LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 3) 2. Các rối loạn nhịp thất - NTT thất (NTTT); - NN thất (NNT); - Nhịp tự thất gia tốc; - Cuồng thất; - Rung thất (RT); - Xoắn đỉnh. 3. Các blôc - Blôc xoang - nhĩ (hiếm); - Blôc N-T (BN-T); - BN-T độ I; BN-T độ II typ (Mobitz) 1; BN-T độ II typ (Mobitz) 2; BN-T độ III. - Blôc nhánh (BN): BNP (1 bó), BNT (2 bó), Blôc phân nhánh trái trước hoặc sau (BPNTT, BPNTS). Có sự phối hợp các kiểu BN đó. Ta phân biệt: * Blôc 1 bó (ví dụ BNP, BPNTT, BPNTS); * Blốc 2 bó (ví dụ BNT, BNP+BNPTT, BNP+BPNTS); * Nếu blốc 2 bó + BN-T độ I thì gọi là Blốc 3 bó. VI. NHẬN DIỆN MỘT SỐ LOẠN NHỊP TIM A- LOẠN NHỊP TRÊN THẤT 1. Nhịp nhanh xoang - Phải có sóng P với thời khoảng PR bình thường, > 0,10 sec và < 0,24 sec, nhịp đều. - Tần số > 100/phút khi nghỉ tĩnh. 2. Cuồng nhĩ - Không có sóng P mà là sóng F ≈ 300 lần/phút, dạng răng cưa, rất đều; - Nhịp tim (nên nhớ bao giờ cũng là nói tới nhịp thất) có thể đều hoặc không đều; - Nhịp đều nếu cuồng nhĩ cố định là 2:1, hay 1:1 … (tức với blốc N-T 2:1 hay 1:1 …). Ví dụ 2:1 tức cứ 2 xung F thì có 1 lần dẫn xuống thất được, tạo nên tần số thất khoảng 150/phút, đều. - Tuy nhiên blốc N-T ấy lại hay biến thiên làm cho đáp ứng thất không đều. Hơn nữa trên màn hình theo dõi ĐTĐ khi xoa day xoang cảnh tạm làm thưa ngay nhịp để lộ ra hoạt tính của cuồng nhĩ, có thể thấy rõ những chỗ bỏ mất QRS, tăng thêm sự không đều. → Cần chẩn đoán phân biệt với RN. - Chú ý test day (xoa) xoang cảnh (rất quý trong nhiều NN, nhưng chống chỉ định nếu XVĐM tại chỗ day đó → ít nhất phải nghe tìm âm thổi 2 ĐM cảnh trước). 3. Rung nhĩ - Rất thường gặp, lại thường duy trì lâu, tới 10% người trên 75 tuổi có RN, huyết khối thuyên tắc do RN tạo ra là nguyên nhân của 50% đột quỵ (tai biến mạch não). - Thay vì P (không có!) là 400-600 sóng f/phút (rõ ở đạo trình V1, V2) - Đáp ứng thất là “loạn nhịp hoàn toàn” (hoàn toàn với nghĩa tuyệt đối không có sự bằng nhau nào cả về khoảng cách nhau, cả về biên độ của sóng R); - Quan trọng là phải xét đáp ứng thất có nhanh không. - Day xoang cảnh có đáp ứng nhưng từ từ. 4. Nhịp nhanh nhĩ kèm blốc - Thấy những sóng P nhanh, biến dạng, không về xuống tới đẳng điện được, cứ nằm phía trên. - Cơ chế hình thành là vòng tái nhập trong phạm vi nhĩ, không truyền xuống thất vì có BN-T. Xuất hiện kiểu cơn kịch phát. - Thường do nhiễm độc Digoxin. - Test day xoang cảnh: đáp ứng ngay. 5. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (trước kia hay gọi là Hội chứng chủ nhịp lưu động) - Cùng trên một chuyển đạo mà sóng P luôn đổi dạng; - Các thời khoảng PR (và cả RP, RR, PP) luôn khác nhau. . LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 3) 2. Các rối loạn nhịp thất - NTT thất (NTTT); - NN thất (NNT); - Nhịp tự thất gia tốc; - Cuồng thất; - Rung thất (RT);. VI. NHẬN DIỆN MỘT SỐ LOẠN NHỊP TIM A- LOẠN NHỊP TRÊN THẤT 1. Nhịp nhanh xoang - Phải có sóng P với thời khoảng PR bình thường, > 0,10 sec và < 0,24 sec, nhịp đều. - Tần số >. là sóng F ≈ 300 lần/phút, dạng răng cưa, rất đều; - Nhịp tim (nên nhớ bao giờ cũng là nói tới nhịp thất) có thể đều hoặc không đều; - Nhịp đều nếu cuồng nhĩ cố định là 2:1, hay 1:1 … (tức