Triệu chứng học gan mật (Kỳ 3) 2.2.3. Chức năng chống độc và giữ chất màu: - Nghiệm pháp hồng Bangan (rose de bengale): tiêm tĩnh mạch hồng Ban gan 2% liều 1,5mg/1kg cơ thể. Sau 45 phút lấy 10ml máu có sẵn kalioxalat, quay ly tâm máu trong 30 phút và so sánh với huyết tương mẫu. Bình thường nồng độ chất màu có trong máu < 0,003g/l. Nếu suy gan nồng độ 0,005g/l, nếu 0,009 suy gan nặng. - Nghiệm pháp B.S.P (Bromo-Sulfon-Phtalein): Tiêm tĩnh mạch BSP dung dịch 5% với liều 5mg/1kg cơ thể, tiêm chậm lấy máu ở tay đối diện sau 15 phút, 45 phút. Bình thường sau 15 phút BSP < 25% Sau 45 phút BSP < 5% Nếu suy gan nồng độ BSP trong máu tăng cao. - Nghiên cứu thời gian xuất hiện BSP trong mật theo phương pháp Metzer- Lyon: Thông tá tràng khi mật C chảy tiêm BSP vào tĩnh mạch như trên, hút mật C vào ống nghiệm theo từng phút (trong ống nghiệm đã có Na 10%). Khi mật C có BSP có màu tím đỏ. Bình thường: . BSP xuất hiện trong mật 5-15 phút. . Nếu quá 20 phút có thể có tắc mật không hoàn toàn. . Nếu xuất hiện quá sớm nghĩ đến xơ gan hoặc viêm gan có vàng da. Xét nghiệm này phân biệt giữa vàng da do tắc mật và vàng da do viêm gan. 2.2.4. Thăm dò sự hủy hoại tế bào gan: Khi tế bào gan bị hủy hoại thì một số enzym có nhiều trong gan đổ vào máu làm tăng nồng độ enzym trong máu. + Ocnicetin-cacbamyl-tranferase (OCT) Là enzym tham gia tạo ure của khâu citrulin ocnitin của chu trình Krebs, enzym này chủ yếu có trong gan, có ít ở dạ dày, thận, tim. Bình thường OCT: 168/100ml. Viêm gan tăng rất cao. Trong vàng da tắc mật không cao. + Transaminase là enzym giúp chuyển vận nhóm amin của những acide amin sang những a cetonic tạo nên sự chuyển hoá giữa protein và glucid. Có hai loại được chú ý: - SGOT (Serin Glutamo-Oxalo-Transaminase). - SGPT (Serin Glutamo-pyruvic-Transaminase). Bình thường SGOT: 1,31 ± 0,38 mmol/l; SGPT: 1,1 ± 0,45 mmol/l. Viêm gan virus cấp SGPT tăng cao, có khi gấp hàng trăm lần, SGOT cũng tăng nhưng ít hơn, chỉ trong nhồi máu cơ tim SGOT tăng cao. + Người ta còn có thể thăm dò enzym socbiton dehydrogenase (SDH) là enzym xúc tác phản ứng. Enzym này cũng tăng lên trong tổn thương nhu mô gan, không tăng trong vàng da tắc mật. 2.2.5 Thăm dò miễn dịch học: + Anpha feto -protein (AFP) là loại protein tổng hợp tại gan giai đoạn bào thai được Peterson phát hiện năm 1944. Khi thai nhi ra đời thì gan không tổng hợp nữa. Người ta thấy AFP xuất hiện trở lại trong một số bệnh gan ở mức độ cao, nhất là ung thư gan nguyên phát. Phát hiện bằng hai phương pháp: - Phương pháp điện di miễn dịch. - Phương pháp phóng xạ miễn dịch: có mức độ chính xác cao hơn. Bình thường nồng độ AFP từ 3,4ng/ml-10ng/ml. . Ung thư gan nguyên phát có thể tăng lên từ 400-500ng/ml, có khi lớn hơn 100ng/ml. . Xơ gan còn bù: 0,34ng/ml. . Xơ gan mất bù: 18- 195ng/ml . Viêm gan virus mạn tăng 10-138ng/ml. + Các kháng thể: trong viêm gan mạn tiến triển, xơ gan mật nguyên phát có cơ chế tự miễn. Vì vậy có thể làm các xét nghiệm sau: - Kháng thể kháng ty lạp thể. - Kháng thể kháng cơ trơn. - Xét nghiệm tìm kháng nguyên kháng thể: Kháng nguyên Australia (HBsAg), HBc, Hbe của virus nhóm B Xét nghiệm kháng thể kháng virus A, C,D,E. + Xét nghiệm điện di miễn dịch: - IgG, IgM tăng trong viêm gan mạn tiến triển. - Trong xơ gan do rượu IgA tăng. - Viêm gan mạn ổn định chỉ có IgG tăng. . Triệu chứng học gan mật (Kỳ 3) 2.2.3. Chức năng chống độc và giữ chất màu: - Nghiệm pháp hồng Bangan (rose de bengale): tiêm tĩnh mạch hồng Ban gan 2% liều 1,5mg/1kg. Khi mật C có BSP có màu tím đỏ. Bình thường: . BSP xuất hiện trong mật 5-15 phút. . Nếu quá 20 phút có thể có tắc mật không hoàn toàn. . Nếu xuất hiện quá sớm nghĩ đến xơ gan hoặc viêm gan. này phân biệt giữa vàng da do tắc mật và vàng da do viêm gan. 2.2.4. Thăm dò sự hủy hoại tế bào gan: Khi tế bào gan bị hủy hoại thì một số enzym có nhiều trong gan đổ vào máu làm tăng nồng độ