ĐIỀU TRỊLOẠNNHỊPTIM (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG A- THUỐC TRỊLOẠNNHỊPTIM (xếp loại Vaugham Williams 1972, 1986, 1998) 1. Nhóm I: Ức chế kênh Na + nhanh, chia làm 3 tiểu nhóm: - Thuốc nhóm Ia Quinidin, Procainamid, Disopyramid, Ajmalin. - Thuốc nhóm Ib Lidocain, Mexiletin, Tocainid, Phenitoin (tức Diphenylhydantoin), Moricizin. - Thuốc nhóm Ic Propafenon, Flecainid, (Encainid, Lorcainid) 2. Nhóm II: Chẹn bêta Ví dụ: Pindolol, Metoprolol, Atenolol, Propranolol. 3. Nhóm III: Chủ yếu chẹn kênh K + - Amiodaron - Sotalol; + Bretylium TM; + và mới: Ibutilid, Dofetilid. 4. Nhóm IV: Đối kháng Calci: Verapamil, Diltiazem, Bepridil. B- ĐỂ HIỂU BẢNG XẾP LOẠI 1. Nhóm I: Như trong bảng đã nêu, là nhóm thuốc tác động lên kênh Na + ở màng tế bào (kênh này liên quan mức dài ngắn thời gian điện thế hoạt động của sợi cơ tim), do đó mới chia làm 3 tiểu nhóm: - Tiểu nhóm Ia - kéo dài thời gian điện thế hoạt động của sợi cơ tim. - Ib - thu ngắn thời gian này lại. - Ic - không hoặc rất ít ảnh hưởng đến nó (nhưng đặc biệt làm chậm dẫn truyền). a) Thuốc nhóm Ia - Quinidin đã được sử dụng lâu đời cho cả Loạnnhịp thất và “trên thất”, kháng cholinergic rõ. Liều uống 200 - 400 mg/mỗi 6 giờ. - Procainamid còn có tác dụng làm dịu cơ tim. Có thể phản ứng phụ “giống Lupus”. - Disopyramid: chú ý tăng dẫn truyền nút N-T! Có thêm tác dụng giãn mạch ngoại vi nhẹ. Nhưng co sợi cơ âm. Nhóm Ia ức chế kênh Kali, kéo dài thời khoảng QT → có thể dẫn tới Xoắn đỉnh hoặc một số Loạnnhịp khác. b) Thuốc nhóm Ib Đại diện là Lidocain, tác động lên các Loạnnhịp thất, được dùng trong phác đồ hồi sinh tim, chống loạnnhịp thất ác tính, chỉ dùng đường TM, tác dụng ngắn. c) Thuốc nhóm Ic Tác động lên cả Loạnnhịp thất và Loạnnhịp trên thất. Chú ý không dùng khi đã tổn thương thực thể tim, ví dụ BTTMCB nặng, loạn chức năng thất trái nặng. Propafenon xóa được RN mới bị, và duy trì được nhịp xoang, tốt đối với các Loạnnhịp trên thất khác. Liều uống 150 - 300 mg/mỗi 8 giờ. 2. Nhóm II: Chẹn bêta có tác dụng chống LNT vì chống giao cảm thông qua sự choán chỗ của Catecholamin ở thụ thể, giảm tính tự động và “ngăn” tái nhập tại nút N-T. - Pindolol (có hoạt tính giống giao cảm nội tại mạnh); - Metoprolol, Atenolol (lựa tim); - Propranolol (không lựa tim, tan trong mỡ). 3. Nhóm III: - Sotalol được ưa chuộng vì hiệu nghiệm và dung nạp tốt (thử nghiệm ESVEM). Liều 80 - 240 mg/mỗi 12 giờ. - Amiodaron được dùng uống 400 - 1.600 mg/ngày điềutrị các loại NTT …, cả TM trị NNT, RT, nhất là uống 100 - 400 mg (2 - 8 viên)/ngày, dùng hết sức rộng trong điềutrị duy trì ngừa tái phát (ví dụ tái phát NTT, NNT, các cơn NN trên thất kịch phát). Dùng được cả khi LNT do bệnh tim thực thể, khi chức năng thất trái giảm nhiều (vì so với các thuốc chống loạnnhịp khác, Amiodaron ít gây co sợi cơ âm nhất, lại có giãn nhẹ động mạch vành). Tuy nhiên qua thử nghiệm Gesica ở BN STT, và Emiat, Camiat ở BN sau NMCT thì sự cải thiện bệnh suất và tử suất chưa rõ. - Bretylium TM để xóa Loạnnhịp thất, nhưng thận trọng vì gây tụt HA! - Ibutilid, Dofetilid (mới). 4. Nhóm IV: - Verapamil và Diltiazem * Chữa và ngừa cơn NN trên thất hoặc; * Kiểm soát đáp ứng thất nhanh trong RN. Ngoài 4 nhóm bảng trên, phải kể thêm: - Isoprenalin (Isoproterenol, BD Isuprel) đối với LN chậm. - Digoxin đối với RN, cuồng động nhĩ; hoặc kết hợp với nhóm II hay IV sẽ kiểm soát tốt tần số của RN mạn. - Adenosin (xem điềutrị NN bộ nối ở dưới). . ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG A- THUỐC TRỊ LOẠN NHỊP TIM (xếp loại Vaugham Williams 1972, 1986, 1998) 1. Nhóm I:. tới Xoắn đỉnh hoặc một số Loạn nhịp khác. b) Thuốc nhóm Ib Đại diện là Lidocain, tác động lên các Loạn nhịp thất, được dùng trong phác đồ hồi sinh tim, chống loạn nhịp thất ác tính, chỉ dùng. cả Loạn nhịp thất và Loạn nhịp trên thất. Chú ý không dùng khi đã tổn thương thực thể tim, ví dụ BTTMCB nặng, loạn chức năng thất trái nặng. Propafenon xóa được RN mới bị, và duy trì được nhịp