Xóa bỏ ngăn cách Qua nhiều nghiên cứu, tìm tòi, các nhà tâm lý học và các bậc cha mẹ đã đúc rút ra được các phương pháp sau nhằm xóa bỏ hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái: Hãy để cho con có được khoảng trời riêng của mình. Ðến một tuổi nhất định của con, bạn không nên vào phòng riêng, lục lọi và xem xét các thứ vì làm như vậy đứa trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, ngột ngạt, căng thẳng, và chúng thấy mất tự do. Thanh thiếu niên thường muốn có cuộc sống riêng tư của mình và không thích cha mẹ can thiệp. Chúng thường có tình cảm lãnh đạm, trầm tư, thích ở một mình và không chịu đi đâu cùng cha mẹ. Bạn đừng lấy làm khó chịu hay thất vọng vì đây chỉ là biểu hiện bình thường của con cái khi bước sang tuổi trường thành. Hãy lắng nghe con cái nói. Trẻ em ngày càng lớn càng cảm thấy khó khăn, ngần ngại khi nói chuyện với cha mẹ. Chúng thường không thích cùng ăn cơm với cha mẹ tuy nhiên những bữa cơm gia đình là cơ hội tốt để cha mẹ con cái trò chuyện. Bạn hãy cố tạo điều kiện để cùng con cái ăn cơm và khi trò chuyện, bạn nhớ để tâm nghe con nói vì khi con cái thấy mình được coi trọng, chúng sẽ cởi mở hơn. Hãy làm người cố vấn, không làm kẻ trung gian. Chắc đã có lúc bạn lấy làm thất vọng vì bạn đã đề xướng ý kiến rất hay nhưng con cái lại không nghe và không thích thú. Ðây cũng chỉ vì trẻ em không thích bị người lớn chỉ huy hoặc chê bai chúng. Bạn nên để tâm lắng nghe, giải thích và giúp con rút kinh nghiệm chứ đừng nên bắt tay tham dự vào công việc của chúng hoặc bắt chúng phải làm theo ý bạn. Bạn cũng nhớ đừng nên phê phán và chỉ trích cho dù trẻ làm hỏng việc. Hãy trao đổi bình đẳng với con cái. Bạn hãy cố gắng tránh sự so sánh thời thơ ấu của mình với con. Bạn cũng đừng nên dùng uy quyền của cha mẹ mà luôn lên giọng "dạy đời" với con. Dùng phương pháp bình đẳng để trao đổi tâm sự là cách tốt nhất khiến cha mẹ con cái trao đổi cởi mở, thoải mái và tự nhiên. Nếu có những điều bạn không muốn hoặc không thể nói trực tiếp với con thì bạn có thể viết ra cho con. Hãy ngưng tra hỏi con cái bất cứ điều gì. Thường thì con cái không muốn cái gì cũng nói với cha mẹ. Chúng không cần những câu tra hỏi, xét nét mà cần sự an ủi và động viên. Bạn nên tìm hiểu nhưng đừng nên ép con cái nói những điều chúng chưa tiện nói hoặc không muốn nói. Hãy cho con bạn biết rằng bạn luôn ở bên chúng để ủng hộ tinh thần - điều này đối với trẻ em là điều quan trọng hơn tất cả. Yêu con cho roi, cho vọt Hình phạt là hình thức uốn nắn hoàn thiện nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng, coi đó là cách để làm nguôi sự tức giận trong người. Các bậc phụ huynh nên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có hình thức phạt cho đúng. Khi con đọc xuyên tạc một bài hát, một câu thơ nào đó bạn không nên phạt vì đó cũng là cách nói tếu, nói đùa. Trẻ con thường học ở người lớn, từ những người xung quanh một cách rất nhanh chóng, nhưng hoàn toàn vô thức. Cha mẹ nên hiểu rằng có người nào đó sống bên cạnh con đã nói như vậy và trẻ nghe được. Chỉ cần nhắc con không nên làm như thế vì điều đó chứng tỏ con không ngoan. Trẻ thường lóng ngóng chân tay, làm vỡ đổ bát đĩa, lọ hoa, cha mẹ không nên phạt con. Thực ra do trẻ lỡ tay, chứ chúng cũng không muốn điều đó xảy ra. Hơn nữa, người lớn cũng đôi lúc lỡ tay làm rơi vật này, vật nọ. Cha mẹ hãy nhắc con lần sau cẩn thận hơn và yêu cầu chúng thu dọn lại. Sau đó, hãy dạy con cách cầm nắm vật cho đúng. Khi con bị điểm kém, cha mẹ không nên phạt vì sẽ gây áp lực tâm lý nặng nề cho con. Nó sẽ chán ghét việc học tập và sợ hãi mỗi khi đến trường. Cha mẹ có thể cùng con xem lại lý do bị điểm kém và thiết lập một quy trình để khuyến khích sự cố gắng của con như giúp trẻ chuẩn bị trước bài kiểm tra ở nhà. Sau khi trẻ làm bài xong, hãy cho nó giải trí theo ý muốn. Trẻ có tính hay lơ đãng, hiếu động gây khó cho bạn nếu muốn điều chỉnh hành vi. Nhưng nếu bạn phạt mỗi khi trẻ mắc lỗi, chúng sẽ phản ứng lại hoặc tự khép mình vào vỏ bọc riêng, nhút nhát, không cởi mở. Việc dạy dỗ một đứa trẻ mắc chứng lơ đãng hoặc quá hiếu động cần nhẫn nại, chịu đựng và trên hết là sự dịu dàng yêu thương. Cha mẹ cần nêu rõ nguyên tắc với con: học xong con sẽ được đi đá bóng, xem hết phim phải đi ngủ, nếu không từ mai không được xem nữa. Để nguyên tắc này không bị bỏ qua, bạn hãy làm tất cả những gì mình nói. Phải kỷ luật trẻ nếu nó vi phạm nguyên tắc, nhưng sau đó vẫn phải dịu dàng yêu thương. Xà bông dành cho trẻ em Để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ em, các bậc cha mẹ nên lựa chọn cho bé sản phẩm xà bông dành riêng cho trẻ Thời gian gần đây, thị trường xà bông dành riêng cho trẻ em như sữa tắm, dầu gội diễn ra khá sôi động. Chị Thanh Loan - chủ một sạp mỹ phẩm ở Chợ Lớn (Quy Nhơn) - cho biết: "Trước đây, sản phẩm xà bông hay sữa tắm dành cho trẻ xuất hiện trên thị trường chủ yếu là hàng nhập ngoại. Nhưng nay đã xuất hiện một số nhãn hiệu của Việt Nam hay liên doanh như Lana, Kidi, Pigeon được nhiều khách hàng ưa chuộng". Các sản phẩm từ hàng nước ngoài đến liên doanh đều chạy đua nhau về hương liệu và công dụng. Vì vậy, xà bông dành cho trẻ em có rất nhiều loại không thua kém gì các loại xà bông dành cho người lớn. Loại chứa sữa với tinh chất sữa tự nhiên không chỉ có tác dụng giúp da sạch sẽ mà còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da nhạy cảm của bé; loại màu xanh có chứa thêm acid citric và fragrance làm sạch da mà không làm mất các chất nhờn sinh lý tự nhiên trên da; loại màu hồng được tăng cường thêm Vitamin E với mùi hương trái đào vừa dưỡng da vừa cho hương thơm dịu mát và sảng khoái sau khi tắm. Có loại chứa tinh dầu ancaloit chiết xuất từ hoa cúc La Mã và cocamile betaine chiết xuất từ trái coca có tác dụng sát trùng, làm sạch và giữ da luôn mịn màng. Với các bé có làn da khô, bạn có thể dùng loại sản phẩm có chứa kem dưỡng da và các thành phần làm sạch trung tính giúp da sạch mịn và giữ độ ẩm cần thiết trên da. Chị Thái Bảo - ở đường Biên Cương (Quy Nhơn) - cho biết: "Tôi quyết định lựa chọn sản phẩm xà bông dành riêng cho trẻ không vì những công dụng như giữ ẩm da mà do xà bông dành cho trẻ như dầu gội không làm cay mắt trẻ con". Để nhận biết được tác dụng của từng loại sản phẩm trên, khách hàng nên đọc kỹ hướng dẫn, thành phần, tác dụng trên bao bì sản phẩm. Với những bé có thể tự tắm được, bạn có thể chọn loại có chiết xuất từ thảo mộc làm mịn da và không cay mắt. Các sản phẩm xà bông hay sữa tắm đều có cách dùng đơn giản là thoa trực tiếp lên cơ thể bé, tạo bọt trên bông tắm hoặc pha vào nước. Một số loại có yêu cầu riêng, nên bạn cần làm đúng cách hướng dẫn để phát huy tác dụng. . Xóa bỏ ngăn cách Qua nhiều nghiên cứu, tìm tòi, các nhà tâm lý học và các bậc cha mẹ đã đúc rút ra được các phương pháp sau nhằm xóa bỏ hố ngăn cách giữa cha mẹ và con. cho roi, cho vọt Hình phạt là hình thức uốn nắn hoàn thiện nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng, coi đó là cách để làm nguôi sự tức giận trong người. Các bậc phụ huynh nên. một câu thơ nào đó bạn không nên phạt vì đó cũng là cách nói tếu, nói đùa. Trẻ con thường học ở người lớn, từ những người xung quanh một cách rất nhanh chóng, nhưng hoàn toàn vô thức. Cha mẹ