Xoábỏkhoảng cách vớinhânviên Trong một tổ chức, việc nhânviên không biết mặt, thậm chí không biết tên tổng giám đốc hay những vị lãnh đạo cao nhất có lẽ chẳng có gì là lạ. Vì thế, có một thực tế là: những người có ảnh hưởng lên họ nhiều nhất lại chính là các vị sếp nhỏ - những người quản lý và giám sát họ hàng ngày. Vài năm trước, một cơ quan đã tiến hành cuộc thăm dò với hai câu hỏi: "Ai là người bạn ngưỡng mộ nhất trong cuộc sống?" và "Người nào trong tổ chức được bạn ngưỡng mộ như một nhà lãnh đạo?". Người ta đoán trước rằng, với câu hỏi đầu tiên, đa số câu trả lời là giáo viên, huấn luyện viên, những nhà lãnh đạo quân sự và kinh tế nổi tiếng . Còn câu trả lời cho câu hỏi thứ hai sẽ là những vị lãnh đạo cao cấp, những vị chủ tịch, giám đốc điều hành, ông chủ . Nhưng câu trả lời lại khá mới mẻ và thú vị. Hơn một nửa số người tham gia trả lời câu hỏi đầu tiên rằng, cha mẹ chính là những người họ ngưỡng mộ trong cuộc sống. Còn với câu trả lời thứ hai, 20% cho rằng không có ai cả, xấp xỉ 50% cho rằng người họ ngưỡng mộ là người giám sát hiện tại hoặc trước đây của họ. Không phải là những vị chủ tịch, giám đốc điều hành, cũng không phải những lãnh đạo cao cấp khác mà là những người gần gũi với họ nhất. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là, cha mẹ chính là tấm gương và là lãnh đạo trong lòng con cái họ. Gia đình chính là cái nôi mà từ đó sản sinh ra những nhà lãnh đạo cho các tổ chức mai sau. Cũng đừng quên rằng những vị sếp trực tiếp có ảnh hưởng như thế nào tới nhân viên. Với đa số họ, không phải những vị tổng giám đốc hay chủ tịch ở trên cao được xem là thần tượng mà những vị sếp gần gũi họ nhất sẽ mang đến cho họ những minh chứng về cách lãnh đạo. Có lẽ, ngay những sếp nhỏ cũng không biết được rằng, họ có ảnh hưởng hơn nhiều so với mức lương mà họ nhận được. Vậy thì, lí do nào khiến nhânviên ít ngưỡng mộ những lãnh đạo hàng đầu của họ? Lí do ở đây chính là khoảng cách. Cha mẹ và những giám sát, những ông sếp trực tiếp có một số điểm chung: đó là cả hai đều rất gần gũi và thân mật vớinhân viên. Trong khi đó, nhânviên lại ít có mối liên hệ với những người lãnh đạo ở vị trí cao trong tổ chức. Nhânviên không có cơ hội biết về những vị lãnh đạo này. Dường như họ khá xa xôi và nhânviên chỉ biết đến họ thông qua lời của người khác. Nhânviên không hề biết liệu họ có thực sự đáng tin cậy, có khả năng lãnh đạo hoặc thậm chí có quan tâm đến sức khoẻ, hạnh phúc của mọi người hay không. Nhânviên chỉ thấy họ là những người xa lạ, thậm chí chưa từng được biết đến. Hãy thử nghĩ mà xem, với một người lạ, chúng ta có dễ dàng tin tưởng hay không? Nhânviên có dám đưa ra những nghi ngờ hay phản đối về những quyết định mà họ không hiểu hay không? Và như vậy, nhânviên có bị ảnh hưởng và đi theo những người mà họ thấy xa lạ hay không? Khoảngcách làm cho việc lãnh đạo trở nên khó khăn hơn. Nhưng vẫn có một số người tham gia cuộc khảo sát cho rằng họ cảm thấy gần gũi với nhiều người ở vị trí lãnh đạo cao cấp vì những người này luôn cố gắng để thường xuyên liên hệ với họ, luôn gần gũi và quan tâm đến nhân viên. Vậy, bạn có cảm thấy nhânviên xa lạ với mình? Nếu chính bạn còn cảm thấy thế thì không thể tránh khỏi nhânviên có cảm giác tương tự. Bạn có xem việc gần gũi hơn vớinhânviên thực sự quan trọng với mình?. Có thể nhiều lãnh đạo sẽ bào chữa rằng họ không có thời gian, họ bù đầu vì hàng trăm thứ việc phải nghĩ và không thể gần gũi hơn vớinhân viên. Bí quyết để xoábỏkhoảngcách là tận dụng hết thời gian quý báu bạn có để hoà hợp vớinhân viên. Chú ý đến mong muốn, nhu cầu, hay những lo lắng của họ. Điều đó cũng nghĩa là bạn phải chuyển từ vị trí người nói sang người lắng nghe và hiểu họ. Nghĩa là bạn cần phải trở thành một con người có cảm xúc và biết quan tâm trong mắt nhânviên của mình. Mạnh Cường Theo Leadership articles . không thể gần gũi hơn với nhân viên. Bí quyết để xoá bỏ khoảng cách là tận dụng hết thời gian quý báu bạn có để hoà hợp với nhân viên. Chú ý đến mong muốn,. Xoá bỏ khoảng cách với nhân viên Trong một tổ chức, việc nhân viên không biết mặt, thậm chí không biết tên