1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thuyết trình Văn học - NT

38 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

- Luận điểm 3: Hình ảnh co cò mang ý nghĩa biểu tượng về tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.. Bài thơ cho tôi cảm nhận sâu sắc về tình mẹ, thấm thía hơn về tấm lòng

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÚI THÀNH

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

Trang 2

TÁC PHẨM: CON CÒ

Trang 5

Người thực hiện: Lê Ánh Tuyết

Học sinh lớp: 9/1

Trang 6

NĂM HỌC: 2009 - 2010

Trang 7

CON CÒ- KHÚC CA THIẾT THA, SÂU LẮNG VỀ TÌNH MẸ

CỦA CHẾ LAN VIÊN

A/Dàn ý:

Trang 8

- Giới thiệu tác giả - tác phẩm

- Giá trị bài thơ: + Khúc ca thiết tha, sâu lắng cuả tình mẹ

+ Thể điệu lời ru

Trang 10

- Luận điểm 3: Hình ảnh co cò mang ý nghĩa biểu tượng về tấm lòng người

mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

+ Quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc

+ Phần kết đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời

ru ấy

- Nói thêm về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng.+ Thể thơ tự do linh hoạt, gợi nhiều cảm xúc

Trang 13

B/Bài thuyết trình:

Tôi muốn ôm mẹ thật chặt, tôi muốn hôn mẹ thật nhiều, tôi muốn nói với mẹ một câu từ sâu thẳm trái tim: “ Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm” Đó làtất cả những cảm xúc của tôi từ khi đọc xong bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên Bài thơ cho tôi cảm nhận sâu sắc về tình mẹ, thấm thía hơn về tấm lòng người mẹ và ý nghĩa của lời ru ngọt ngào, êm ái đối với mỗi con người

Trang 14

mẹ yêu Những câu hát ru của mẹ, của bà sẽ đi vào tiềm thức của trẻ thơ, ở lại đó và đi cùng con người suốt cuộc đời Nói như Nguyễn Duy: “ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” Nhất là trong xã hội ngày nay, hát ru trở thành

Trang 15

công việc khá khó khăn đối với các bà mẹ trẻ và không được nghe tiếng hát

ru là thiệt thòi của nhiều trẻ thơ Chính vì vậy, bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên thêm ý nghĩa

( Bài thơ)

Như tựa đề của bài thơ đã nói, con cò là hình tượng trung tâm và bài thơ là sự phát triển của hình tượng ấy Một hình tượng được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc Nhưng bài thơ không phải là sự lặp lại đơn giản

Trang 16

dao đã được tác giả phát triển, mở rộng thành ý nghĩa biểu tượng và tập trung hướng vào biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng và bền lâu đối với mỗi đứa con Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò được phát triển qua từng đoạn thơ, nhưng vẫn mang tính thống nhất Con cò rất quen thuộc trong ca dao dân ca Việt Nam Một xứ sở nông nghiệp như Việt Nam, ngoài con trâu là bạn của nhà nông, chia sẻ mọi công việc nặng nhọc, vất vả với người nông dân thì hình ảnh con cò cũng rất gần gũi với họ Bởi vì từ ngoài cánh đồng đến luỹ tre làng, ở đâu người ta cũng thấy thấp thoáng bóng cò

Trang 17

lặng lẽ, lầm lụi, chăm chỉ bên cạnh người nông dân như hình với bóng Khi người nông dân cày ruộng thì cò bì bõm theo sau để nhặt cái tôm, cái tép Khi người nông dân nghỉ ngơi uống nước thì cò rỉa lông, rỉa cánh và ngắm nghiá người nông dân Từ vẻ đẹp này mà một vị vua như Trần Nhân Tông xúc cảm viết nên bài thơ “Thiên trường vãn vọng” với câu thơ đẹp:

Mục đồng địch lí ngưu quy tậnBạch lộ song song phi hạ điền

Trang 18

Con cò còn là hình ảnh rất gần gũi và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng

trong ca dao Bởi thế nó cũng xuất hiện trong nhiều câu hát ru Ở đoạn đầu

bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru Ở đây tác giả không dùng cả bài ca dao mà chỉ lấy vài chữ

trong mỗi bài nhằm để gợi ra những lời hát ấy Mỗi bài ca dao, ít nhiều thểhiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò Như cáccâu:

Con cò bay lả bay la

Trang 19

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồnghay:

Con cò bay lả bay laBay từ cổng phủ bay về Đồng ĐăngNhững câu ca dao gợi tả không gian quen thuộc và cuộc sống nhịp nhàng, thong thả, bình yên của thời xưa Còn bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm

Trang 20

lại có ý nghĩa sâu sắc hơn Con cò ở đây là biểu tượng cho những con người.

Cụ thể như người mẹ, người bà nói riêng và người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả lặn lội kiếm sống, gặp cảnh ngộ éo le vẫn giữ vẹn sự trung thực, ngay thẳng,

Trang 21

Cái cò đi đón cơn mưaTối tăm mù mịt ai đưa cò về

Trang 22

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh

và Tú Xương, một ông chồng chỉ chăm đèn sách, chỉ chơi bời hát xướng nhưng cũng hiểu vợ mình vất vả như thân cò:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Qua những lời ru của mẹ hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới

tâm hồn của con người qua những lời ru của ca dao dân ca Đó là điệu hồn

Trang 23

của dân tộc, ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa có thể hiểu và chưa cần để hiểu

những nội dung, những ý nghĩa biểu tượng của lời ru này Chúng chỉ cần vỗ

về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, một cách vô thức về tình yêu và sự che chở của mẹ Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống:

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân

Trang 24

Từ thưở ấu thơ, khi con nằm trong nôi:

Trang 25

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Đến tuổi tới trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Và đến lúc trưởng thành:

Lớn lên, lớn lên, lớn lên

Trang 26

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghĩ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn

Ở đây hình ảnh con cò trong ca dao vẫn được tiếp tục sự sống của nó trong tiềm thức con người

Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ Nó được bay ra từ những câu ca dao để sống trong

Trang 27

tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.Như thế hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, vì sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ Ở đoạn thơ này nhịp điệu thơ dài, ngắn với khoảng lặng ở câu cuối cũng gợi âm hưởng ngân nga của lời ru nhất là những buổi trưa hè Cánh cò đã trở thành máu thịt cuộc đời con làm nên hơi mát cho câu văn thi sĩ và cánh cò mãi mãi bên con

Trang 28

Đến đoạn thơ thứ ba thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý

nghĩa biểu tượngcho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời

Trang 29

Mỗi câu thơ có bốn từ và lặp lại các từ “dù” , từ “cò” tạo nên một điệu ru, một khúc ru êm đềm nhẹ nhàng, sâu lắng Năm câu thơ làm xao động lòng người.Tình mẹ mênh mông, rộng lớn và vĩ đại biết bao Chế Lan Viên đã

mở rộng không gian nghệ thuật “lên rừng- xuống biển”giúp ta cảm nhận được tình mẹ sâu nặng và cò trở thành biểu tượng đẹp, biểu tượng thiêng liêng cho tình mẹ, lên thác -xuống ghềnh đi bất cứ phương trời nào mẹ cũng luôn ở bên con.Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một

Trang 30

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Trong cái nhìn và tấm lòng của người mẹ nào cũng vậy, đứa con dù có khôn lớn trưởng thành đến đâu vẫn cần đến sự chăm lo và tình yêu thương của người mẹ Tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con , chia sẻ, khích lệ và nhất là động viên an ủi khi đứa con gặp nỗi buồn phiền , cay đắng, cô đơn Người

mẹ và quê hương bao giờ cũng là điểm tựa tinh thần cho những đứa con

Trang 31

Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu

thương mà đặc điểm của nó là cả không gian thời gian không có gới hạn Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời: gần - xa khoảng cách địa lý diệu vợi cũng là một trở ngại có thể ngăn cản tình cảm nhưng chẳng thể nào là những cản trở đối với tình yêu thương mà mẹ dành cho con

Tình yêu thương của mẹ “luôn”, “vẫn” và sẽ “mãi” bên con cho dù

Trang 32

vậy Vượt ra ngoài khoảng cách và giới hạn, không chịu khép mình trong không gian và thời gian Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong cả suốt cả bài thơ Nguyễn Duy cũng từng khái quát quy luật tình yêu

ấy trong câu thơ đầy triết lí:

Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Phần cuối, bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩaphong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:

Trang 33

Một con cò thôi Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Đến đây, hình tượng con cò được phát triển thêm một tầng ý nghĩa khái quát lớn rộng hơn nữa Con cò trong lời ru của mẹ là hình ảnh biểu tượng của cuộc đời “vỗ cánh qua nôi”, đến và sẽ ở lại với tâm hồn con người

Trang 36

Về hình ảnh, với cách sử dụng hình ảnh sáng tạo con cò trong ca dao một nơi xuất phát, là điểm tựa cho tác giả Đôi lúc ý nghĩa biểu tượng ấy cũng không rõ ràng, rành mạch, những nó rất gũi, quen thuộc và có khả nănggợi cảm cao trong lòng độc giả Gợi cho họ một hình ảnh đẹp, không bao giờ phai về người mẹ, tình mẹ

Tình mẹ, một tình cảm như vầng thái dương sưởi ấm cho con, như vầngtrăng dịu hiền xoa đi những nỗi đau Bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên đãnói lên tất cả điều đó Chính vì lẽ đó mà em xin lấy bài thơ “Thư gửi mẹ”

Trang 38

Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chấtCon thấy mình bé nhỏ làm sao

( Trích Ngữ Văn 7- Tập 1)

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w