Chiếc Zippo. Như một nén hương tưởng nhớ những người đã mất trong chiến tranh. Truyện ngắn – Hoài Nguyễn Tiếng cô tiếp viên hàng không vang lên trong khoang máy bay “ Xin quý khách vui lòng buộc dây an toàn, phi cơ sắp hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng ” . Kelly giật mình, dụi mắt và nhìn ra ngoài cửa sổ phi cơ. Những đám mây trắng bay đập vào thân chiếc Boing 747 của hãng hàng không Cathay Pacific làm thân nó rung lên bần bật. Chiếc phi cơ hạ dần độ cao làm các hành khách cảm thấy buồn nôn. Kelly bồi hồi. Cái cảm giác vừa lạ,ï vừa gần, vừa bồn chồn hồi hộp. Hơn bốn mươi năm sau, ông mới có dòp quay lại nơi ngày xưa thời trai trẻ, ông đã từng cầm súng và tham gia bắn giết tại đó. Mỹ Lai – Sơn Mỹ. Cũng như nhiều cựu binh khác, khi về già nhiều người muốn quay trở về thăm những nơi gọi là “ chiến trường xưa”, Kelly cũng bò thôi thúc bởi một thứ tình cảm không mấy rõ ràng. Cái đích của chuyến đi lần này là làng Sơn Mỹ. Cái làng nhỏ bé ở miền Trung Việt Nam đã làm rung động và thức tónh lương tâm của những người Mỹ phản chiến và cũng là sự kiện tạo ra bước ngoặc chiến tranh Việt Nam CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN TRUYỆN NGẮN Ä Ä BAN MÊ THUỘT – THÁNG 10-2009 Chiếc Boing đáp xuống nhẹ nhàng trên đường băng của phi trường Đà Nẵng. Hành khách người châu u có, Mỹ có, người Việt có lục tục chuẩn bò hành lý. Một chặng đường dài từ Hồng Kông đã kết thúc. Ngày xưa, khi còn đóng quân ở Việt Nam, những dòp nghỉ phép Kelly vẫn hay sang Hồng Kông chơi bời cùng bạn bè, chủ yếu là cố quên đi những sự tàn khốc của cuộc chiến lúc đó. Thoáng dừng chân nơi cửa máy bay, Kelly đưa mắt quan sát toàn cảnh phi trường và khu vực xung quanh. Trước đây Đà Nẵng như một căn cứ quân sự của Mỹ. Hàng ngày từng phi đội Phantom F4 cất cánh tại đây và đi ném bom khắp các chiến trường. Xong việc, chúng bay về và chui vào những căn hầm chứa máy bay trông như những nhà mồ khổng lồ. Bây giờ phi trường Đà Nẵng khác xưa. Hầu như chỉ có máy bay dân sự lên xuống và đỗ trên những đường băng phụ thênh thangï. Làm thủ tục nhập cảnh xong, Kelly và Ronald, một người bạn ngày xưa cùng chung sư đoàn bộ binh số 23, gọi một chiếc taxi về khách sạn trong thành phố. Kelly căng mắt, cố nhìn và nhớ lại những con đường ngày xưa đã từng đi qua. Nhưng hầu như thành phố này thay đổi quá nhiều. Bốn mươi năm rồi mà ! Kelly chép miệng. Mình cũng đã già đi rồi. oOo Ngồi trên tầng ba khách sạn trông ra bờ sông Hàn, nhìn dòng người xuôi ngược bên dưới, Kelly nhớ về cái thành phố biển này cách đây bốn mươi năm. Hồi đó không thể nào yên ổn như bây giờ. Thỉnh thoảng có vài vụ nổ ở những nơi lính Mỹ thường lui tới như những câu lạc bộ, những snack-bar phục vụ cho đội quân viễn chinh Mỹ và chư hầu. Thành phố hầu như tràn ngập sắc lính và đủ loại vũ khí. Cả Kelly và người bạn Ronald của ông đều tham chiến ở Việt Nam cùng một ngày. Hai người bạn cùng bang Georgia lên đường nhập ngũ, được huấn luyện bộ binh ở California rồi cùng được bổ sung vào sư đoàn Americal – sư đoàn bộ binh số 23 cuối năm 67. Đơn vò đóng quân ở căn cứ Chu Lai và khu vực hành quân gần như dọc suốt miền Trung Việt Nam. Đến sư đoàn, Ronald được giữ lại làm tùy viên báo chí cho tướng tư lệnh, còn Kelly được đưa về đại đội Charlie và thuộc trung đội 1 của trung úy William Calley. Đến căn cứ Chu Lai, Kelly có cái cảm giác như nghỉ mát ở một miền biển ở Hawaii nếu không có thỉnh thoảng vài quả rocket từ bên kia dãy núi phóng xuống. Đơn vò anh hầu như chưa bò điều động tham gia cuộc hành quân nào. Trận chiến Tết Mậu Thân, các đơn vò máy bay trực thăng được điều động hỗ trợ phi pháo cho các đơn vò Nam Việt Nam, các đơn vò bộ binh hầu như nằm dí trong căn cứ. Những khoảnh khắc im lặng của chiến tranh thật đáng sợ! Nó dường như chờ cho sự châm ngòi của một khối chất nổ lớn hơn. CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN Ronald gia nhập quân đội với lý do khác. Anh muốn vào học khoa báo chí của trường đại học nhưng ngặc một nỗi gia đình không đủ chi phí. Thế là anh đăng lính và với số lương lính, sau thời hạn quân dòch, anh có thể trở về nước và thực hiện mơ ước của mình. Đối với cuộc chiến tranh này, anh chỉ là người chuyên ghi chép, báo cáo, tường trình cho các ông tướng chỉ huy. Ra khỏi lính, anh chẳng có mấy ấn tượng nặng nề về cuộc chiến mà có biết bao người lính cùng thời với anh ám ảnh suốt cuộc đời. Chơi thân với Kelly, nghe anh ta rủ sang Việt Nam viễn du một chuyến, thế là anh đồng ý đi ngay, không mấy bận tâm về “tình cảm” của Kelly đối với đất nước này! Thời gian ở Việt Nam và sau này về lại Mỹ, Ronald có tìm hiểu và học thêm tiếng Việt, chơi thân với một số người Việt di tản sau năm 75 nên anh nói và hiểu khá sỏi ngôn ngữ Việt. Đó cũng là lý do chính mà Kelly muốn anh đi cùng. Qua một đêm yên bình ở Đà Nẵng, Kelly và Ronald thuê một chuyến taxi xuôi ngược vào Quảng Ngãi. Dọc con đường quốc lộ số một này, Kelly chú ý đến cảnh vật sau ngần ấy năm trời đã thay đổi khá nhiều. Nhà cửa hai bên đường xây dựng khang trang, to lớn hơn thời trước nhiều. Ngày trước những lần hành quân bộ binh trên con đường dọc từ Đà Nẵng cho đến tận cuối Quảng Ngãi, những người lính như bọn anh nôm nốp lo sợ bò phục kích, bò đánh mìn Bây giờ là con đường mở rộng hơn với những dòng người đi xe máy , xe ô-tô ngược xuôi. Xe qua căn cứ Chu Lai ngày xưa mà nay đã trờ thành một khu kinh tế mở của miền Trung, Kelly cố gắng nhớ lại những hình ảnh của ngày trước khi còn đóng quân ở đây. Kelly đề nghò người tài xế chiếc taxi dừng lại và chụp một số kiểu hình lưu niệm ngày “trở lại chiến trường xưa”. Rồi chiếc xe tiếp tục cuộc hành trình. Xe vào đòa phận Quảng Ngãi và cả hai người bắt đầu ngả lưng vào thành ghế và ngủ thiếp đi oOo Tối 15 tháng 3 năm 1968. Sau cuộc họp chiến thuật cấp tiểu đoàn, cả đại đội Charlie nghe lệnh tập trung quân của đại đội trưởng. Đại úy Medina sau khi điểm danh quân số của toàn đơn vò rồi tuyên bố dõng dạc: - Sáng sớm ngày mai, toàn đại đội chúng ta cùng trong đội hình tiểu đoàn 1 sẽ tham gia hành quân vào Quảng Ngãi. Điểm đến của đơn vò là Sơn Mỹ và các làng lân cận gần khu vực bãi Mỹ Khê. Các anh sẽ có nhiệm tìm và diệt sạch toàn bộ các phần tử của tiểu đoàn 48 VC đang ẩn núp ở đó. Trực thăng sẽ đưa chúng ta đến đó trước 7 giờ. Tất cả những mục tiêu trong làng đều là VC, các anh phải xóa sạch chúng! Rồi các trung đội phân công nhiệm vụ cho từng tiểu đội, rồi đến từng người lính. Trung đội 1 của Kelly có nhiệm vụ CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN chính là tiến công trực diện vào làng, các trung đội 2, 3 bao vây và yểm trợ, giải quyết nốt những mục tiêu còn lại bỏ chạy. Mệnh lệnh công bố là phải triệt phá nơi ẩn nấp, lương thực , nguồn nước của đối phương, không cho chúng sử dụng bất cứ phương tiện nào - Binh nhì Kelly, binh nhì Glen , tôi giao cho các anh nhiệm vụ thiêu hủy nơi ẩn nấp của đối phương khi tiến công vào làng. Hạ só Paul phụ trách súng máy cùng các binh só khác có nhiệm vụ triệt hạ tất cả mục tiêu nào di động. Trung úy trung đội trưởng Calley phân công. - Rõ , thưa chỉ huy Các binh lính được phân công đáp trả. Đơn vò về kiểm tra lại súng ống, đạn dược, lựu đạn. Kelly thì xem lại chiếc Zippo của mình. Trong đơn vò anh thì người nào cũng hút thuốc lá và đều có máy lửa. Chiếc Zippo mua tận bên quê nhà, anh nào cũng khắc tên mình và năm nhập ngũ vào chiếc máy lửa như là một kỷ niệm của cuộc viễn chinh! Rút một điếu Lucky, Kelly bật tách một cái, chiếc nắp bật lửa mở ra đồng thời ngọn lửa xanh lè bùng cháy lên. Ngọn gió biển Đông thổi hắt vào nhưng ngọn lửa vẫn cháy. Kelly nghó bụng : Chắc trung úy thấy mình “có tài” sử dụng điệu nghệ chiếc Zippo nên mới giao cho nhiệm vụ “ thiêu hủy” nơi ẩn nấp của đối phương, hay nói trắng ra là giao cho mình đốt nhà của VC Anh cười thầm. Sáng ngày 16 tháng 3 Cả tiểu đoàn 1 tập trung nhanh gọn sau một hồi còi. Lần lượt từng tiểu đội chạy nhanh vào những trực thăng đang nổ máy phành phạch, rồi từng chiếc máy bay cất cánh bay dọc theo bờ biển về phương nam. Các binh lính kiểm tra vũ khí đạn dược, mũ sắt và băng cứu thương cá nhân lần cuối. Đây sẽ là trận đánh quyết liệt với một tiểu đoàn tinh nhuệ của VC. Các cấp chỉ huy đã bảo thế. Tiểu đoàn 48 là quân chủ lực của VC đã tham gia tổng tiến công Tết Mậu Thân vừa rồi. Tin tình báo cho biết tiểu đoàn này đang trú ẩn ở miền đông quận Sơn Tònh, đang dưỡng quân và tái trang bò để tiếp tục tham gia vài trận đánh lớn khác. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 1 bộ binh sư đoàn Americal là “tìm và diệt” đơn vò này trước khi “chúng” kòp thời phục hồi chức năng chiến đấu. Nhiều tân binh trong đơn vò của Kelly có vẻ bồn chồn lo lắng vì đây là trận đầu tiên tham gia đánh nhau. Họ kháo nhau là tinh thần cán binh của tiểu đoàn 48 VC này rất cao , đã từng tham gia đánh nhau với lính Mỹ và quân đội Nam Việt Nam ở Ba Gia nên rất có kinh nghiệm chiến trường Tốp máy bay đầu tiên hạ thấp độ cao và chuyển hướng từ mũi Ba Làng An lên hướng tây. Qua rặng núi thấp. Các máy bay trực thăng bắt đầu phóng những quả rocket vào ngôi làng nhỏ bé bên dưới, xung quanh là những lũy tre. Những ngôi nhà tranh trúng đạn bắt đầu bốc cháy. Có bóng dáng những người bên dưới chạy túa ra, có vẻ khựng CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN lại ngạc nhiên và nhìn lên bầu trời không hiểu chuyện gì đã xảy ra!!! Sau loạt rocket, những chiếc trực thăng bắt đầu nả súng máy xuống những bóng đen lố nhố bên dưới. Kelly nghó bụng : Quái lạ! Chẳng thấy VC bắn trả. Súng phòng không chúng đâu cả rồi??? Loạt những chiếc trực thăng đầu tiên chở đại đội Charlie hạ xuống con đường đất bên ngoài làng. Bụi đất tung lên mù mòt. Từng tốp lính nhảy ra khỏi trực thăng, xốc lại nai nòt, súng ống rồi chạy thẳng vào làng, vừa lên đạn vừa xả đạn vào bất cứ cái gì thấy động đậy. Kelly cũng vừa bắn vừa chạy cùng đồng đội. Cũng chẳng thấy tiếng súng nào phía VC bắn lại . Kelly thấy nhiều người chạy tán loạn sau những bụi tre, sau những căn nhà tranh thấp bé lè tè, có người chạy vội ra gốc rạ và trúng đạn, rồi có người vùng dậy và cố bỏ chạy. Những tràng đạn M.60 nổ đanh gọn, những quả M.79 đinh tai hòa với tiếng tiểu liên cực nhanh M.16 làm không khí khét lẹt. Binh lính ngày càng nổi điên hơn. Tiếng gào thét, chửi rủa và tiếng súng nổ tạo thành một không gian hỗn tạp. Kẹp khẩu M.16 vào nách, Kelly bắt đầu thực hiện phận sự của mình. Anh từ từ đi tới từng căn nhà mà hầu như trống trơn, với chiều cao gần mét tám, Kelly còn cao hơn những căn nhà tranh tội nghiệp kia. Mệnh lệnh quân sự mà. Anh phải thực thi. Phía đằng kia, Glen cũng đã bắt đầu đốt căn nhà tranh đầu tiên. Anh ta tóm lấy những chiếc nong tre to bè và ném vào đống lửa làm cho ngọn lửa cháy bùng lên dữ dội. Kelly rút chiếc Zippo ra khỏi túi quần dưới và bằng một động tác điệu nghệ, anh bật nắp và ngọn lửa xanh lè cháy bùng lên. Kelly chưa đốt vội căn nhà. Anh châm một điếu Lucky, nhả một vòng khói thuốc vào khoảng không gian ầm ỉ rồi từ từ đưa ngọn lửa của chiếc Zippo sát vào mái tranh còn đọng sương khuya. Mái tranh chưa cháy vội mà chỉ tỏa ra một làn khói trắng nhẹ. Kelly tới một gốc cây rạ mà người dân dùng để nhen bếp hoặc để dành cho bò ăn rút ra một bó rạ khô. Châm bó rạ làm mồi, ngọn lửa bốc cháy và Kelly dí sát vào mái tranh. Căn nhà bắt đầu bốc cháy Đồng đội Kelly tiếp tục nổ súng loạn xạ bên ngoài đường, bên kia cánh đồng . Mặc kệ, ai làm việc nấy. Kelly lùng sục đốt từng căn nhà tranh cứ như là một trò chơi đốt cỏ trên cánh đồng sau mùa thu hoạch ở quê anh. - Mẹ kiếp! Nhà cửa gì mà chả ngay hàng thẳng lối gì cả, thấp lè tè thế này ! Kelly chửi đổng . Anh phải băng qua các hàng rào dâm bụt thấp để đốt những căn nhà kế cận. Còn một căn nhà cuối cùng trong góc bụi tre già trông ra cánh đồng lúa đang thì con gái, Kelly đònh vượt qua hàng rào cây xương rồng để đốt nốt và xem như hoàn thành nhiệm vụ. Vừa bước qua dãy xương rồng gai đâm tua tủa, Kelly có cái cảm giác như điện giật từ sống lưng lên tới cổ. Với phản xạ của một người lính được huấn luyện kỹ càng, CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN Kelly nhìn thoáng thấy một chiếc dây cước ny-lông nhỏ xíu nằm dưới gót giày. Kelly lao vội xuống con mương trước mặt và tích tắc sau đó là một tiếng nổ dữ dội của một quả mìn. Kelly thấy một màu xẩm tối xuống trước mặt, nghe loáng thoáng vài tiếng nổ của các loạt súng máy, tiếng phành phạch của máy bay trực thăng OOo Tónh dậy, Kelly nghe thấy tiếng ồn ào, nói cười của những người xung quanh. Anh đưa tay dụi mắt thì thấy đầu mình đã bò băng kín. Thoang thoảng mùi ê-te đâu đây. Kelly nghó thầm: Mình đang ở trong một bệnh viện. Chắc bò thương do quả mìn!!! Nhưng sao chẳng thấy gì cả như thế này? Rồi y tá đến thay băng cho Kelly. Sau khi cuộn băng được tháo khỏi đầu, anh chớp chớp mắt và dần dần nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Cô y tá cho biết anh đang nằm trong bệnh xá của sư đoàn và đã bất tónh trong ba ngày nay. Kelly chỉ bò thương phần đầu do chấn động và sức ép của quả mìn nội hóa. Cô y tá cho biết chiến dòch càn quét ở Sơn Mỹ đã kết thúc và theo bản tin của sư đoàn thì đơn vò đã thắng lớn sau khi giao tranh ác liệt với một đơn vò VC và loại hơn 120 tên ngoài vòng chiến đấu!!! Kelly nghe nhưng chẳng biểu hiện cảm xúc vui buồn gì. Anh cũng buồn chẳng hỏi thăm đồng đội có thương vong gì không. Bỗng dưng anh nhớ đến những căn nhà tranh bé tẻo tẹo mà anh đã đốt. Những căn nhà quá tồi tàn, cứ như là một căn lều cỏ thời nguyên sơ chứ không phải là nhà. Những căn nhà mái tranh vách đất trát một cách tạm bợ chắc chỉ đủ che nắng, còn mưa thì Rồi anh thở dài: Chiến tranh mà, lệnh là lệnh, là người lính phải thi hành mệnh lệnh chỉ huy, đó là nguyên tắc! Anh chợt nhớ lại khi trung đội anh tấn công và nổ súng bừa bãi vào làng thì thấy nhiều người bỏ chạy. Họ đều mặc đồ đen, chắc là người dân thường vì không thấy có vũ khí và cũng không nghe có bắn trả lại. Chẳng lẽ đó là các cán binh của tiểu đoàn 48 chủ lực VC!!! Kelly mệt mỏi và thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề. Nằm quân y viện sư đoàn được nửa tháng, Kelly xuất viện và cấp trên tưởng thưởng cho sự gan dạ dũng cảm của anh bằng một chuyến nghỉ phép tại Hồng Kông! Cùng đi với anh còn có một số binh só khác của tiểu đoàn. Hầu như không ai nhắc lại cái chiến dòch càn quét tại Sơn Mỹ đó. Cứ chơi bời đã, quay lại Việt Nam là tiếp tục những cuộc hành quân, là những chiến dòch “ tìm và diệt”, anh nào chưa hết hạn quân dòch mà trở về quê nhà thì chỉ có mà nằm yên trong chiếc quan tài kẽm phủ cờ hoa!!! Rồi Kelly trở về Việt Nam sau chuyến nghỉ phép, tiếp tục cùng đơn vò tham gia các cuộc hành quân khi thì miền tây tỉnh Quảng Nam, khi thì phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Đơn vò của Kelly thương vong quá nửa. Số còn lại bò thương nặng phải cho giải ngũ sớm. Glen cũng bò tử trận ở Núi Vàng CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN Đức Phổ cuối năm 68. Qua một thời gian, Kelly đâm ra bi quan với cuộc chiến. Hàng ngày bản tin sư đoàn đưa tin số thương vong của VC nếu cộng lại thì có lẽ chiến tranh đã kết thúc lâu rồi vì đối phương còn đâu nữa để mà tiêu diệt! Thế nhưng, thỉnh thoảng đơn vò của Kelly phải hứng nhiều trận pháo kích dữ dội. Lúc thì rocket 122 ly, lúc thì cối 82 ly Có lúc đơn vò đặc công VC thâm nhập vào đơn vò làm nổ tung cả kho đạn của tiểu đoàn. Giữa năm 69, Kelly và Ronald được giải ngũ. Nhận được khoản trợ cấp xuất ngũ, cả hai người bay một chuyến qua Nhật Bản du hí trước khi trở về quê nhà. Vế đến nhà, Kelly tìm được một chân làm việc trong nhà máy sản xuất ngũ cốc, còn Ronald tiếp tục đi học. Cả hai thỉnh thoảng vẫn liên lạc và lái xe đến thăm nhau. Rồi cả hai chứng kiến phong trào phản chiến rầm rộ khắp nước Mỹ. Hàng trăm ngàn người kéo về Washington DC đòi chính phủ rút quân đội về nước, đòi chấm dứt chiến tranh ngay lập tức Kelly tỏ vẻ khó chòu cho đám dân “ăn không ngồi rồi”, đua đòi theo kiểu hippy, không đi lính làm nghóa vụ công dân mà còn lại đòi phản chiến!!! Cuối tháng 11 năm 1969, Ronald lái xe đến nhà Kelly. Vừa xuống xe, Ronald lao thẳng vào nhà, trên tay cầm tờ Newsweek số ra ngày 20. Kelly nhìn thấy trên trang bìa là cảnh một làng quê hình như ở Việt Nam đang bò quân đội Mỹ càn quét. Kelly dụi mắt và nhìn thấy những căn nhà tranh bò đốt cháy rất quen quen! - Bòp bợm! Toàn một lũ bòp. Ronald chửi đổng. Me kiếp! Thế mà tớ báo cáo với mấy ông tướng là đơn vò tiểu đoàn 1 của cậu đánh giáp lá cà với đơn vò thiện chiến nhất của VC. Té ra toàn là đàn bà, con nít, ông lão bò chết dưới súng đạn, lưỡi lê của bọn cậu thôi! Kelly bàng hoàng không tin vào những hình ảnh trên bìa tờ tạp chí. Lúc Kelly “thực thi nhiệm vụ” do trung úy Calley giao cho đến khi bò thương ngất đi thì thật tình anh không nhìn thấy đối phương bò bắn hạ là ai! Thì ra lâu nay sự thật đã bò bưng bít! Cuộc tấn công vào Mỹ Lai hôm đó chỉ là cuộc thảm sát những người dân thường ! Ừ nhỉ! Nếu trong làng có quân VC thì chắc chắn là họ phải chống trả quyết liệt lắm chứ! Với lại hạ sát hơn trăm binh lính VC thì phải thu được rất nhiều chiến lợi phẩm chứ! Kelly tự nguyền rủa: Mình cũng là một bọn sát nhân thôi Rồi dần dần qua báo chí, các hãng tin và truyền hình, Kelly, Ronald và nhiều người từng tham chiến ở Việt Nam trở về biết được sự thật về cái “ Chiến tích Sơn Mỹ” . Những nhân chứng lần lượt phản ảnh lại toàn bộ sự thật về cái ngày 16 tháng 3 năm 1968 đó. Rồi hình ảnh của trung úy Calley được đưa lên báo chí như là một tên tội đồ chiến tranh . Rồi Calley phải ra tòa án binh Những ngày và những tháng năm sau đó, trong dòng người xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam, người ta thấy có nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, trong đó có Kelly CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN oOo Kelly nghe tiếng rít của chiếc phanh xe . Ông giật mình. Thì ra là một giấc mơ dài. Chiếc xe đang ôm cua ở đầu cầu Trà Khúc và chuyển hướng xuôi về hướng đông. Điểm đến của Kelly đã gần kề. Ông lay vai của Ronald để thức tónh người bạn đồng hành. Cũng như dọc đường quốc lộ, hai bên con đường tỉnh lộ này nhà cửa cũng san sát, xây dựng đẹp hơn nhiều so với thời trước. Không còn bóng dáng của những mái nhà tranh lụp xụp . Dọc theo con sông Trà, những cánh đồng mía, bắp xanh rì. Những người dân đi đường thỉnh thoảng hiếu kỳ giơ tay chào chiếc xe taxi chở hai người nước ngoài. Kelly vẫn hồi hộp, bồn chồn khi xe ngày càng đến gần ngôi làng ngày xưa mà ông đã từng tham gia càn quét. Kelly thấy trước mặt lố nhố có nhiều xe ô tô khách có, xe du lòch có. Xe đã vào đòa phận Sơn Mỹ. Ronald thì có vẻ bình thường và mang tính hiếu kỳ. Suốt thời gian phục vụ quân đội trong cuộc chiến, ông chỉ tháp tùng với mấy ông tướng bay thò sát trên trực thăng, rồi về lại căn cứ. Ông chưa tham gia chiến trận nên chưa có cái cảm giác sợ hãi với cái chết hoặc vui vì mình sống sót. Ông quả thật may mắn hơn Kelly nhiều. Chiếc xe dừng hẳn trong bãi đậu trước khu chứng tích Sơn Mỹ. Cả hai người khoác chiếc ba-lô du lòch lên vai, kiểm tra lại chiếc máy ảnh rồi vào khu chứng tích. Cái tượng đài sừng sửng trong khu chứng tích làm Kelly nhớ lại kỷ niệm một thời chiến tranh khốc liệt đã lùi xa. Hai người cùng các đoàn du khách khác lần lượt thăm các nơi ngày xưa đã diễn ra cuộc thảm sát của quân đội Mỹ. Cô gái hướng dẫn viên trong chiếc áo bà ba mộc mạc với giọng thuyết minh nhẹ nhàng của người miền Trung lần lượt giới thiệu. Nhìn những người nước ngoài một cách thân thiện, cô gái chuyển sang nói tiếng Anh khá lưu loát và cũng với nội dung như giới thiệu khu chứng tích với khách trong nước. Đến gần trưa, Kelly rủ Ronald ra ngoài khu chứng tích Sơn Mỹ và ghé thăm một số nhà xung quanh. Ông muốn thăm và hình dung lại nơi mà bốn mươi năm trước ông đã từng châm lửa đốt những căn nhà tranh nhỏ bé đến tội nghiệp đó! Chẳng còn căn nhà mái tranh nào. Nhà cửa ở đây bây giờ xây to lớn hơn , đẹp hơn với những tường rào, cổng sắt xung quanh. Những bụi tre xưa kia cũng không còn. Hầu như tất cả đều thay đổi với thời gian Lang thang một lúc, hai người dừng chân trước một căn nhà xây rất đẹp, mặt tiền nhìn về phía cánh đồng lúa. Cái hương thoảng của vụ lúa đang vào kỳ thu hoạch lẫn cái vò nước biển từ bãi Mỹ Khê quyện vào nhau có một cái mùi vò đặc biệt. Đứng nhìn hồi lâu ngôi nhà, hai ông giật mình khi có một tiếng người phụ nữ tầm bốn mươi : - Hello! Good Morning Chò ta nói bằng một giọng tiếng Anh của học sinh phổ thông. Rồi nói bằng tiếng Việt. Mời hai ông vào nhà. CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN - Chào bà! Ronald lên tiếng bằng tiếng Việt. Người phụ nữ tỏ vẻ ngạc nhiên vì hai người khách nước ngoài nói được tiếng Việt! Chò ta đến chiếc cổng sắt và kéo nhẹ về một phía, rồi đưa tay ra dấu mời hai người khách vào nhà. Kelly và Ronald rấùt vui vì sự hiếu khách của chủ nhà. Hai ông vào trong gian phòng khách khá rộng. Ngồi xuống bộ đệm của chiếc xa-lông, Kelly nhìn thấy giữa phòng khách là một bàn thờ lớn với khá nhiều di ảnh của người đã mất. Hai chiếc ảnh là hình của hai đứa bé trạc năm sáu tuổi, hai chiếc ảnh là của một người nam và một nữ mà ông đoán là hai vợ chồng. Hai chiếc nữa cũng một ông già và một bà già. Chắc là cha và mẹ của hai người kia. Hầu hết các ảnh là hình phục chế vẫn còn những dấu vết loang lỗ. Chò chủ nhà mang ra bình trà và mời khách. - Tất cả những người trên kia Tay chò chủ nhà chỉ vào những bức ảnh và giải thích đều là người thân của tôi. Họ đều chết cùng một ngày Ronald dòch lại cho Kelly hiểu lời chò chủ nhà nói. Kelly bảo với Ronald hỏi họ mất trong trường hợp nào. - Tất cả họ đều bò lính Mỹ giết năm 68. Đến ngày 16 tháng 3 hàng năm, trong làng chúng tôi nhà nào cũng có giỗ cả. Chò chủ nhà chỉ những bức ảnh nói tiếp : Đây là hai anh và chò của tôi, còn đây là cha mẹ tôi. Hai người lớn tuổi là ông bà nội của tôi. Tất cả bò chết ngay khi lính Mỹ tấn công và xả súng vào làng. Tôi may mắn hơn vì lúc đó mẹ tôi ôm tôi bỏ chạy ra đến gốc rạ thì bò trúng một loạt đạn, bà ngả xấp và đè lên người tôi. Nghe những người còn sống sót kể thì sau đó, tôi và một số người khác nữa được mấy ông Mỹ lái trực thăng cứu và đưa đi. Sau đó trả tôi lại cho ngôi làng này Ronald dòch lại và Kelly nghe lặng người. Đúng là cả nhà chò này bò thảm sát. Càng nghe , lương tâm của ông càng cắn rứt. Kelly không dám nhìn vào mặt chò chủ nhà, nhìn thoáng qua những bức di ảnh. Một giọt nước mắt đọng lên mí mắt của người cựu binh già. Bỗng Kelly thấy trong chiếc tủ buýp-phê một vật mà với ông thì khá quen thuộc: một chiếc Zippo! Ông nhìn sửng sờ vào chiếc Zippo và tự hỏi làm sao chò chủ nhà có chiếc máy lửa này. Dường như chò chủ nhà nhìn thấy ánh mắt của Kelly nhìn chằm chằm vào chiếc máy lửa. Chò nói với Ronald: - Chiếc máy lửa này do mấy chú du kích hồi đó nhặt được bên cạnh cái nhà này. Nghe kể lại thì có ông lính Mỹ nào đó đã dùng chiếc máy lửa này để đốt nhà cửa của cha mẹ chúng tôi. Hồi đó toàn là nhà tranh không à! Lúc lính Mỹ trả chúng tôi lại ngôi làng này, các cô chú du kích tìm thấy chiếc máy lửa cho tôi làm đồ chơi! Rồi tôi cất giữ nó như một vật kỷ niệm của cuộc chiến tranh mà chúng tôi là những nạn nhân. Tôi đònh giao nó cho khu chứng tích lưu giữ nhưng sau đó nghó lại, biết đâu ngày nào đó chủ nhân của nó sẽ quay lại và lúc đó tôi sẽ giao lại cho ông ta CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN Nghe Ronald dòch xong, Kelly thật bàng hoàng. Ông ra dấu cho chò chủ nhà như muốn xem chiếc máy lửa. Chò nghe xong, đứng lên, lại tủ và lấy chiếc máy lửa đưa cho Kelly xem. Cầm chiếc Zippo trong tay, Kelly như không tin ở mắt mình. Chiếc Zippo hầu như còn nguyên vẹn với thời gian, hàng chữ khắc trên vỏ vẫn sắc sảo : VIETNAM – 1967 – J.KELLY Chính chiếc Zippo này là của binh nhì Kelly thuộc trung đội 1, đại đội Charlie đã thực thi nhiệm vụ “ thiêu hủy nơi ẩn nấp ” của đối phương năm xưa đây mà! Sức nổ của trái mìn nội hóa đã làm bắn tung nó khỏi bàn tay gây tội ác của anh. Bốn mươi năm sau, ông lão cựu binh sáu mươi tư tuổi nhìn nó như một chứng nhân của tội ác chiến tranh. Mắt ông lão nhạt nhòa trong giọt nước mắt ăn năn muộn màng, - I’m sorry I’m late I’m sorry to say that Rồi ông lão khóc òa như trẻ con. Ronald không dám dòch nữa và cũng khóc. Chò chủ nhà ngẩn ngơ chẳng hiểu chuyện gì Viết xong tại BMT, khuya 20/10/2009 Tác giả giữ bản quyền. Mọi sự trích đăng đều phải được sự đồng ý của tác giả . CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN . kiện tạo ra bước ngoặc chiến tranh Việt Nam CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN TRUYỆN NGẮN Ä Ä BAN MÊ THUỘT – THÁNG 10-2009 Chiếc Boing đáp xuống nhẹ nhàng trên đường. ở Việt Nam, trong đó có Kelly CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN oOo Kelly nghe tiếng rít của chiếc phanh xe . Ông giật mình. Thì ra là một giấc mơ dài. Chiếc xe đang ôm cua ở đầu cầu. ta CHIẾC ZIPPO – TRUYỆN NGẮN – HOÀI NGUYỄN Nghe Ronald dòch xong, Kelly thật bàng hoàng. Ông ra dấu cho chò chủ nhà như muốn xem chiếc máy lửa. Chò nghe xong, đứng lên, lại tủ và lấy chiếc