BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: LUẬT KINH TẾ Sv: Trần Thị Hằng-F83C Đề bài: Hãy nhận định những câu sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? Đề số 1 : Câu 1: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được góp vốn tại doanh nghiệp TL: Nhận định trên sai vì: Theo khoản 4 Điều 13 LDN : người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thuộc các trường hợp không được góp vốn. Câu 2: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty về bằng toàn bộ tài sản của công ty. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo khoản 2 điều 38 LDN: cty TNHH 2 thành viên là 1 pháp nhân. Do vậy, Cty TNHH 2 TV có tài sản độc lập và sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty bằng toàn bộ tài sản của cty. Câu 3: Người đại diện theo PL của cty TNHH 2 Thành viên (TV) phải là TV của cty. TL:Nhận định trên sai vì: - Đại diện theo PL của cty có thể là chủ tịch HĐTV hoặc GĐ, Tổng GĐ. - Nếu đại diện theo PL là chủ tịch HĐTV thì người này là TV cty. - Nhưng nếu đại diện theo PL là GĐ (TGĐ) thì người này có thể là TV cty cũng có thể không phải là TV cty theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điều 57 LDN về tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ (TGĐ). Câu 4: Cổ đông phổ thông không được trực tiếp rút vốn của mình trong cty cổ phần. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo khoản 1, Điều 80 LDN về nhiệm vụ của cổ đông phổ thông thì cổ đông PT không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi cty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được cty hoặc người khác mua lại cổ phần. Điều đó có nghĩa là nếu muốn rút vốn của mình ra khỏi cty, cổ đông PT chỉ có thể bán lại cho cty hoặc người khác. Câu 5: Trong 3 năm kể từ khi cty được thành lập, cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo khoản 5, điều 84 LDN thì: “Trong thời hạn 3 năm, kể tử ngày cty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Cổ Đông”. Điều đó có nghĩa là cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng CPPT của mình cho cổ đông sáng lập khác, còn nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng CPPT cho người khác không phải là CĐSL thì phải được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ, hay nói cách khác, trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không được tiến hành 1 cách tự do. Đề số 2: Câu 1: DNTN có quyền hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập DN liên doanh theo Luật Đầu Tư 2005. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo quy định tại khoản 2, điều 21 Luật Đầu Tư 2005, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có quyền hợp tác thành lập tổ chức kinh tế liên doanh (DNLD).DNLD này được tổ chức và hoạt động theo Luật DN. Các DNLD này có thể là cty TNHH 2 TV trở lên, cty CP hoặc cty Họp Danh. Lúc này DNTN sẽ là 1 TV của cty TNHH 2 TV trở lên, 1 cổ đông của cty CP hoặc 1 TV của cty Hợp Danh. - Nếu DNLD là CTTNHH, CTCP, chế độ trách nhiệm của DNTN đối với DNLD là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp. - Nếu DNLD là cty Hợp Danh thì DNTN cũng chỉ có thể là Tv góp vốn (không thể là TV Hợp Danh) và trách nhiệm của DNTN trong DNLD này cũng là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp. Câu 2: Tất cả thành viên của công ty hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật của công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. TL: Nhận định trên sai vì: Theo khoản 1, điều 130, công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh được nhân danh công ty (tức có quyền đại diện theo pháp luật của công ty) để thực hiện theo các hoạt động kinh doanh của công ty (điểm b, khoản 1, điều 134). Còn thành viên góp vốn không có quyền trên (điểm b, khoản 2, điều 140). Câu 3: Cty TNHH 2 TV không được phát hành các loại CK. TL: Nhận định trên sai vì: Theo khoản 3, Điều 38 LDN, cty TNHH 2 TV không được quyền phát hành cổ phần nhưng được quyền phát hành 1 loại CK là trái phiếu. Câu 4: Người được nhân danh cty ký kết hợp đồng lao động với người lao động trong cty phải là Giám đốc Cty. TL: Theo điểm k, khoản 2, điều 55 & điểm k, khoản 2, điều 70; điểm g, khoản 3, điều 116 thì GĐốc có quyền tuyển và nghĩa vụ tuyển dụng lao động. Tuy nhiên người được nhân danh cty ký kết HĐLĐ với người lao động trong cty không phải lúc nào cũng là giám đốc mà là người đại diện theo PL của cty (có thể là GĐ, có thể là chủ tịch HĐTV hoặc chủ tịch HĐQT). Câu 5: Vợ được quyền làm giám đốc cty cổ phần do chồng làm chủ tịch HĐQT. TL: Nhận định trên sai vì: Theo quy định tại điều 116 & khoản 2, điều 57 Luật DN thì: - Nếu cty cổ phần không phải là “cty con của cty cổ phần vốn góp, cổ phần của Nhà Nước chiếm trên 50% vốn điều lệ” thì vợ được quyền làm GĐ cty do chồng làm chủ tịch HĐQT. - Nếu cty CP là “cty con của cty cổ phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ” thì vợ không được quyền làm GĐ cty do chồng làm chủ tịch HĐQT. Từ những cơ sở trên, có thể kết luận nhận định này sai. Đề số 3 : Câu 1: Chủ DNTN có thể sáp nhập DN của mình vào cty cổ phần. TL: Nhận định trên sai vì: Theo khoản 1, điều 153 thì việc sáp nhập cty được áp dụng đối với cty (tức cty TNHH, cty CP) và cty sáp nhập phải cùng loại với cty nhận sáp nhập. Do đó, chủ DNTN không thể sáp nhập DN của mình vào cty CP. Câu 2: Gđốc của cty cổ phần không được đồng thời là GĐ (Tổng GĐ) của DN khác. TL: Theo đoạn 4, khoản 2, điều 116 thì GĐ hoặc TGĐ cty không được đồng thời làm GĐ hoặc TGĐ của DN khác. Câu 3: Tài sản của DNTN là TSản của chủ DNTN và tách bạch với các tài sản khác. TL: Nhận định trên sai vì: Tài sản của DNTN là tài sản của chủ DNTN, nhưng nó không tách bạch với các tài sản khác của chủ DNTN. Cụ thể: - Theo khoản 1, điều 141: chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của DN, nghĩa là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đầu tư vào DN và tất cả tài sản khác. - Theo khoản 3, điều 142 : trong quá trình hoạt động chủ DN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DN. Từ những cơ sở trên, có thể kết luận nhận định này sai. Câu 4: Thành viên của HĐTV trong cty TNHH 1 TV khi dự họp có phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp của mình. TL: Nhận định trên sai vì: - Thành viên của HĐTV cty TNHH 1 TV không phải là TV góp vốn mà chỉ là những người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu cty. Ở đây cty chỉ có 1 chủ sở hữu là 1 tổ chức. - Theo khoản 5, điều 68: nếu điều lệ cty không có quyết định thì mỗi TV có 1 phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Câu 5: Thành viên của cty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của cty TL: Nhận định trên sai vì: cty hợp danh có 2 loại thành viên: TV hợp danh và TV góp vốn. Trong đó: - TV hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn (theo điểm b, khoản 1, điều 130). - TV góp vốn: chịu trách nhiệm hữu hạn (trong phạm vi góp vốn) – theo điểm c, khoản 1, điều 130. Đề số 4 : Câu 1: Thành vien HĐQT có số biểu quyết tương ứng với số cổ phiếu phần mình sở hữu tại cuộc họp HĐQT của cty. TL: Theo khoản 3, điều 108: tại cuộc họp HĐQT, mỗi TV HĐQT có 1 phiếu biểu quyeetss. Nghĩa là quyền biểu quyết là như nhau, không phụ thuộc vào số cổ phiếu mà họ sở hữu. Câu 2: TV của cty TNHH 2 TV trở lên bị chấm dứt tư cách TV khi bị tù giam. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo điểm e, khoản 2, điều 13 LDN: người đang chấp hành hình phạt tù không được thành lập và quản lý DN tại VN. Mà 1 người là TV 2 cty TNHH 2 TV thì có quyền quản lý và các quyền khác đối với các cty theo điều 41 LDN. Do đó, nếu TV cty TNHH 2 TV bị tù giam thì lúc này tư cách TV của người này phải chấm dứt vì rơi vào điều cấm thại điểm e, K2,, DD13. Lúc này, TV này phải chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cty hoặc TV còn lại của cty. Nếu cty, TV còn lại cty không mua thì chuyển nhượng cho người ngoài theo quy định (Trong trường hợp này, TV đó phải chuyển nhượng vốn góp để chấm dứt tư cách TV mà không áp dụng k2, đ45 để thông qua người giám hộ được vì bị tù giam không thuộc trường hợp bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, tư cách chấm dứt. Câu 3: Cổ đong có quyền tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp đại HĐ cổ đông là cổ đông phổ thông. TL: Nhận định trên sai vì: Cổ đông cty CP gồm các loại sau: Cổ đông phổ thông và Cổ đông ưu đãi;Cổ đông ưu đãi gồm: UD biều quyết, UD cổ tức, UD hoàn lại. Trong đó, CĐPT và CDƯĐ biểu quyết có quyền tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp ĐHĐCĐ (theo điểm a, K2, Đ81); còn cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền trên (theo k3, đ82 & k3, đ83). Câu 4: giống câu 5, đề số 3. Câu 5: Trong cơ cấu tổ chức của cty TNHH 1 TV luôn phải có chủ tịch cty. TL: SAI Theo k3, dd67, nếu TV của cty TNHH 1 TV là 1 tổ chức và có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức cty gồm: HĐTV, GĐ hoặc TGĐ & KSV. Như vậy, trong trường hợp này, trong cơ cấu tổ chức không có chủ tịch cty. Đề số 5 : Câu 1: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN) phải tiến hành chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn vào DNTN. TL: Nhận định trên sai vì: Theo Điều 141, khoản 1 Luật Doanh Nghiệp 2005 thì “DNTN là Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Điều đó có nghĩa là : giữa tài sản của DNTN và tài sản của chủ DNTN không có sự tách bạch. Vì vậy, chủ DNTN không cần phải tiến hành chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn vào DNTN. Câu 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (DN) luôn luôn là Giám Đốc của DN. TL: Nhận đinh trên sai vì: - Đối với DNTN: theo Khoản 2, Điều 143, Luật DN 2005 thì chủ DN có thể thuê người khác làm Giám Đốc, quản lý DN. Tuy nhiên chủ DNTN vẫn là đại diện theo pháp luật (theo Khoản 4, Điều 143) - Đối với Công ty Cổ Phần: Người đại diện theo Pháp Luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội Đồng quản trị hoặc Giám Đốc, hoặc Tổng Giám Đốc theo qui định tại Điều lệ Công ty (Theo điều 95, Luật DN 2005). - Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Theo Điều 46 Luật DN 2005 thì người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên hoặc Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc. - Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: Theo khoản 5, Điều 67, Luật DN 2005 thì người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc theo qui định tại điều lệ công ty. Từ những cơ sở pháp lý trên cho thấy Giám Đốc không phải lúc nào cũng là người đại diện theo pháp luật của DN. Mà người đại diện theo pháp luật của DN do điều lệ công ty quy định. Câu 3: Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên được rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại vốn của mình trong công ty. TL: Nhận định trên sai vì: Theo Khoản 1, Điều 66 của Luật DN 2005 thì: Chủ sở hữu công ty chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho một tổ chức hoặc cá nhân khác. Câu 4: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành tất cả các loại chứng khoán. TL: Nhận định trên sai vì : Theo Khoản 3, Điều 38 của Luật Doanh Nghiệp 2005 thì công ty TNHH 2 Thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phần, nhưng có quyền phát hành trái phiếu. Câu 5: Chủ sở hữu DNTN có quyền làm chủ sở hữu Doanh nghiệp khác. TL: Nhận định trên đúng vì: Theo khoản 3, Điều 141 của Luật DN 2005 “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN”, nghĩa là chủ DNTN không được làm chủ một DNTN khác. Tuy nhiên, chủ DNTN có quyền góp vốn vào công ty TNHH hoặc sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. Đề số 6 : Câu 1: Người đại diện theo PL của cty TNHH 2 TV phải là GĐ cty. TL: SAI Vì theo Đ46 LDN: đại diện theo PL có thể là chủ tịch HĐTV hoặc GĐ (TGĐ). Câu 2: giống câu 4, đề 3. Câu 3: giống câu 5, đề 5 Câu 4: giống câu 5, đề 3 Câu 5: giống câu 2, đề 1 . BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: LUẬT KINH TẾ Sv: Trần Thị Hằng-F83C Đề bài: Hãy nhận định những câu sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? Đề số 1 : Câu 1: Người đang bị truy cứu tra ch. định tại Điều lệ Công ty (Theo điều 95, Luật DN 2005). - Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Theo Điều 46 Luật DN 2005 thì người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội. CP hoặc 1 TV của cty Hợp Danh. - Nếu DNLD là CTTNHH, CTCP, chế độ tra ch nhiệm của DNTN đối với DNLD là tra ch nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp. - Nếu DNLD là cty