Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 3) doc

5 288 0
Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 3 4.1.2. Những nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa: + Một số bệnh máu: - Bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu mạn. - Bệnh suy tủy xương: tiểu cầu giảm dẫn đến chảy máu. - Bệnh máu chậm đông: thiếu các yếu tố tạo nên prothrompin. - Bệnh ưa chảy máu: thiếu về số lượng, chất lượng tiểu cầu. + Suy gan; xơ gan, viêm gan làm tỉ lệ prothrombin giảm gây chảy máu. + Do dùng một số thuốc: - Một số thuốc có biến chứng ở dạ dày: corticoid, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDS)… - Thuốc chống đông: heparin, dicoumarol. 4.2. Nguyên nhân gây chảy máu tiêu hoá thấp (ỉa máu tươi hoặc đen): 4.2.1. Những nguyên nhân ở hệ tiêu hoá: + Ở ruột non: ít gặp - Khối u ruột non - Polyp. - Lồng ruột. - Bệnh Crohn trực tràng. - Viêm túi thừa Meckel. + Ở đại tràng: hay gặp hơn. - Khối u đại tràng nhất là hồi-manh tràng - Polyp. - Lồng ruột. - Viêm loét hồi-manh tràng do thương hàn. - Bệnh viêm loét trực-đại tràng chảy máu. - Lao đại tràng hay gặp ở hồi-manh tràng. - Bệnh Crohn. - Dị dạng mạch máu. - Loét không đặc hiệu (không rõ nguyên nhân). - Túi thừa (diverticule). + Nguyên nhân ở hậu môn-trực tràng: - Gồm phần lớn các nguyên nhân như ở ruột non, đại tràng; ngoài ra có thể thêm các nguyên nhân sau: - Trĩ hậu môn (nội và ngoại). - Sa niêm mạc hậu môn. - Táo bón. - Kiết lỵ (amip hay trực khuẩn) có thể ở toàn bộ đại tràng nhưng bao giờ cũng gây loét ở trực tràng. - Viêm hậu môn (thường do nhiễm khuẩn). - Nứt hậu môn. 4.2.2. Những nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hoá: Gồm các nguyên nhân đã nêu ở phần tiêu hoá cao. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân khác hiếm hơn: + Tụy lạc chỗ. + Niêm mạc tử cung lạc chỗ chảy máu trùng với kỳ kinh, dị ứng: niêm mạc ống tiêu hoá phù nề chảy máu. Đặc biệt hội chứng Schonlein hay gây chảy máu tiêu hoá, dễ nhầm với viêm ruột hoại tử. + Cao huyết áp biến chứng chảy máu tiêu hoá. Để chẩn đoán được nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá không dễ. Ngày nay có sự trợ giúp của siêu âm, nội soi, X quang, xét nghiệm, sinh hoá gan-mật, việc chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá nhanh và chính xác hơn. 5. Một số nguyên tắc điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hoá. 5.1. Nhanh chóng tìm cách cầm máu cho bệnh nhân: + Cho bệnh nhân nằm bất động tuyệt đối tại giường: - Mùa đông nằm nơi ấm, mùa hè nằm nơi thoáng nhưng không lộng gió. - Xét nghiệm ngay: HC, Hb, hematocrit, nhóm máu. + Cho bệnh nhân truyền dịch, truyền máu, thuốc cầm máu. + Chống choáng nếu có. 5.2. Xác định mức độ xuất huyết tiêu hoá để có thái độ xử lý tích cực thích hợp (điều trị nội, ngoại, hoặc tiêm cầm máu qua nội soi…). 5.3. Theo dõi mạch, huyết áp, các chất bài tiết thật sát sao từng giờ. 5.4. Nếu xác định rõ nguyên nhân, có thể kết hợp điều trị nguyên nhân. . Xuất huyết tiêu hóa (Kỳ 3 4.1.2. Những nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa: + Một số bệnh máu: - Bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu mạn đoán được nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá không dễ. Ngày nay có sự trợ giúp của siêu âm, nội soi, X quang, xét nghiệm, sinh hoá gan-mật, việc chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá nhanh và. dị ứng: niêm mạc ống tiêu hoá phù nề chảy máu. Đặc biệt hội chứng Schonlein hay gây chảy máu tiêu hoá, dễ nhầm với viêm ruột hoại tử. + Cao huyết áp biến chứng chảy máu tiêu hoá. Để chẩn đoán

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan