đề cương- dung

11 257 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề cương- dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

de cuong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------ BÙI THỊ DUNG THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC CÓ SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ HỌC” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý Mã số : 60.14.10 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2012 1 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .4 3. Giả thuyết khoa học của đề tài .4 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .5 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .5 II. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .6 III. DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 6 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 8 V. TÀI KIỆU THAM KHẢO 9 2 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, ở các trường phổ thông bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc trang bị những phương tiện và trang thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại là rất cần thiết. Đó là yêu cầu có tính chất khách quan và cấp thiết của tất cả các môn học nói chung, trong đó có môn Vật lí, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào dạy học đang trở thành xu thế tất yếu. Tin học thực sự trở thành một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học. Tin học có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều lý thuyết mới. Do vậy, việc dạy học muốn đạt được chất lượng cao cần phải thích ứng được với những điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu tin học. Đặc biệt đối với những nước chậm phát triển đây là con đường ngắn nhất để loại bỏ sự cách biệt về giáo dục với những nước phát triển. Thiết kế bài giảng có sử dụng powerpoint là một trong những ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong dạy học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí, vì: - Cung cấp nhiều hình ảnh và thông tin từ các nguồn khác nhau cho GV, giúp GV dễ dàng lựa chọn để có một phương án dạy học phù hợp với lớp mình giảng dạy. - Các hoạt ảnh giúp mô phỏng và giải thích các khái niệm Vật lí, các quá trình Vật lí có hiệu quả hơn giải thích bằng lời và sử dụng hình ảnh tĩnh, giúp khảo sát tỉ mỉ hơn các mô phỏng mà bình thường không thể làm được. - Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối thoại trực tiếp. - Powerpoint là phần mềm có nhiều ưu điểm, nhờ các chức năng của phần mềm này ta có thể tạo ra các slide có chứa các thông tin dưới dạng 3 văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đoạn video cũng như những hiệu ứng xuất hiện khác nhau của những thông tin này. Nhờ phần mềm powerpoint ta có thể trình bày các bài giảng với lượng thông tin phong phú, hấp dẫn, chất lượng cao. Nhờ đó ta có thể thực hiện các ý tưởng sâu sắc về mặt nội dung cũng như phương pháp khi dạy học. Chương “ Sóng cơ học ” có nhiều ứng dụng trong khoa học, kĩ thuật và thực tế đời sống: - Liên quan đến sự truyền sóng, hiện tượng giao thoa sóng, sóng dừng, hiệu ứng Đốp-ple, hộp cộng hưởng…. - Sóng cơ được nghiên cứu và ứng dụng trong việc xác định tốc độ xe của cảnh sát, ứng dụng trong thăm dò để xác định vị trí của một vật (khảo cổ học), dò khuyết tật, thẩm mỹ…… Trước đây, đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu dạy học nội dung kiến thức chương “ Sóng cơ học”. Các luận văn đó đã góp phần giải quyết một số khó khăn khi dạy học, tuy nhiên theo tôi được biết chưa có đề tài nào đề cập đến việc thiết kế phương án dạy học có sử dụng powerpoint nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh. Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí ử trường THPT tôi chọn đề tài: Thiết kế phương án dạy học có sử dụng powerpoint ở một số bài học chương “ Sóng cơ học ” Vật lí 12 - nâng cao nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thiết kế được phương án dạy học một số bài học chương “ Sóng cơ học ” Vật lí 12 - nâng cao có sử dụng powerpoint nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu vận dụng hệ thống quan điểm lí luận dạy học hiện đại về việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí và tính năng 4 của powerpoint thì sẽ thiết kế được phương án dạy học Vật lí phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Hoạt động dạy học có sử dụng powerpoint nhằm phắt huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu các cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài là cơ sở định hướng cho quá trình thiết kế hoạt động dạy học. - Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông, đặc biệt chú ý nghiên cứu sâu chương “ Sóng cơ học ” thuộc chương trình Vật lí 12 – nâng cao THPT nhằm xác định được nội dung kiến thức cơ bản và các kĩ năng học sinh cần đạt được. - Nghiên cứu tính năng, cách sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học. - Tìm hiểu việc dạy và học nhằm sơ bộ đánh giá thực tế dạy học một số bài học chương “ Sóng cơ học” Vật lí 12 – nâng cao - Thiết kế phương án dạy học có sử dụng powerpoint ở một số bài học chương “ Sóng cơ học” Vật lí 12 – nâng cao - Thực nghiệm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài, bổ xung, sửa đổi và hoàn thiện phương án dạy học này; sơ bộ đánh giá hiệu quả của đề tài với dối với việc phát triển hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp mô hình hóa. - Phương pháp điều tra thực trạng dạy học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 5 II. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Phân tích nội dung kiến thức , thiết lập được sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình dạy học kiến thức chương “ Sóng cơ học” Vật lí 12- nâng cao phù hợp với trình độ học sinh, soạn thảo được tiến trình dạy học một số bài phần “ Sóng cơ học ” Vật lí 12 – nâng cao theo hướng phát huy hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh. - Xây dựng quy trình thiết kế phương án dạy học có sử dụng phần mềm powerpoint. - Các phương án dạy học đã thiết kế có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy học Vật lí THPT. III. DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Dự kiến cấu trúc của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Quan niệm hiện đại về quá trình dạy học 1.1.1. Nhiệm vụ của quá trình dạy học 1.1.2. Bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học 1.1.3. Sự tương tác trong hệ dạy học 1.2. Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 1.2.1. Tính tích cực của học sinh trong hoc tập 1.2.2. Phát triển tư duy học sinh 1.2.3. Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 1.3. Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học Vật lí 1.3.1. Tìm hiểu về phần mềm powerpoint 1.3.2. Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy hoc Vật lí 6 1.4. Thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 1.4.1. Lập sơ đồ cấu trúc nội dung, tiến trình xây dựng từng đơn vị kiến thức 1.4.2. Diễn đạt mục tiêu dạy học kiến thức cụ thể 1.4.3. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học từng bài có sử dụng phần mềm powerpoint 1.5. Tìm hiểu thực tế dạy học một số bài học chương “ Sóng cơ học” Vật lí 12 – nâng cao 1.5.1. Mục đích điều tra 1.5.2. Phương pháp điều tra 1.5.3. Kết quả điều tra Chương 2: Thiết kế phương án dạy học có sử dụng powerpoint ở một số bài học chương “ Sóng cơ học” Vật lí 12 – nâng cao 2.1. Phân tích một số nội dung kiến thức khoa học khi dạy một số nội dung kiến thức chương “ Sóng cơ học” 2.1.1. Sóng cơ. Phương trình sóng 2.1.2. Sóng dừng. Giao thoa sóng 2.1.3. Sóng âm. Nguồn nhạc âm 2.1.4. Hiệu ứng Đốp-ple 2.2. Phân tích cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng kiến thức khi dạy một số nội dung kiến thức chương “ Sóng cơ học” 2.2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Sóng cơ học” 2.2.2. Sơ đồ phát triển mạch kiến thức chương “Sóng cơ học” 2.3. Mục tiêu dạy học chương “ Sóng cơ học” 2.3.1. Mục tiêu về kiến thức và trình độ nhận thức 7 2.3.2. Mục tiêu về kĩ năng 2.3.3. Mục tiêu về tình cảm, thái độ 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung kiến thức chương “ Sóng cơ học” 2.4.1. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Sóng cơ. Phương trình sóng” 2.4.2. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Phản xạ sóng. Sóng dừng” 2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Giao thoa sóng” Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian thực hiện Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Ghi chú Từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012 Hoàn thành đề cương luận văn Tham khảo tài liệu liên quan và trao đổi với thầy (cô) giáo hướng dẫn Từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013 - Phân tích cấu trúc nội dung chương “Sóng cơ học” Tham khảo tài liệu liên quan và trao đổi với thầy (cô) giáo hướng dẫn Từ tháng 3/2013 đến tháng 4/2013 Thiết kế tiến trình dạy học bằng powerpoint kiến thức chương “Sóng cơ học” Tham khảo tài liệu liên quan và trao đổi với thầy (cô) giáo hướng dẫn Từ tháng 4/2013 đến tháng 7/2013 -Thực nghiệm sư phạm - Thu thập và xử lí dữ Tham khảo tài liệu liên quan và trao đổi với thầy (cô) giáo 8 liệu hướng dẫn Từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2013 Hoàn thiện luận văn Tham khảo tài liệu liên quan và trao đổi với thầy (cô) giáo hướng dẫn V. TÀI KIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008), Vật lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008), sách giáo viên Vật lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học đại học, NXBGD. 4. Trí Việt, Hà Thành (2010), Tự học powerpoint 2010, NXB văn hóa – thông tin. 5. Ngô Diệu Nga (2003), Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội. 6. Ngô Diệu Nga (2004), Chiến lược dạy học Vật lí ở trường THCS, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Hữu Tòng (2005), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Hà Nội. 9 10. Phạm Hữu Tòng (2001), Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề: tổ chức, định hướng hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh, Bài giảng chuyên đề cao học, Đại học sư phạm Hà Nội. Hà Nội, ngày…… tháng………năm…… Chữ kí của CBHD Chữ kí của học viên 10 [...]... Bùi Thị Dung Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 26/07/1987 Nơi sinh: Quảng Ninh Quê quán: Hưng Hà, Thái Bình Dân tộc: Kinh II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1 Trung học chuyên nghiệp 2 Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian: từ 9/2006 đến 8/2010 Nơi học: ĐHSP Thái Nguyên – TP Thái Nguyên Ngành học: SP Vật lí 3 Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh Trình độ: B1 Ngày………tháng…….năm… Người khai ký tên Bùi Thị Dung 11 . THPT. III. DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Dự kiến cấu trúc của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Quan niệm hiện đại. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài...............................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................5

Ngày đăng: 16/02/2013, 23:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan