Quy tac HSPTTH

3 51 0
Quy tac HSPTTH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT TUYÊN QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT THÁNG 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY TẮC Ứng xử văn hoá của cán bộ, giáo viên, nhân viên (Ban hành theo Quyết định số: 02, ngày 10/ 3 /2010 của Hiệu trưởng trường THPT Tháng 10) Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng 1.1. Đối tượng áp dụng: Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 1.2. Phạm vi áp dụng: Trường THPT Tháng 10. Điều 2: Về trang phục và thời gian làm việc 2.1.Ứng xử trongviệc thực hiện những yêu cầu về trang phục * Khi lên lớp trang phục yêu cầu đảm bảo: - Lịch sự, gọn gàng, chỉnh tề, đĩnh đạc, trang trọng. - Không mặc quần áo quá chật, quá cộc, quá mỏng, không mặc áo không cổ. - Không mặc quần áo quá loè loẹt, rườm rà. * Hình thể: - Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ (Nam: không để tóc quá dài, không cắt đầu trọc) - Đi giầy hoặc dép có quai khi lên lớp. - Nữ giới: trang điểm không quá loè loẹt. 2.2. Ứng xử trong việc thực hiện thời gian làm việc - Đảm bảo đúng thời gian quy định của cơ quan(ra vào lớp, hội họp, lễ hội…) - Nếu có nhân viên vi phạm về thời gian (đến muôn): + Phân công ngay vị trí công việc thay cho người đến muộn. + Cần nghe lý do đến muộn của người vi phạm. + Cần nhắc nhở một cách nghiêm túc, góp ý chân thành với người đến muộn, tránh mắng nhiếc gay gắt hay doạ nạt. + Nếu vi phạm từ lần thứ 3 trở lên, cần xử lý theo qui định của cơ quan. Điều 3: Về chào hỏi, xưng hô, xã giao 3.1. Ứng xử trong chào hỏi - Giáo viên, nhân viên chào hỏi cán bộ quản lý trước. - Học sinh chào hỏi thầy, cô giáo trước. - Thầy cô giáo chào hỏi cha mẹ học sinh, nhân dân trước. - Cấp dưới chào hỏi cấp trên trước. - Người không có chức vụ chào hỏi người có chức vụ trước. 3.2 Ứng xử trong xưng hô - Xưng hô theo đúng chức danh, chức vụ. Đảm bảo sự tôn trọng, thân mật, không suồng sã (không dùng tiếng bồi, tiếng lóng) 3.3. Ứng xử trong bắt tay xã giao - Cần đứng trước mặt người được bắt tay, đứng thẳng người và nhìn thẳng người được bắt tay với thái độ niềm nở, chân tình. - Bắt tay không quá lâu, không quá chặt, không hời hợt, bắt bằng 2 tay nếu là cấp dưới hoặc người ít tuổi hơn. 3.4 Ứng xử trong giới thiệu - Lời giới thiệu cần ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, theo đúng chức danh. - Cần giới thiệu theo đúng thứ tự cấp bậc hoặc người cao tuổi trước. - Khi giới thiệu nét mặt phải niềm nở, chân tình, không dùng tiếng bồi, tiếng lóng, không dùng cử chỉ suồng sã, lời nói khiếm nhã. Điều 4: Khi đón, tiếp khách, tiếp dân 4.1. Ứng xử khi đón, tiếp khách đến làm việc - Ra đón khách (có thể ngoài cửa, ngoài xe). Chào hỏi, xưng hô với khách theo đúng phép tắc xã giao, lịch sự. - Sắp xếp chỗ ngồi, mời nước cho khách - Tiếp khách với thái độ niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách. 4.2. Ứng xử khi đưa, đón, dẫn khách - Đi cùng khách khi đưa, đón, dẫn khách vào, ra phòng làm việc. Nhường khách khi lên, xuống cầu thang, vào, ra thang máy, đảm bảo sự tôn trọng khách. 4.3. Ứng xử khi tiếp cha mẹ học sinh, người đến liên hệ công việc - Chủ động hỏi khi có cha mẹ học sinh, người đến liên hệ công việc và hướng dẫn tận tình, chu đáo. - Đảm bảo thái độ chân tình, niềm nở, không cau có, khó chịu, tỏ thái độ hời hợt. Điều 5: Khi gọi, nghe, trả lời điện thoại, nhận lời nhắn, chuyển ống nghe… - Khi gọi điện thoại phải xưng danh, địa chỉ (người gọi) - Khi nghe điện thoại phải từ tốn, thể hiện tôn trọng người gọi, đảm bảo sự lịch thiệp. - Trả lời điện thoại: Từ ngữ, giọng điệu phải từ tốn, ngắn gọn, đúng văn phong. - Nhận lời nhắn: phải có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ, trung thực nội dung đến người được nhắn. - Chuyển ống nghe: khi chuyển ống nghe cần lịch sự, nhanh chóng, đúng người. Điều 6: Liên hoan, chiêu đãi - Người có chức vụ cao nhất trong cơ quan phải đứng lên tuyên bố lý do và có lời mời đối với khách và toàn bộ những người có mặt trong buổi liên hoan, chiêu đãi. - Có người đại diện tới tận nơi rót và mời đồ uống đối với khách. Ưu tiên mời cấp trên, khách, người hơn tuổi, phụ nữ trước… (tránh suồng sã, xô bồ khi mời đồ uống, không được ép đồ uống…) Điều 7: Hội nghị, mít tinh 7.1.Ứng xử trong cuộc họp, hội nghị, hội thảo - Đến đúng giờ, ngồi đúng vị trí, trật tự, không đi lại lộn xộn. - Tôn trọng sự chỉ đạo của chủ toạ. - Muốn có ý kiến tham gia phát biểu, thảo luận phải được sự nhất trí của chủ toạ. Các ý kiến tham gia phải đúng chủ đề, mang tính xây dựng (tránh đôi co, tranh luận căng thẳng, không quát nạt, chửi bới) 7.2. Ứng xử trong tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm - Đến đúng giờ, ngồi đúng vị trí, trật tự. - Giới thiệu: cần giới thiệu Đại biểu tham dự, khách mời theo đúng cấp bậc, đúng lễ nghi, trang trọng. - Các nội dung của cuộc mít tinh, kỷ niệm phải được chuẩn bị trước, chu đáo và tổ chức theo đúng tiến trình. - Bài diễn văn, bài phát biểu: phải được chuẩn bị trước, đúng nội dung, ngắn gọn, đủ ý. - Lời chúc đầy đủ, rõ ràng, trang trọng, phù hợp với đối tượng. - Lời đáp từ, cảm ơn: người đứng đầu cơ quan phải có lời đáp từ, cảm ơn ngay sau khi kết thúc lời phát biểu của cấp trên. Điều 8: Nhận và tặng vật lưu niệm 8.1. Ứng xử khi nhận hoa, quà - Khi được nhận hoa hoặc quà : phải đứng lên thể hiện thái độ niềm nở, lịch sự, trân trọng. - Phải có lời cảm ơn khi được nhận quà. 8.2. Ứng xử khi tặng hoa, quà - Khi tặng hoa, quà: phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, có ý nghĩa. - Tác phong tự tin, đĩnh đạc và chân thành. Điều 9: Đối với những bất đồng, mâu thuẫn * Ứng xử trong khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn: - Phải có ban hoà giải (Công đoàn nhà trường) - Ban hòa giải lắng nghe ý kiến trình bày của hai bên để biết được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, trên cơ sở đó ban hoà giải phân tích, giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn có tình, có lý, mang tính xây dựng, đoàn kết cho cả hai bên. - Hai bên mâu thuẫn phải lắng nghe ý kiến đóng góp một cách tích cực, không tỏ thái độ kiêu căng, thách thức. Điều 10: Quan hệ với người khác giới - Khi có mối quan hệ với người khác giới: phải đảm bảo đúng mực và tôn trọng phụ nữ. - Các quan hệ phải trong sáng, lịch thiệp, không gây phản cảm, suồng sã, tránh sự hiểu nhầm. Điều 11: Công bố, tiếp nhận thông tin 11.1. Ứng xử khi viết, công bố, tiếp nhận thông báo văn bản, thông tin - Khi viết văn bản: đúng quy định văn bản của Nhà nước, đúng nội dung, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu. - Khi công bố, thông báo: cần công bố công khai, đúng chỗ, rõ ràng cho mọi người cùng biết - Khi tiếp nhận thông báo, văn bản, thông tin: đảm bảo thái độ bình tĩnh, điềm đạm, không phản ứng gay gắt. 11.2. Ứng xử khi chỉnh sửa văn bản: - Phải có lời cảm ơn đối với người tham mưu- không tỏ thái độ chê bai, dè bỉu. - Khi soạn, gửi thư điện tử, tin nhắn: phải soạn nội dung phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gửi đúng địa chỉ cần gửi. Điều 12. Tổ chức thực hiện Quy tắc này áp dụng từ ngày tháng 03 năm 2010 và là một trong các căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm. HIỆU TRƯỞNG Trương Học Hiệu . NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT THÁNG 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY TẮC Ứng xử văn hoá của cán bộ, giáo viên, nhân viên (Ban hành theo Quy t định số: 02, ngày 10/ 3 /2010 của Hiệu trưởng trường THPT. không quá loè loẹt. 2.2. Ứng xử trong việc thực hiện thời gian làm việc - Đảm bảo đúng thời gian quy định của cơ quan(ra vào lớp, hội họp, lễ hội…) - Nếu có nhân viên vi phạm về thời gian (đến. tin, đĩnh đạc và chân thành. Điều 9: Đối với những bất đồng, mâu thuẫn * Ứng xử trong khi giải quy t những bất đồng, mâu thuẫn: - Phải có ban hoà giải (Công đoàn nhà trường) - Ban hòa giải lắng

Ngày đăng: 03/07/2014, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan