Glenn P Jenkins và Arnol C Harberger, Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, bản tiếng Việt, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2004-2005, Chương 12 Ch

Một phần của tài liệu Mô hình tài chính công (Trang 48 - 49)

đầu tư, bản tiếng Việt, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2004-2005, Chương 12 -- Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹ.

Trong khuôn khổ quyển sách này, chúng tôi nghiêng về việc sử dụng tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội và năng suất biên của vốn trong khu vực tư làm những căn cứ để xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công.

Cần nhắc lại về tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội và năng suất biên của vốn. Tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội theo Robert J. Gordon là “giá trị phụ thêm mà một người tiêu dùng sẵn lòng trả để có một số lượng nhất định những sản vật tiêu dùng trong hiện tại chứ không phải một năm sau hiện tại”10. Chẳng hạn nếu một người sẵn lòng trả 11000 đồng ngay bây giờ để mua một món hàng mà anh ta có thể có với 10.000 đồng một năm sau (bằng cách gửi tiết kiệm với lãi suất thực tế 10%/năm), thì người ấy có một tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian là 10%, tức là anh ta sẵn lòng chi thêm 10% để tiêu dùng hiện tại. Trong khi đó, năng suất biên của vốn chính là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải đạt được trên đồng vốn đầu tư cuối cùng. Như thế, tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội được nhìn nhận từ quan điểm của những người tiêu dùng còn năng suất biên của vốn được xem xét từ góc độ nhà đầu tư. Và chúng ta ai cũng biết rằng một đồng đem tiêu dùng thì không thể đầu tư.

Nếu năng suất biên của vốn lớn hơn tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội thì một đồng được chuyển từ tiêu dùng hiện tại sang đầu tư. Ví dụ, nếu năng suất biên của vốn là 15% thì 100 đồng giảm tiêu dùng hiện tại sẽ tạo ra 115 đồng sau một năm. Cùng lúc đó, nếu tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội là 12%, tức là xã hội hài lòng với 112 đồng năm sau như 100 đồng ngay bây giờ, thì rõ ràng người ta sẽ thích 115 đồng hơn. Như thế, nếu vốn có năng suất biên cao hơn tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội thì chắc chắn xã hội sẽ nhịn tiêu dùng và tiết kiệm nhiều hơn, tức là mức cung về tiền cho đầu tư nhiều hơn. Ngược lại, nếu năng suất biên của vốn giảm dưới tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội, thì người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn và làm giảm lượng cung tiền cho đầu tư.

Trạng thái ban đầu về cầu đầu tư và cung tiết kiệm

Trạng thái ban đầu về lượng cung tiền gửi tiết kiệm tại các mức lãi suất trước và sau thuế và lượng cầu về vốn đầu tư tại các mức tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế được mô tả trong đồ thị dưới đây.

Một phần của tài liệu Mô hình tài chính công (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w