II. Phân tích tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính bao gôm tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động,tỷ số nợ, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số giá thị trường. Nhìn chung các tỷ số này qua các năm đều biến động và phản ánh rõ nét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đi sâu vào phân tích từng tỷ số ta thấy được: 1.Tỷ số về khả năng thanh toán: - Tỷ số về khả năng thanh toán hiện thờicủa công ty năm 2007 đến năm 2009 đều duy trì ở mức lớn hơn 1. Điều này chứng to khả năng trả nợ hiện hiện thời của công ty qua các năm là rất tốt vì tài sản ngắn hạn của công ty đảm bảo hơn một lần nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2008 so với năm 2007 tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm 1,01 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của công ty đang có xu hướng giảm xuống . Sở dĩ như vậy là so tỷ lệ tăng tài sản lưu động của công ty năm 2008 so với năm 2007 không tương xứng với tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007. Cụ thể, năm 2008 tài sản lưu động của công ty tăng 73,35% mà nợ ngắn hạn của công ty tăng đến 208,95% trong đó khoản phải trả người bán tăng với tỷ lệ lớn(212,84%). Tài trợ tài sản dài hạn không tăng tương xứng với mức tăng của nợ ngắn hạn công ty nên xem xét lại cơ cấu đầu tư. Năm 2009 tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng 1,25 lần so với năm 2008. Sở dĩ vậy là do nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 tăng không tương xứng với tỷ lệ tăng của tài sản lưu động. Cụ thể, tài sản lưu động của công ty năm 2009 tăng 80,21% , nợ ngắn hạn của công ty giảm 8,32% so với năm 2008. Tài sản lưu động năm 2009 tăng nhanh chủ yếu là do vốn bằng tiền và hàng tồn kho tăng nhanh. Cụ thể vốn bằng tiền tăng 696,63% và hàng tồn kho tăng 10,25% so với năm 2008. Tuy khả năng thanh toán hiện thời của công ty cả 3 năm là tốt nhưng tỷ số này năm 2007 và 2009 là tương đối cao, chứng tỏ công ty đã đầu tư tương đối nhiều vào tài sản lưu động, việc quản lý tài sản lưu động chưa đạt hiệu quả cao, công ty nên xem xét để cải thiện trong thời gian tới. - Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty nă 2007 và 2009 được đảm bảo ở mức lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty cố khả năng thanh toán nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Riêng năm 2008 tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 1,1 lần so với năm 2007 xuống còn mức 0.94 lần. Sở dĩ vậy là do lượng hàng tồn kho của công ty năm 2008 tăng 314,37% so với năm 2007 trong khi đó tài sản lưu động và nợ ngắn hạn chỉ tăng ở mức 73,35% và 208,95% . Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 và xuống mức bé hơn 1 chứng tỏ năm 2007 công ty không có khả năng trả nợ nhanh cho chủ nợ nếu không thanh lý hàng tồn kho. Điều này cho thấy việc quản lý tài sản lưu động của công ty đặc biệt đối với hàng tồn kho là chưa tốt 2. Tỷ số hoạt động. - Tỷ số vòng quay tồn kho của công ty qua 3 năm từ năm 2007 đến 2009 biến động tương đối lớn. Năm 2007 vòng quay tồn kho của công ty là 15,19 vòng. Năm 2008 so với năm 2007 số vòng quay tồn kho giảm 10,9 vòng xuống mức 4,29 vòng, số vòng quay tồn kho năm 2009 giảm 2,77 vòng so với năm 2008 chỉ còn 1,52 vòng. Sở dĩ vậy là do lượng hàng tồn kho của công ty hai năm 2008 và 2009 qúa cao so với doanh thu bán hàng. Cụ thể năm 2008 lượng hàng tồn kho tăng 314,37% trong khi đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 chỉ tăng 17,02% so với năm 2007. Năm 2009 hàng tồn kho của công ty tăng 210,25% trong khi đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 9,78%. Việc số vòng quay tồn kho giảm xuống cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt. Công ty nên có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn tránh gây tình trạng ứ đọng tài sản công ty. - Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2007 là 159,12 ngày. Năm 2008 kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng 32,78 ngày so với năm 2007 do năm 2008 khoản phải thu của công ty tăng 41,12% trong khi đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 17,02% so với năm 2007. Điều này cho thấy chính sách quản lý khoản phải thu của công ty 2008 chưa được thực hiện một cách hợp lý công ty cần tiến hành phân tích chính sách bán hang để tìm ra nguyên nhân tồn động nợ. Năm 2009 bình quân một khoản phải thu của công ty là 56,1 ngày giảm 135,8 ngày so với năm 2008. Sở dĩ vậy là do công ty đã cắt giảm được 67,91% khoản phải thu so với năm 2008 trong khi đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 9,78% so với năm 2008. Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2008 giảm chứng tỏ công ty đã xây dựng được chính sách bán hàng hợp lý , công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán và không gặp phải những khoản nợ kho đòi. Công ty nên phát huy trong thời gian tới. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty có sự chênh lệch lớn giữa năm 2007 so voứi năm 2008 và 2009. Năm 2007 hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là 78,55 nghĩa là cứ một đồng tài sản cố định của công ty tạo ra được 78,55 đồng doanh thu, tỷ số này cao hơn nhiều lần so với năm 2008 vad 2009. Điều này chứng tỏ năm 2007 công ty đã sử dụng khá hiệu quả tài sản cố định, việc đầu tư tài sản cố định là hợp lý. Năm 2008 công ty đưa vào sử dụng tài sản cố định mới tổng trị giá 446919872 đồng tăng 1051,31% so với năm 2007 tuy vậy doanh thu chỉ tăng 17,02% dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2008 giảm 70,57% so với năm 2007 điều này chứng tỏ tài sản cố định mà công ty đưa vào sử dụng năm 2008 là không tốt, việc đầu tư tài sản cố định của công ty năm 2008 là chư hợp lý. Công ty cần xem xét và có chính sách điều chỉnh phù hợp để gia tăng hhieeuj quả sử dụng tài sản cố định những năm tiếp theo. Năm 2009 công ty đã có sự điều chỉnh tài sản cố định so với năm 2008 đã cải thiện được hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh, tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể. Công ty cần tiếp tục có chính sách đầu tư tài sản cố định hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thấp và giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007 một đồng tài sản của công ty tạo ra được 1,69 đồng doanh thu . Năm 2008 con số này giảm 0,67 đồng so với năm 2007 xuống còn 1,02 đồng. Nguyên nhân là do, năm 2008 số lượng hàng tồn kho tăng ( chiếm 23,75% tổng tài sản năm 2008) tăng 12,61% so với năm 2007 ( năm 2007 hàng tồn kho chỉ chiếm 11,14% tổng tài sản). Hơn nữa, trong năm 2008 công ty đưa vào sử dụng tài sản cố định mới nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm này không cao dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty giảm. Năm 2009 hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty giảm 0,36 đồng so với năm 2008. Sở dĩ vậy là do năm 2009, hàng tồn kho của công ty tăng 178,04% so với năm 2008 và chiếm tỷ lệ 36,62% tổng tài sản của công ty năm này. Nhìn chung hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty thấp, đặc biệt là 2 năm 2008 và 2009 mà nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ứ đọng của công ty nhiều và tài sản cố định của công ty chưa phát huy hiệu quả. Trong tương lai công ty nên chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách tăng đầu tư hoặc bớt đi tài sản ứ đọng không cần thiết. - Tỷ số nợ của công ty đo lường mức đọ sử dụng nợ cuả công ty so với tài sản. Năm 2007 tỷ số nợ của công ty là 0,43 điều này cho thấy năm 2007 nợ của công ty bằng 0,43 lần tổng tài sản của công ty trong đó khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn(87,84%). Năm 2008, tỷ số nợ của công ty tăng 0,25 lần so với năm 2007. Trong năm 2008, tổng tài sản của công ty tăng 94,42% so với năm 2007 tổng nợ công ty tăng 208,95%, do trong năm này công ty có nhu cầu vay ngắn hạn ngân hàng và khoản phải trả người bán tăng 212,84% ao với năm 2007. Năm 2009, tỷ số nợ công ty giảm 0,331 lần. Nguyên nhân là do năm 2009 tổng tài sản công ty tăng 68,53% trong khi đó công ty cắt giảm 8,32% tổng nợ so với năm 2008. Nhìn chung, tỷ số nợ của công ty ít biến động qua các năm vì vậy ít tác động đến chủ nợ và cổ đông của công ty. - Tỷ số khả năng trả lãi vay của công ty năm 2008 là 8,62, nghĩa là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty năm 2008 bằng 8,62 chi phí lãi vay. Năm 2009 khả năng trả lãi vay công ty tăng 5 lần so với năm 2008. Do năm 2009 lợi nhuận trước thuế và chi phí laĩ vay tăng 9,35% , chi phí lãi vay giảm 30,75%. Điều này chứng tỏ mức độ sử dụng nợ của công ty giảm xuống và khả năng sinh lời của công ty đang có xu hướng tăng lên. - Tỷ số lợi nhuần thuần trên doanh thu tăng nhẹ qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007 tỷ số này là 1,17% nghĩa là một đồng doanh thu sẽ tạo ra 1,17% lợi nhuận . Năm 2008 tăng 0,55% so với năm 2007. Sở dĩ vậy là do lợi nhuận sau thuế của công ty 72,22% so với năm 2007 trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 17,02%. Năm 2009 phần trăm lợi nhuận tạo ra trên một đồng doanh thu tăng 0,15% so với năm 2008. Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu tăng dần qua các năm là một tín hiệu tốt điều này chứng tỏ công ty đã hoạt động kinh doanh tốt tạo ra lợi nhuận ngày càng cao công ty cần phát huy trong thời gian tới. - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007 tỷ số này là 1,97% . Điều này chứng tỏ răng một đòng vốn đầu tư của công ty sẽ tạo ra được 1,97% lợi nhuận thuần. Năm 2008 tỷ số này giảm 0,225 so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 , công ty đầu tư lượng lớn tài sản (tăng 94,42% so với năm 2007) trong đó chủ yếu là do tài sản cố định(tăng 1051,31%) , nợ ngắn hạn tăng 208,95% hàng tồn kho tăng 314,37% , trong khi đó lợi nhuận thuần chỉ tăng 72,225 so với năm 2007. Năm 2009 tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản giảm 0,51%. Sở dĩ vậy là do năm 2009 tài ssan của công ty tăng 68,53% so với năm 2008 , lợi nhuận thuần chỉ tăng 19,39%. Tỷ số lơi nhuận thuần trên tổng tài sản giảm chứng tỏ khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư của công ty giảm, việc đầu tư tài sản của công ty chưa đạt hiệu quả cao, công ty cần có kế hoạch đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sơ hữu biến động tăng giảm khác nhau qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007 tỷ số này là 3,39% nghĩa là một đồng đầu tư của các chủ sở hữu tạo ra được 3,39% lợi nhuận thuần. Năm 2008 tỷ số này tăng 2,01% so với năm 2007. Sở dĩ vậy là do vốn chủ sở hữu năm 2008 chỉ tăng 8,11%( chủ yếu do lợi nhuận giữ lại tăng 172,22% ) trong khi đó lợi nhuần tăng đến 72,22%. Năm 2008 đàu tư chủ sở hữu đạt hiệu quả cao. Năm 2009, tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sỡ hữu giảm 3,44%. Nguyên nhân là do vốn chủ sỡ hữu năm 2009 tăng 228,96% so với năm 2008, trong đó vốn kinh doanh tăng 250%, lợi nhuận giữ lại tăng 72,51%. Lợi nhuận thuần năm 2009 chỉ tăng 19,39%. Lợi nhuận thuần trên vốn chủ sỡ hữu giảm chứng tỏ đầu tư của chủ sỡ hữu không đạt hiệu quả cao. Công ty cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này. . II. Phân tích tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính bao gôm tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động ,tỷ số nợ, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số giá thị. các tỷ số này qua các năm đều biến động và phản ánh rõ nét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đi sâu vào phân tích từng tỷ số ta thấy được: 1 .Tỷ số. sản lưu động của công ty đặc biệt đối với hàng tồn kho là chưa tốt 2. Tỷ số hoạt động. - Tỷ số vòng quay tồn kho của công ty qua 3 năm từ năm 2007 đến 2009 biến động