Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 2) 3. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá. 3.1. Chẩn đoán xác định: * Trường hợp dễ: Nhìn được chất nôn có máu hoặc phân là máu của bệnh nhân. * Trường hợp khó: Nếu không chứng kiến, dựa vào hỏi bệnh: + Hỏi kỹ các chất nôn và phân. + Hỏi tiền triệu. + Hỏi tiền sử có bệnh dạ dày, có dùng thuốc NSAIDs, corticoid… + Khám da, niêm mạc nhợt, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Đo huyết áp: huyết áp tối đa thấp 100-90-80mmHg. + Xét nghiệm: hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm, hồng cầu lưới tăng. + Nội soi dạ dày-thực quản: thấy vị trí mức độ chảy máu. + Xét nghiệm phân: Weber- Meyer (+). 3.2. Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hoá: 3.2.1. Ý nghĩa của chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hoá: + Chẩn đoán đúng mức độ có phác đồ điều trị phù hợp, kết quả cầm máu nhanh, bệnh nhân hồi phục nhanh. + Để tiên lượng, có phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả (phẫu thuật, tiêm cầm máu qua nội soi…). 3 2.2. Bảng phân loại mức độ xuất huyết tiêu hoá: Chỉ tiêu/Mức độ Nặng Vừa Nhẹ Mạch quay (nhịp/phút) >120 100-200 <100 Huy ết áp tối đa (mmHg) <90 90-100 >100 H ồng cầu (triệu/mm 3 ) <2 2-3 >3 Huyết sắc tố (%) <40 41-60 >60 Hematocrit (%) <20 30 >30 3.3. Chẩn đoán phân biệt: 3.3.1. Nôn ra máu cần phân biệt: + Ho ra máu: máu ra sau cơn ho, máu đỏ tươi có bọt, máu ra kéo dài ít dần nên được ví là đuôi khái huyết. + Chảy máu cam: thăm khám mũi sẽ thấy tổn thương niêm mạc mũi, có mạch máu tổn thương. + Ăn tiết canh; sau ăn tiết canh nôn ra, toàn trạng tốt, da niêm mạc vẫn hồng hào. 3.3.2. Ỉa phân đen cần phân biệt: + Sau uống bismuth, than hoạt, phân có màu đen nhưng không thối khắm, hỏi trước đấy có dùng các thuốc trên. + Phân đen do mật nhiều: phân nhìn kỹ có màu xanh không thối. + Phân đen do táo bón lâu ngày, phân cứng, sẫm, không đen. 4. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa: 4.1. Nguyên nhân chảy máu tiêu hoá cao (từ dây chằng Treitz trở lên): 4.1.1. Những nguyên nhân nằm ở bộ máy tiêu hoá: + Viêm thực quản trào ngược dịch vị, hoá chất. + Ở thực quản: - U thực quản, polip thực quản. - Giãn tĩnh mạch thực quản. - Dị vật: hóc xương, hạt hồng, hạt mít… + Ở dạ dày: - Loét dạ dà-tá tràng. - Ung thư dạ dày. - Viêm dạ dày. - Thoát vị hoành. - Dị dạng mạch máu. + Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: làm cho tĩnh mạch nông thực quản, dạ dày giãn to và có thể vỡ. Nguyên nhân của tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường gặp là: - Xơ gan. - Ung thư gan. - Huyết khối tĩnh mạch cửa. - Viêm tụy mạn. - Bloc ngoài gan: . Đè ép vào tĩnh mạch cửa (ung thư tụy, dạ dày hiếm khi viêm tụy mạn, hạch lao cuống gan, viêm xơ cuống gan sau viêm đường mật, nang đè vào). . Ung thư gan. . Tắc tĩnh mạch cửa do nhiều nguyên nhân. - Bloc trong gan: xơ gan, gan xơ bẩm sinh, ung thư gan thứ phát. - Bloc trên gan: tắc tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy (bệnh tắc tĩnh mạch) hoặc tắc các thân tĩnh mạch to trên gan (hội chứng Budd-Chiari). + Chảy máu đường mật: máu từ trong gan đổ vào đường mật xuống tá tràng. Nguyên nhân chảy máu đường mật thường là: - Ung thư gan. - Sỏi mật hoặc giun lên ống mật. - Áp xe đường mật. - Dị dạng động mạch gan. . Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 2) 3. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá. 3.1. Chẩn đoán xác định: * Trường hợp dễ: Nhìn được chất. + Xét nghiệm phân: Weber- Meyer (+). 3.2. Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hoá: 3.2.1. Ý nghĩa của chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hoá: + Chẩn đoán đúng mức độ có phác đồ điều trị phù hợp,. sẫm, không đen. 4. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa: 4.1. Nguyên nhân chảy máu tiêu hoá cao (từ dây chằng Treitz trở lên): 4.1.1. Những nguyên nhân nằm ở bộ máy tiêu hoá: + Viêm thực quản trào