiếu khí : Đường phân: (như trên). Chu trình Crep: xảy ra trong chất nền của ti thể. Khi có O 2 , Axít Pyruvic đi từ TBC vào ti thể, chuyển hoá theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn → 6CO 2 . Chuỗi chuyền điện tử: hiđrô tách ra từ Axít Pyruvic kết hợp với O 2 → H 2 O, tích luỹ được 36 ATP. Chưa sử dụng được mà cần được biến đổi tiếp thông qua chuỗi chuyền điện tử. Khái niệm : là quá trình hấp thụ khí O 2 và giải phóng CO 2 ở ngoài sáng. Cacboxilaza → Ôxigenaza ôxi hoá Ri – 1.5 điP → CO 2 xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: bắt đầu từ lục lạp → peroxixom → ti thể thải CO 2 . Điều kiện : khi cường độ ánh sáng cao, trong lục lạp thực vật C 3 cạn kiệt CO 2 , O 2 nhiều (O 2 /CO 2 = 10 lần). Hậu quả : gây lãnh phí sản phẩm quang hợp. Sản phẩm của quang hợp là: C 6 H 12 O 6 , O 2 là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại. Câu 17: 1.a.Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri. - Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri. - Cho nước cất vào các đĩa petri. - Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim. - Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ. b. Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao? c.Trong cốc A có nước không? Tại sao? Giải : 1.a. Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì: - Tế bào sống có tính chọn lọc. - Thế nước trong đĩa pêtri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch dường trong cốc B tăng lên. b. Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì: - Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống. c. Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường. Câu 18. a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu? b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao? Giải : a. - Cơ chất: tinh bột, đường glucô - Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn. - Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO 2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng - Phương trình (C 6 H 10 O 5 ) n + H 2 O n C 6 H 12 O 6 - C 6 H 12 O 6 C 2 H 5 OH + CO 2 + Q. b. Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu. - pH : 4 - 4,5. - Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu. Câu 24: A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh… Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? Nấm mốc Nấm men rượu c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Trả lời: A.a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG). b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm. B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau. b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp. - Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. c. Tảo lục Tảo lam Tảo nâu Tảo vàng ánh Tảo đỏ. Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. Câu 20. 1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm không thể tìm thấy ở các loài thực vật sống trong điều kiện môi trường khô hạn là : A. lớp sáp dầy bao phủ bề mặt lá B. thân mập chứa nước C. quang hợp C 4. D. quang hợp C 3 E. khí khổng nằm sâu trong những hốc ở bề mặt dưới của lá 2. Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng chúng thường không diễn ra vào ban đêm vì : (Chọn và giải thích câu đúng). A. vào ban đêm nhiệt độ thường quá lạnh, không phù hợp với các phản ứng này B. nồng độ CO 2 giảm vào ban đêm. C. các cây thường mở lỗ khí vào ban đêm D. vào ban đêm, các cây không thể tạo ra đủ nước cho chu trình Calvin. E. một lý do khác Giải : 1. Chọn câu đúng : Câu D (Quang hợp C 3 ). 2. Chọn và giải thích câu đúng : * Chọn : Câu E (một lý do khác). * Giải thích : Chu trình Calvin sử dụng các sản phẩm NADPH và ATP được tạo ra từ phản ứng sáng. Câu 21 : 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích. 2. Có các chất sau : ADP, ATP, Phốt phát vô cơ, NADP, NADPH 2 , O 2 , H 2 O. Hãy cho biết - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa vòng. - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa không vòng. 3. Hai chất Êtilen và AAB, chất nào có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả? Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa những chất nào trong ba chất trên? Giải: 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì : - Làm giảm khả năng hú t nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. - Một số ion khoáng của dung dịch m ôi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. 2. Photphorin hóa vòng Photphorin hóa không vòng Chất tham gia ADP, P vô cơ ADP, P vô cơ, NADP, H 2 O Sản phẩm ATP ATP, NADPH 2 , O 2 3. - Êtilen và AAB có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả. - Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin/(êtilen + AAB) . CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT HƯỚNG ĐỘNG Cảm ứng là gì ? Ví dụ ? Quan sát hình 23.1. Qua đó, em có nhận xét gì về nguồn, hướng kích thích đối với hình thái của cây Hướng động là gì ? Cơ chế nào làm cho cây hướng theo nguồn kích thích như vậy ? Nguyên nhân nào làm cho cây sinh trưởng không đồng đều như vây ? Dựa vào cơ chế hướng động mà người ta chia ra mấy loại hướng động ? Đặc điểm của từng loại ? Căn cứ vào tác nhân kích thích người ta chia ra mấy loại hướng động ? Trình bày khái niệm, tác nhân và cơ chế của từng loại hướng động đó (phiếu học tập) ? Vì sao thân và rễ cây trên hình 23.3a và 23.3c sinh trưởng theo hướng nằm ngang ? Vai trò của hướng sáng dương của thân, cành cây ? Cho ví dụ minh hoạ ? Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ? Nêu những cây có hướng tiếp xúc. Vai trò của hướng động ? Hướng dẫn trả lời: Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. Hình a cây mọc hướng về phái ánh sáng. Hình b cây mọc vống lên, có màu vàng úa. Hình c cây mọc thẳng, khoẻ mạnh, có màu xanh lục. → Qua đó, ta thấy mỗi cây sinh trưởng, phát triển theo một hướng kích thích xác định.→ gọi là hướng động. Là phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định. Là sự sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rễ, cành,…) đối với kích thích từ 1 hướng của tác nhân ngoại cảnh. Do hoocmon kích thích sinh trưởng Auxin. Gồm 2 loại: hướng động dương và hướng động âm. Hướng động dương: hướng tới nguồn kích thích. Do tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng nhanh hơn các kích thích ở phía kích thích. Hướng động âm: hướng ra xa nguồn kích thích. Do tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng chậm hơn các tế bào ở phía kích thích. Gồm: Hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc Phiếu học tập: Các kiểu Các kiểu Khái niệm Khái niệm Tác Tác nhân nhân Cơ chế Cơ chế Hướng Hướng sáng sáng - Phản ứng sinh trưởng của thực - Phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng về phía có ánh sáng vật hướng về phía có ánh sáng Ánh Ánh sáng sáng - Do tác dụng của Auxin, gây nên hiện - Do tác dụng của Auxin, gây nên hiện tượng sinh trưởng không đồng điều của tượng sinh trưởng không đồng điều của hai phía bị tác động hai phía bị tác động Hướng Hướng trọng trọng lực lực - Phản ứng của cây đối với trọng - Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực. lực gọi là hướng trọng lực. Trọng Trọng lực lực - Do tác động của trọng lực. - Do tác động của trọng lực. Do sự tập trung của Giberilin. Do sự tập trung của Giberilin. - Do tính phân cực của chồi mầm và rễ. - Do tính phân cực của chồi mầm và rễ. Hướng Hướng hóa hóa (nước) (nước) - Phản ứng sinh trưởng của cây - Phản ứng sinh trưởng của cây đối với các chất hóa học gọi đối với các chất hóa học gọi (nước) là hướng hóa (nước). (nước) là hướng hóa (nước). Các Các chất chất hóa học hóa học (nước) (nước) Rễ cây hướng đến nguồn nước, muối Rễ cây hướng đến nguồn nước, muối khoáng… khoáng… - Rễ cây tránh xa các hóa chất gây hại cho - Rễ cây tránh xa các hóa chất gây hại cho tế bào. tế bào. Hướng Hướng tiếp xúc tiếp xúc - Phản ứng sinh trưởng của cây - Phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc gọi là hướng đối với sự tiếp xúc gọi là hướng tiếp xúc. tiếp xúc. Hướng Hướng tiếp tiếp xúc xúc - Do tác dụng của ánh sáng. - Do tác dụng của ánh sáng. - Do tác dụng của sự tiếp xúc và Auxin mà - Do tác dụng của sự tiếp xúc và Auxin mà phía không tiếp xúc sinh trưởng nhanh phía không tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn. hơn. Do người ta đã loại bỏ được sự tác động của trọng lực nên cây vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Tìm nguồn sáng để quang hợp… Đảm bảo cho rễ mọc vào đất, để giữ cây, để hút nước, khoáng chất,… Mướp, bầu bí, dưa leo, nho, cây củ từ, đậu cô ve, dây tơ hồng, Giúp cây tồn tại, sinh trưởng, phát triển bình thường. ỨNG ĐỘNG Ứng động là gì ? Cho ví dụ ? Cơ chế của nó xảy như thế nào ? Dựa và tác nhân kích thích người ta chia ra mấy loại ứng động ? Ứng động sinh trưởng là gì ? Gồm các dạng nào ? Lấy ví dụ về loại ứng động sinh trưởng ? Ứng động không sinh trưởng là gì ? Gồm có các dạng nào ? Ví dụ ? Mô tả cây bắt mồi và tiêu huỷ con mồi của cây ăn sâu bọ ? Khi trời mưa, các gai, lông, nắp của cây ăn sâu bọ có khép lại không ? Vì sao ? Vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật ? Ví dụ ? So sánh điểm giống và khác nhau giữa ứng động và hướng động ? Hướng dẫn trả lời: Là phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích không định hướng. Hiện tượng ở hoa của hoá 10 giờ; Hiện tượng mở, cụp lá của cây trinh nữ. Là sự sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (hình dẹp, kiểu khớp phình nhiều cấp) trước tác nhân kích thích không định hướng. Quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc,… Là tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía (mặt trên và mặt dưới) của các cơ quan (lá, cánh hoa, ). Quang ứng động: tác nhân là cường độ ánh sáng: Ứng động nở hoa. Ứng động của lá. Nhiệt ứng động: tác nhân là nhiệt độ. Ứng động nở hoa. Me, phượng sáng xoè chiều cụp. Không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trong cây, mà liên quan đến sự tiếp xúc, sức trương nước, các phản ứng chuyển hoá hoá học,… Ứng động tiếp xúc: tác nhân là do sự thay đổi sức trương nước trong một số tế bào chuyển hoá. Ứng động sức trương nhanh. Ứng động sức trương chậm. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động vận động bắt mồi ở thực vật. Cây hoa trinh nữ; Sự vận động của khí khổng; Cây gọng vó. Con mồi chạm vào, sức trương giảm → các gai, lông, tua cụp lại, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên tiết ra enzym phân giải prôtêin mồi. Sau một thời gian sức trương được phục hồi → các gai, lông, nắp trở lại bình thường. Không. Vì: nước mưa không chứa hoá chất → không gây ra phản ứng ứng động. Thích nghi giúp thực vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển bình thường. Cây trinh nữ cụp lá lại tránh tác động cơ học → rụng lá. Giống nhau: đều liên quan đến tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại 2 phía đối diện của cơ quan. Khác nhau: Đặc điểm Ứng động Hướng động Kích thích Mọi hướng Một hướng Cấu tạo của cơ quan thực hiện Hình dẹp (lá,…) Hình tròn (thân,…) Hình thực vận động Nở hoa Hướng sáng Loại cảm ứng Ứng động Hướng động Câu 26: a. Ứng động khác hướng động ở những điểm nào? b. Hãy giải thích hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có kích thích? Nêu vai trò của hướng động và ứng động đối với đời sống thực vật? c. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm (diệp tiêu) - Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sang một chiều. - Cây mầm 3 : che tối phần bao lá mầm, chiếu sang một chiều. Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích. Đáp án: a. Phân biệt ứng động và hướng động Ứng động Hướng động - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. - Phản ứng nhanh - Hoạt động theo nhịp đồng hồ sinh học (ngoại trừ ứng động tiếp xúc) - Ví dụ: Sự nở hoa của hoa mười giờ - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. - Phản ứng chậm - Hoạt động không theo nhip đồng hồ sinh học -Ví dụ: Ngọn cây luôn hướng về phía có ánh sáng b. Khi có kích thích sức trương nước của nữa dưới của chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận làm cho lá trinh nữ bị cụp lại. - Vai trò của ứng động và hướng động đối với thục vật: - Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. c. - Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động. - Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giản dài tế bào. Auxin bị quang ôxy hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sang. - Cây 2 và 3 : Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng. VẬN DỤNG Câu 1: Lấy bông tẩm auxin rồi sau đó áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (theo hình vẽ sau) 1.1. Sau 5 ngày, kết quả thu được theo mô hình nào sau đây là đúng? A. B. C. D. 1.2. Nêu cơ chế tác động của auxin gây nên tính hướng sáng của cây? Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không được xếp cùng nhóm với các hiện tượng còn lại? A. Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại B. Rễ cây luôn mọc quay xuống đất C. Ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng Bông tẩm auxin D. Khi có va chạm lá cây trinh nữ cụp lại 2.1. Chọn và giải thích câu đúng. 2.2. Dùng khái niệm nào để diễn đạt chung cho các hiện tượng trên? Trình bày khái niệm này. ĐẤP ÁN Câu 1: 1.1. (0,25) Chọn câu B 1.2. Cơ chế tác động của auxin (0,75): - Auxin chủ động di chuyển về phía ít ánh sáng làm cho phần thân ở phía ít ánh sáng có nồng độ auxin cao. - Khi nồng độ auxin cao gây kích thích sự kéo dài của tế bào làm cho phần thân phía ít ánh sáng kéo dài nhanh hơn phần thân phía có nhiều ánh sáng. - Kết quả làm cho thân uốn cong về phía có ánh sáng Câu 2: 2.1. (0,5) - Chọn câu D - Giải thích: Các hiện tượng nêu ở A, B, C thuộc dạng hướng động của cây, còn lá cây trinh nữ cụp lại khi có va chạm là dạng ứng động 2.2. (0,5) - Các hiện tượng trên được gọi chung là cảm ứng ở thực vật - Cảm ứng là hiện tượng phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường Câu 3: Vận dụng hiện tượng ức chế chồi bên của Auxin Ngắt ngon của một số cây trồng, mất hiện tượng ức chế chồi bên. Khi đó chồi bên phát triển mạnh cho nhiều ngọn. VD: Cây bí đỏ, su su, đỗ đen…. - Ứng dụng nuôi cấy mô: sử dụng axin và xitokinin với nồng độ phù hợp kích thích hình thành rễ và chồi - Ứng dụng trong việc tạo giá thể cho thực vật bám vào để leo [...]...SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: Sinh trưởng ở thực vật diễn ra như thế nào ? Đặc điểm của các mô quy định sự sinh trưởng của thực vật ? Các cấp độ sinh trưởng của thực vật ? Những vòng tròn đồng tâm của cây thân gỗ thể hiện điều gì ? Có những yếu tố nào ảnh... CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở THỰC VẬT SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: Sinh sản là gì ? Có những hình thức sinh sản nào ? Cho ví dụ ? Sinh sản vô tính là gì ? Cho ví dụ ? Ở thực vật có những hình thức sinh sản nào ? Điểm khác nhau về các hình thức sinh sản đó ? Các phương pháp nhân giống vô tính ? Cách tiến hành của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Cơ... thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây Yếu tố bên ngoài: điều kiện tự nhiên và biến pháp canh tác: Nhiệt độ; Nước; Ánh sáng; Phát sinh hình thái; Ôxi; Phân bón HOOCMÔN THỰC VẬT Hoocmôn kích thích Nội dung cần chú ý: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.Do hoocmôn được tạo ra từ Prôtêin, mà Prôtêin là chất hữu cơ Hoocmôn thực. .. đời sống thực vật và con người: Vai trò của SSVT đối với đời sống thực vật: giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài Vai trò của SSVT đối với đời sống con người: giâm, chiết, ghép, lai tạo giống cây trồng mới, có giá trị, có năng suất trong nông nghiệp SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT Sinh sản hữu tính là gì ? Nét đặc trưng của sinh sản hữu tính ở thức vật ? Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật ? Cấu... đó ? Các phương pháp nhân giống vô tính ? Cách tiến hành của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Cơ sở khoa học của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Ý nghĩa của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Sinh sản vô tính có vai trò gì đối với đời sống thực vật và con người ? Hướng dẫn trả lời: Là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài Có 2 hình thức: Sinh sản hữu... buộc: Những thực vật loại này thường cảm ứng rất rõ rệt với nhiệt độ thấp Chúng chỉ ra hoa khi có một giai đoạn phát triển nhất định trong điều kiện nhiệt độ thấp thích hợp (nhiệt độ xuân hoá) Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xuân hoá thì chúng không ra hoa Nhóm này gồm các thực vật như củ cải đường, rau cần tây, bắp cải, su hào + Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp là không bắt buộc: Với các thực vật này, nếu... SINH LÝ SINH SẢN Ở THỰC VẬT CÓ HOA Sinh sản là quá trình sinh lý tái sản xuất ra cơ thể mới Các hình thức sinh sản ỏ thực vật có hoa: + Sinh sản sinh dưỡng; + Sinh sản hữu tính: có cơ quan đặc biệt là hoa 1 Sinh lý quá trình ra hoa: Hình thành hoa là dấu hiệu chuyển giai đoạn sinh trưởng - phát triển từ sinh trưởng phát triển sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh thực Theo qian điểm... sống, hình tròn Có nhiều trong vỏ hạt (dẻ,trám,mận đào…) – làm cho hạt vững chắc Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Mô dẫn ? Có ở thực vật bậc cao (trừ rêu), gồm 2 loại mạch là xilem (mạch gỗ) và floem (mạch libe) * Mạch Gỗ (xilem): Có ở thực vật bậc cao, các tế bào xilem tạo nên các tế bào dài gọi là quản bào, về sau là những ống dẫn cellulose dài dẫn nước (có thể dài 3m) Chức năng của... thế nào ? Có những hình thức thụ phấn nào ? Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ vào yếu tố gì? Thụ tinh, thụ tinh kép diễn ra như thế nào? Thụ tinh kép có ý nghĩa sinh học gì ? Hạt được hình thành như thế nào ? Có mấy loại hạt ? Đó là những loại hạt nào ? Quả được hình thành từ đâu ? Chức năng của quả là gì ? Quả chín có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thực vật và đời sống của cong người ? Hướng dẫn... điểm cấu tạo và chức năng của Rễ cây ? Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân cây 1 lá mầm? Là một lớp của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) có một lá mầm trong hạt.Phần lớn là cây dạng cỏ và không có sinh trưởng thứ cấp, được xem là tiến hóa hơn thực vật 2 lá mầm 1.Cấu Tạo : - Cây 1 lá mầm chỉ có cấu tạo sơ cấp (trừ cây Huyết dụ) đến hết đời - Không phân biệt phần vỏ và phần trung . chất nhận: ALPG Ribulozơ 5 P ATP Ribulozơ 1.5 điP. (đối với thực vật C 3 ) Đặc điểm Thực vật C 3 Thực vật C 4 Thực Vật CAM Giống nhau Đều có chu trình Canvin tạo ra ALPG rồi từ đó hình thành nên. tạo giá thể cho thực vật bám vào để leo SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: Sinh trưởng ở thực vật diễn ra như. bình thường. Thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: ngô, mía, cao lương. Thực vật sống vùng sa mạc, là thực vật mọng nước. Điều kiện sống: khí hậu khô hạn kéo dài. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Là quá trình