Ba căn cứ quan trọng

Một phần của tài liệu Mô hình tài chính công (Trang 25 - 27)

§5 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG

5.1.1 Ba căn cứ quan trọng

Khi sử dụng phương pháp kinh tế để thẩm định dự án công, ba điểm quan trọng sau đây của kinh tế học phúc lợi ứng dụng thường được sử dụng như những căn cứ nền tảng.

1. Giá cầu cạnh tranh của một đơn vị sản phẩm được tính từ góc độ của người tiêu dùng tức là tính theo giá trị mà người mua sẵn sàng thanh toán để có được sản phẩm bất kể do ai cung cấp, khu vực công hay khu vực tư.

2. Giá cung cạnh tranh của một đơn vị sản phẩm được tính từ góc độ của nhà sản xuất. Trong bối cảnh chưa tính đến thuế và trợ giá, giá do người tiêu dùng trả và giá mà nhà cung cấp nhận được không hề bị biến dạng. Nói chung, chúng đồng nhất với nhau. Tuy nhiên vấn đề hoàn toàn khác khi chúng ta phải đối mặt với thực tế là chính phủ đánh thuế lên mọi hàng hóa, dịch vụ và/hoặc trong những trường hợp cần thiết chính phủ thực hiện chính sách trợ giá cho các nhà cung cấp đối với hàng hóa, dịch vụ cần khuyến khích.

3. Lợi ích và chi phí nên được nhìn nhận một cách tổng quan và không quan tâm đến ai nhận/chịu chúng. Phương pháp phân tích kinh tế sẽ bỏ qua trường hợp có sự chuyển giao lợi ích từ nhà cung cấp sang người tiêu dùng hoặc ngược lại v́ dù với tư cách gì chăng nữa họ cũng là công dân của một đất nước.

H́nh 4.1: Đường cầu về số thuê bao điện thoại di động.

Khi dự án ra đời, nó không chỉ làm tăng sản lượng mà có thể còn làm giảm giá hàng hóa, dịch vụ. Điều đó cho phép những người tiêu dùng tiềm năng tiếp cận được sản phẩm của dự án. Nói khác đi, thặng dư tiêu dùng của xã hội gia tăng là một phần lợi ích mà dự án mang lại.

Chẳng hạn chính phủ nước cộng hòa X phát triển mạng điện thoại di động. Điều đó sẽ làm giá cước hiện từ P0 giảm còn P1, đồng thời tăng số lượng thuê bao từ Q0 lên Q1. Người sử dụng điện thoại hiện hữu sẽ tiết kiệm được thể hiện ở phần diện tích hình chữ nhật P1P0BD. Nhưng thực ra đây là phần doanh thu của các nhà cung cấp mạng điện thoại

hiện hành bị mất đi. Do đó toàn xã hội không hề nhận được lợi ích ròng từ phần tiết kiệm này. Chỉ có diện tích tam giác DBC mới là lợi ích ròng mà dự án thêm vào cho xã hội. Nếu xét trường hợp một đất nước trước đây nhập khẩu 100% điện, giờ phát triển dự án nhà máy thủy điện, thì lợi ích kinh tế của dự án chính là toàn bộ diện tích hình thang P1P0BC.

Nói như vậy không có nghĩa loại ra hiệu quả phân phối của các dự án công, mà chúng ta tách chúng ra rồi lần lượt xem xét đến trong những phần tiếp sau. Bởi nếu đưa thặng dư tiêu dùng vào lợi ích kinh tế của một dự án có thể gây khó khăn trong thẩm định. Chẳng hạn một dự án đang có NPV tài chính âm. Nếu tính giá trị thặng dư tiêu dùng thì NPV dương. Nhưng phần thặng dư tiêu dùng không thuộc về những người thực thi dự án nên họ không mặn mà với nó.

Một phần của tài liệu Mô hình tài chính công (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w