Thầy Tôi. Thầy Tôi. Truyện ngắn – Hoài Nguyễn Truyện ngắn – Hoài Nguyễn Gần năm năm từ sau ngày hòa bình, tôi mới có dòp trở về quê và gặp được một số bạn bè ngày xưa cùng lớp. Ngôi trường cũ chúng tôi theo học vẫn không mấy thay đổi theo dòng thời gian. Chỉ có bạn bè và các Thầy Cô giáo cũ đi những nơi nao, chúng tôi không thể nào biết hết được ! Tôi, Phi, Chuân và Long bốn đứa bạn ngày xưa cùng lang thang trong sân trường. Mùa hè nên trường vắng lặng. Những cây Phượng vó đang mùa rộ hoa thắm đỏ cả một khoảng trời. Bốn đứa chúng tôi cùng đứng lặng thinh trước cây khuynh diệp mà ngày xưa Thầy Hưng, giáo sư cố vấn lớp đệ Tứ A4 chúng tôi giao cho trồng trong dòp khai trường năm học mới. Mới đó mà đã mười hai năm trời. Cây khuynh diệp chúng tôi trồng lúc đó cao hơn mét rưỡi mà nay đã phát triển xum xuê, xanh tươi. Trên thân cây, bọn học trò lớp sau này đã khắc tên , vẽ đủ hình thù trên đó nên trông nó có vẻ sần sùi, già nua hơn so với độ tuổi. - Tụi bay có biết Thầy Hưng giờ nằm nơi nào không? Lâu lắm rồi tao mới về quê nên cái gì cũng thấy lạ, cũng thấy mới Tôi lên tiếng để phá tan bầu không khí yên tónh trầm mặc mà có lẽ mỗi đứa nghó một cách khác khi về lại ngôi trường xưa. - Nghe nói năm ngoái người ta đã đưa Thầy về qui tập ở nghóa trang liệt só Thiên Bút rồi. Thằng Chuân lên tiếng. Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN THẦY TÔI THẦY TÔI Truyện ngắn Truyện ngắn Tháng 12-2009 Tháng 12-2009 Hay là bọn mình lên đó thăm Thầy đi. Bọn chúng tôi đồng tình hưởng ứng, đi mua mấy bó nhang và đạp xe đến núi Bút. Thời xưa, lúc còn chiến tranh, núi Bút là một căn cứ quân sự án ngữ phía nam của cái Thò xã nhỏ bé này. Bây giờ đã được chỉnh trang lại thành nghóa trang liệt só của Thò xã. Buổi chiều trong nghóa trang thật im ắng. Các hàng mộ chí xếp hàng ngay ngắn như những hàng quân. Bọn chúng tôi tìm thấy mộ Thầy không mấy khó khăn. Trên tấm bia đá ghi vẻn vẹn mấy chữ : LS Trần Việt Hưng – sinh năm 1943 – hy sinh Tết Mậu Thân 1968. Chỉ chừng ấy thôi nhưng có lẽ trong chúng tôi ai cũng nhớ về Thầy. oOo Cuối năm học lớp đệ Ngũ, lớp chúng tôi đón nhận một sự kiện: có Thầy giáo mới ra trường về làm giáo sư cố vấn thay cho Thầy t phải đi quân dòch. Sau buổi thi đệ nhò lục cá nguyệt môn Toán, Thầy Hiệu trưởng cùng Thầy giáo mới đến lớp. Thầy Hiệu trưởng giới thiệu: - Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là nghỉ Hè rồi nhưng nhà trường phải thay giáo sư cố vấn là có lý do chính đáng. Các em biết rồi, Thầy t bò chính phủ động viên phải nhập ngũ rồi. Nay có Thầy Hưng mới ra trường nên nhà trường phân giữ vai trò của Thầy t cho đến cuối năm và có lẽ cả năm đệ Tứ nữa. Thầy vừa làm giáo sư cố vấn và dạy bộ môn Lòch sử. Thầy giới thiệu cho các em biết và để cho các em cho có dòp làm quen với Thầy giáo mới, Thầy chào các em Cả lớp chúng tôi vỗ tay như pháo nổ. Thầy Hưng mỉm cười và cảm ơn tình cảm của cả lớp đã đón nhận Thầy. Hôm đó Thầy Hưng chưa vội dạy ngay mà tự giới thiệu về cuộc đời của Thầy. Qua câu chuyện Thầy Hưng kể thì quê Thầy ở ngoài Quảng Trò, tận vùng vó tuyến 17. Cha Thầy Hưng tham gia kháng chiến chống Pháp và hy sinh trong một trận đánh ở Gio Linh hồi năm 50. Thầy còn một mẹ già và một em gái hiện đang tản cư tại Huế. Thầy Hưng cho biết Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, muốn xin dạy tại Huế hoặc Quảng Trò nhưng không được, và Thầy được điều động về dạy tại tận Thò xã Quảng Ngãi này. Rồi Thầy hát tặng lớp chúng tôi bài “ Bà Mẹ Gio Linh ” của Phạm Duy. Quả thật qua buổi đầu tiếp xúc, lớp chúng tôi hình như đứa nào cũng ấn tượng tốt với Thầy Hưng. Lớp chúng tôi nổi tiếng học giỏi nhưng cũng nghòch nhất trường. Bọn chúng tôi biết trong số các giáo sư trong trường những ai là só quan biệt phái. Những ông Thầy này dạy thì ít nhưng tuyên truyền cho chế độ thì nhiều. Mấy Thầy này vẫn hay ca ngợi quân đội Hoa Kỳ mà lúc này đang có mặt hầu hết ở miền Nam Việt Nam. Bọn chúng tôi lại nghó khác. Người Mỹ đến thì chiến tranh còn kéo dài và chắc chắn là bọn tôi rồi trước sau cũng phải vào lính, phải Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn đánh nhau rồi có khi cũng phải chết. Mấy đứa còn kháo nhau là trong các Thầy só quan biệt phái, có ông là mật vụ cho an ninh quân đội nữa. Mới đây thôi, bọn thằng Sự, thằng Thượng lớp tôi đã bò bắt vì nghe đâu trong nhà bọn chúng có chứa chất nổ. Gần Tết vừa rồi đã xảy ra vụ nổ làm chiếc Vespa của ông Thầy Biên Tổng Giám thò tanh bành. Chất nổ được đặt hẹn giờ và dấu trong chiếc cốp xe. May mà ông Biên hôm đó ra muộân , nếu không thì cũng tan xác cùng chiếc xe. Sau vụ thằng Sự và thằng Thượng bò bắt thì ai cũng đoán là do tụi nó gài và cũng biết vì sao lại chọn ông Biên. Sau này chúng tôi biết khá cụ thể là Thầy Biên là một mật vụ của chính quyền và đóng vai trò là một Tổng Giám thò. Thời đó, trong hàng ngũ học sinh chúng tôi có nhiều học sinh là cơ sở cách mạng cài vào để xây dựng phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh đòi hòa bình , chống bắt lính trong học sinh Thỉnh thoảng bọn chúng tôi nghe tụi nó rủ bãi khóa đi biểu tình rất vui là chúng tôi đi ngay, chẳng cần biết hậu quả ra sao. Đến khi xe vòi rồng đến và cảnh sát dã chiến tung lựu đạn cay là bọn chúng tôi chạy thục mạng. Những giờ dạy của Thầy Hưng rất hấp dẫn bọn chúng tôi. Thầy giảng dạy những vấn đề cốt lõi của môn Lòch sử bằng phương pháp như là kể chuyện nên bọn chúng tôi thích lắm. Thầy biến những niên hiệu, triều đại phong kiến, tên những vò vua chúa thành những bài giảng thực tế sinh động. Thầy vẫn thỉnh thoảng kể chuyện tình báo Z 28 hoặc điệp viên James Bond 007 vào cuối giờ dạy, đến đoạn hấp dẫn thì dừng lại vì hết giờ! Thế là chúng tôi cứ mong cho tới giờ Thầy Hưng dạy Sử để được nghe kể chuyện tình báo! . Bốn đứa chúng tôi tuy không ở gần nhau nhưng chơi rất thân. Thi thoảng bọn tôi vẫn hay kéo đến nhà Thầy Hưng để nghe Thầy kể chuyện, nghe Thầy đàn hát và bọn tôi cùng tham gia. Gian phòng trọ của Thầy rất chật chội chỉ vừa kê đủ chiếc giường sắt nhỏ và cái bàn cùng một tủ sách. Trên bức tường vôi ố vàng và loang lổ là bức chân dung người cha quá cố của Thầy. Cây đàn guitar đã cũ nhưng âm sắc còn khá tốt thì thường dựa vào cạnh bàn. Thầy ăn cơm tháng nên trong nhà chẳng có bếp núc gì. Nói chung cuộc sống của Thầy khá đơn giản và lãng mạn! Cái tủ sách của Thầy có khá nhiều sách truyện và sách lòch sử. Hầu hết những tác phẩm văn học thònh hành thời đó, Thầy Hưng đều có. Nào là Chiến tranh và Hòa bình của Léon Tolstoi; Chuông gọi hồn ai của Ernest Hemingway; Một thời để yêu, một thời để chết của Erich Maria Remarque đều có trên kệ sách của Thầy. Sau này khi đọc những sách của Thầy Hưng cho bọn tôi mượn, bọn tôi phát hiện rằng rằng Thầy Hưng có vẻ chán ngán chiến tranh! Có hôm, tình cờ bọn tôi thấy dưới chiếc gối của Thầy Hưng có quyển Tư bản luận của Karl Marx. Chúng Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn tôi làm thinh và nghó rằng Thầy nghiên cứu thêm về chính trò, kinh tế học Thầy Hưng chơi đàn rất hay. Thầy vẫn thường hay chơi những tình khúc tiền chiến và những ca khúc phản chiến mới nhất của Trònh Công Sơn rất thònh hành trong giới học sinh chúng tôi. Những lúc Thầy hát, là lúc bộc lộ tình cảm, khát vọng của lớp bọn trẻ chúng tôi thời ấy, là tình yêu quê hương đất nước, là mong muốn thanh bình trở lại trên quê hương đang trong hồi cuộc chiến khốc liệt. Bọn tôi cũng để ý thấy Thầy hình như chưa có người bạn gái nào. Lúc dạo phố hầu như Thầy chỉ đi một mình. Có lần thằng Phi kể cô hàng xóm gần nhà trọ Thầy Hưng nhờ nó đưa cho Thầy một bức thư, mà Phi đoán là thư tình Rồi vẫn hay hỏi dò tìm hiểu về Thầy Hưng. Thằng Phi có kể lại với Thầy Hưng chuyện đó và Thầy chỉ mỉm cười. Một thời gian sau, cô hàng xóm của Thầy Hưng đi lấy chồng. Bọn tôi thấy Thầy vẫn bình thường không có biểu hiện tình cảm gì về chuyện này, và vẫn hàng ngày đến trường dạy học, bọn tôi vẫn thi thoảng đến chơi với Thầy Bọn tôi học Thầy Hưng đến giữa năm đệ Tứ thì nghe một tin rỉ tai giật gân : Thầy Hưng là VC nằm vùng!!! Tin này được tung ra từ thằng Lực. Bọn chúng tôi gặng hỏi thì nó bảo có người đến báo với ba nó là một só quan làm bên an ninh quân đội. Nó nghe lỏm được! Quả thật qua tiếp xúc với Thầy Hưng, bọn chúng tôi nhận thấy là Thầy rất ghét chiến tranh, không ưa người Mỹ và chế độ do họ nặn ra. Nhưng việc Thầy Hưng làm VC hoặc làm cách mạng thì bọn chúng tôi vẫn ngờ ngợ! Hành tung Thầy có vẻ giống một nhân vật tình báo! Đôi lúc bọn tôi đến chơi nhà Thầy, thấy Thầy tiếp xúc và nói chuyện to nhỏ gì với một người lạ mặt. Bọn tôi đến thì thấy Thầy và người khách lạ nọ nói chuyện sang tình hình thế giới, nhận xét về cuộc chiến giữa Israel và khối Ả Rập Bọn tôi quyết đònh kể câu chuyện do thằng Lực mách với bọn tôi cho Thầy để Thầy biết mà liệu đường. Nghe chúng tôi kể, sắc mặt Thầy có vẻ tái đi, rồi Thầy ngập ngừng hỏi chúng tôi : - Thế các em có tin không ? Lực có còn kể cho ai nghe nữa không ? - Lực nó mới kể với bọn em trong lớp sáng nay. Không hiểu nó còn ba hoa với ai nữa không Thầy à! Thằng Phi lên tiếng Mà Thầy ơi! Giữa VC và giải phóng thì có gì khác nhau không thầy? Như Ba Má em gọi mấy người trên núi là VC, còn bà dì em ở quê ra chơi thì gọi là mấy ông giải phóng. Em chẳng hiểu ra làm sao cả !!! - À! Đó chỉ là cách gọi của phía bên này đối với phía bên kia thôi mà. Cái đó mang màu sắc chính trò và tuyên truyền các em à! Thực ra họ chỉ là một. Họ là những người yêu nước, không chấp nhận sự nô dòch của người Mỹ, đấu tranh vũ trang để đánh đuổi người Mỹ ra khỏi đất nước này và tạo cơ hội cho hai miền Bắc Nam thống nhất Thầy từ Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn tốn giải thích. Mà này, nếu Thầy là VC thì các em có “ sợ “ không ? Thầy Hưng cười hiền . - Tất nhiên là chúng em rất q Thầy dù Thầy là ai đi nữa. Có điều tụi em thấy lo cho Thầy thôi . Thằng Long lên tiếng trả lời thay cho bọn tôi. Không ai nói ra nhưng đều có linh tính hôm đó là buổi gặp mặt cuối cùng với Thầy Hưng. Hôm đó là chiều thứ bảy. Chúng tôi ra về mà lòng thấy buồn so và thấy lo lắng cho Thầy Hưng. Sáng thứ hai khi đến trường, chúng tôi thấy có mấy chiếc xe Jeep vừa của quân đội , vừa của cảnh sát đậu bừa bãi trong sân trường. Lính tráng với súng ống lăm lăm trong tay đi xộc vào từng lớp như tìm kiếm ai đó. Bọn học trò đứng tụm năm tụm ba dưới các gốc phượng to nhỏ , chẳng hiểu chuyện gì? Bọn chúng tôi thấy Thầy Hiệu trưởng có vẻ mặt buồn so, đau khổ phân trần với một viên só quan cảnh sát và một người mặt thường phục, đeo kính râm to bè không nhìn rõ mặt. Có lẽ đó là tên chỉ điểm mà hôm trước thằng Lực đã kể. Còn viên só quan có vẻ mặt hầm hầm trông thật dữ tợn! Một thoáng rất nhanh, những người lính quay lại những chiếc xe và báo cáo lại với viên só quan là không thấy gì thì tất cả các xe đều hụ còi inh ỏi và phóng xe vội vã ra khỏi khu trường. Bọn chúng tôi len lén đến gần văn phòng để nghe sự tình. Thầy Hiệu trưởng phân bua với Thầy Giám học : Thật là tai ương giữa đàng! Phen này thì tiêu tùng cái chân Hội đồng Rồi bọn học trò chúng tôi rồi cũng vào lớp nhưng không khí vừa qua vẫn còn bao trùm cả trường. Mấy thằng hiếu kỳ hỏi : Chuyện gì vậy tụi bay? Khi không bọn lính kéo đến tùm lum rồi ra đi cứ như là ma đuổi vậy!!! Ngay đầu tuần mà có lính đến hỏi thăm sức khỏe rồi? Chắc lớp nào có VC nằm vùng rồi!!! Chắc lại như vụ thằng Sự, thằng Thượng năm ngoái rồi!!! Bọn tôi thì lại nghó khác. Thằng Chuân đến rỉ tai tôi: - Nguy cho Thầy Hưng rồi mày ơi. Chắc hôm nay bọn lính đến tìm bắt Thầy Hưng rồi!!! - Chắc vậy quá! Tôi ậm ừ. Mà không hiểu Thầy đã biết chưa nhỉ? May mà hôm trước bọn mình đã kể cho Thầy. Tao nghó là thầy đã đề phòng bất trắc rồi. Thầy có vẻ giống điệp viên Tống Văn Bình quá. Hôm đó không có giờ Thầy Hưng. Lớp học bỗng trở nên ngột ngạt nặng nề. Tôi liếc xuống bàn thằng Lực thì thấy nó cúi gầm mặt xuống, không dám nhìn ai. Chắc nó nghó là cả lớp khinh bỉ nó vì nó là con của một tên mật vụ!!! Tan buổi học, bọn tôi tức tốc chạy đến nhà Thầy Hưng. Hàng xóm của Thầy vẫn còn đứng lảng vảng trước căn phòng đã bò phá tung cửa. Chúng tôi nhìn vào bên trong thấy đồ đạc của Thầy đã bò lục tung, vất bừa bãi dưới nền nhà. Các quyển tiểu thuyết bò vứt vào một đống trong xó phòng, chiếc đàn guitar cũng chung số phận. - Trông ông Thầy đó còn trẻ thế mà đã làm cộng sản! Rồi chẳng biết xung quanh mình ai là quốc gia, ai là cộng sản Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn nữa!!! Đúng là thời buổi ly loạn! Một người hàng xóm đứng tuổi nhìn vào căn phòng Thầy Hưng và bình luận. - Thế cảnh sát bắt Thầy rồi hả Bác? Tôi hỏi nhỏ ông hàng xóm vừa bình luận. - Bắt gì mà bắt! Ổng trốn mất rồi!!! Có khi giờ này đang ở trên núi cao! Ồ! Mấy ông cộng sản họ khôn lắm. Đánh động là họ “dông” ngay. Mà lạ thật! Đã là giáo sư của quốc gia rồi lại cũng làm cho cộâng sản. Không lẽ họ trả lương cao hơn lương quốc gia à? Thật chẳng hiểu nỗi Ông hàng xóm lắm điều tuôn một hơi dài. Chúng tôi mừng thầm cho Thầy. Thế là Thầy Hưng đã thoát khỏi hiểm nguy trong gang tấc! Có lẽ nhờ bọn tôi mách chuyện với Thầy hôm trước chăng ? Không biết giờ này Thầy đang ở đâu, Thầy ơi? oOo Những ngày giáp Tết năm đó có điều gì rất khác thường! Ngoài đường, hàng đoàn xe nhà binh kéo những khẩu pháo nặng nề nối đuôi nhau đi đến những mặt trận nào đó. Đêm đêm, tiếng pháo dội về làm mọi người dân của cái Thò xã tỉnh lẻ này không thể nào yên giấc được. Rồi mọi người đi mua bao về dồn cát để chất thành những hầm trú ẩn ngay trong nhà. Không khí chiến tranh có vẻ bao trùm lên mọi sinh hoạt thường ngày. Những trại lính tăng cường thêm các công sự và dây thép gai được giăng chằng chòt. Những người dân thì thầm với nhau : Chiến tranh sắp vào thành phố rồi!!! Giá cả tăng vọt từng ngày Dân chúng lo mua lương thực, dự trữ đồ hộp Đêm đến, những chiếc máy bay quân sự lượn lờ phía tây thành phố, thỉnh thoảng phóng ra từng chùm hỏa châu, bắn từng tràng liên thanh xuống một vùng vu vơ nào đó. Không khí ngột ngạt của chiến tranh khiến bọn học trò chúng tôi đâm ra hoang mang. Bọn chúng tôi đứa nào cũng ở tuổi sắp bò đôn vào lính cả mà! Nhiều đứa đã nhờ người quen bên Sở động viên làm giấy hoản dòch rồi. Có đứa đã đi thay lại giấy căn cước! Qua năm sau lên đệ nhò cấp, lớp bọn tôi hầu như không còn nguyên vẹn. Tôi và Phi, Chuân học cùng ban B, Thằng Long, Vũ , Só lại học ban A. Thằng Lực theo ba nó đã thuyên chuyển vào Sài Gòn. Trước mắt bọn chúng tôi phải lo học. Phải lo kiếm cái bằng Tú tài đã hẳn hay. Trai thời loạn mà. Bao giờ bò bắt lính thì tính sau . Bọn tôi nghêu ngao “ Ê coi chừng rớt Tú tài, anh đi trung só nghe mầy ” . Chiến tranh đối với bọn chúng tôi vừa xa nhưng cũng thật gần. Lên đệ nhò cấp, bọn chúng tôi trầm tónh , nhiều thằng bi quan chán ngán cuộc đời, lao vào đọc những tác phẩm văn học hiện sinh của Jean Paul Sartre, của Simone de Beauvoir Hầu như bọn tôi chẳng ai còn nhắc đến Thầy Hưng nữa! Không biết Thầy trốn đi được hay là đã bò bắt, bò tù Côn Đảo nữa Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn Đêm giao thừa Tết Mậu Thân dường như kéo dài khá lâu. Tiếng pháo, tiếng súng vang rền cả tiếng đồng hồ! Từng chùm pháo sáng vụt lên không soi sáng cả góc trời. Tôi có cảm giác rờn rợn không phải là đêm giao thừa mà thực sự là chiến tranh đã vào thành phố rồi! Đài phát thanh Sài Gòn thông báo sau đó VC đã Tổng công kích trên toàn lãnh thổ Dân chúng hoang mang cao độ. Hầm trú ẩn. Đại bác Hỏa tiển . Xe tăng. Những xác người. Sống và Chết Tất cả không chỉ là hình ảnh chập chờn trên những màn ảnh chiếu phim nữa mà nay mai sẽ là hiện thực Lệnh giới nghiêm được được nhà cầm quyền ban bố. Thiết quân luật Không ai được ra khỏi nhà trừ các lực lượng quân đội. Tôi chỉ mong cho trời thật mau sáng để xem thử tình hình thế nào! Nằm trong hầm trú ẩn, tôi nghe rõ tiếng từng đoàn người la hét, chạy thình thòch và vội vã trước ngỏ hẻm trong xóm nhỏ. Rồi tiếng xe tăng chạy ầm ầm, nhả từng loạt đại liên đanh gọn vào mục tiêu nào đó. Tiếng rên ró, kêu la của ai đó bò trúng đạn Trời sáng chưa tỏ nhưng qua kẻ hở của bao cát hầm trú ẩn, tôi nhìn thấy tận mắt những hình ảnh của cuộc chiến! Những người lính giải phóng với khẩu tiểu liên trong tay canh gác và sốt ruột chờ đồng đội đào vội những hầm hố chiến đấu. Đến khi trời sáng hẳn thì họ đã rút đi đâu rồi. Trong nội thành, tiếng trực thăng vũ trang nả rocket từng loạt làm lửa khói bay mù mòt cả vùng trời. Rồi những tốp lính với quân phục rằn ri , áo giáp, nón sắt chạy qua, chửi rủa inh ỏi, bắn bừa những tràng tiểu liên cực nhanh Rồi lại chạy đi đâu mất! Cứ như trò cút bắt mà hồi nhỏ bọn tôi trong xóm vẫn hay chơi! Tiếng súng nổ ở khu vực trung tâm Thò xã ngày càng dữ dội. Chúng tôi đoán chừng đâu như Tòa Tỉnh trưởng, Tiểu khu hoặc khu cư xá Mỹ Rồi trực thăng lại bay đến, bắn vội những quả rocket xuống một tòa nhà nào đó, rồi lại bay về căn cứ Đêm xuống , tiếng súng có vẻ bớt dữ dội hơn. Nhà tôi ở ngoại ô nên không nằm trong mục tiêu chính của cuộc chiến. Ai nấy đều ăn uống sinh hoạt trong hầm trú ẩn. Ra ngoài nhỡ ra tên bay đạn lạc thì sao !!! Những người dân ở khu vực giao tranh chạy lánh nạn ra khu vực ngoại ô nơi tôi ở có vẻ bồn chồn cho tài sản, nhà cửa của họ. Tâm lý chung là hoang mang không biết tình hình diễn biến đến đâu. Chỉ mong cho ngưng tiếng súng để trở về nhà. Những ngày sau đó tiếng súng giảm dần và đến ngày thứ tư thì im hẳn. Thế là những ngày Xuân qua đi theo cuộc chiến. Chúng tôi rủ nhau đi xem hậu quả sau cuộc chiến vừa qua. Có nhiều xác người nằm ngổn ngang trên đường phố, trên hàng rào thép gai, vắt ngang qua ban công các tòa nhà, Xác người la liệt, dân có, lính hai bên đều có Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn Tôi và Phi không hẹn mà gặp. Cả hai cùng đến trường xem tình hình thế nào. Ngang ngỏ hẻm ngày xưa có căn nhà trọ của Thầy Hưng, chúng tôi thấy một đám đông đang vây quanh xem xác của hai người lính giải phóng. Tôi và Phi tò mò ghé mắt qua vai mấy người đứng trước đó. Tôi giật mình và không tin ở đôi mắt mình. Phi cũng vậy. Chúng tôi cố nhìn lại. Đúng rồi, người lính giải phóng nằm đó chính là Thầy Hưng, giáo sư cố vấn và dạy Sử lớp bọn tôi! Chỉ mới hơn nửa năm từ ngày Thầy trốn đi, bây giờ Thầy Hưng nằm đây là một người lính chết trận! Trên ngực phải của Thầy, một loạt đạn đã xé nát. Thầy vẫn vậy tuy có gầy hơn xưa. Khắp người Thầy là màu nhọ đen ngụy trang của lính đặc công.Tôi và Phi cùng chảy nước mắt thương cho Thầy của mình. Phảng phất trong đầu tôi là tiếng đàn guitar của Thầy về một khúc nhạc tiền chiến Có lẽ Thầy muốn ghé thăm nơi ngày xưa Thầy từng đã ở trọ và dạy học. Và Thầy dường như mới chết vào ngày cuối cùng trước khi đồng đội rút đi! - Ông ấy trước đây là giáo sư trường trung học này đấy. Chạy núi mới hơn nửa năm chứ mấy! Tội nghiệp ! Ông ấy chạy vội ghé thăm mấy người hàng xóm gần nhà trọ ngày trước của ổng thì bò một toán lính Biệt Động rượt đuổi bắn hạ. Anh đồng đội này đến cứu cũng bò giết nốt! Khủng khiếp thật! Ông hàng xóm đứng tuổi ngày xưa của Thầy Hưng chép miệng. Tôi và Phi đứng lặng im nhìn Thầy nằm đó, không nói nên lời. Kết cục chiến tranh là vậy. Ngày mai kia xe ủi đất sẽ đến mang thân xác Thầy vùi lấp nơi nao? Mẹ và em gái Thầy có biết Thầy đã hy sinh? Tôi chợt nhớ đến lời Thầy: Rồi nhân nghóa sẽ thắng hung tàn bạo ngược. Thầy đã chỉ đường cho bọn học trò chúng tôi. Thầy đã ra đi còn chúng tôi thì không biết ngày mai của mình sẽ ra sao ? - Thầy ơi! Tôi thầm gọi: Ngày mai đây mong mọi người sẽ nhớ đến Thầy. người chiến só vô danh Tưởng niệm những Người Thầy nằm xuống cho quê hương một thời chinh chiến Hoài Nguyễn Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn . ta đã đưa Thầy về qui tập ở nghóa trang liệt só Thiên Bút rồi. Thằng Chuân lên tiếng. Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn HOÀI NGUYỄN HOÀI NGUYỄN THẦY TÔI THẦY TÔI Truyện ngắn Truyện ngắn Tháng. Thầy Tôi. Thầy Tôi. Truyện ngắn – Hoài Nguyễn Truyện ngắn – Hoài Nguyễn Gần năm năm từ sau ngày hòa bình, tôi mới có dòp trở về quê và gặp được một. thống nhất Thầy từ Thầy Tôi – Hoài Nguyễn – Truyện ngắn tốn giải thích. Mà này, nếu Thầy là VC thì các em có “ sợ “ không ? Thầy Hưng cười hiền . - Tất nhiên là chúng em rất q Thầy dù Thầy là ai