Vai trò người cha Trong xã hội truyền thống, người cha đóng vai trò "kẻ kiếm cơm" (bread winner) nhiều hơn là người săn sóc trực tiếp cho con cái. "Còn cha gót đỏ như son , Ðến khi cha chết gót con đen sì" "Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Cái "công" của người cha có vẽ như nặng về đài thọ công của, dạy dỗ, cái "nghĩa" của người mẹ (tự điển Việt Anh dịch là deep affection and fervid loyalty, theo thiển ý có thể dịch gọn ở đây là love) có vẻ nặng về trìu mến, hy sinh, che chở, tận tụy trong mọi trường hợp, bằng mọi giá. Trong xã hội mới hiện nay, do nhu cầu kinh tế cũng như cơ hội giáo dục bình đẳng nam nữ, trên quá nửa gia đình ở Mỹ cả hai người cha mẹ đều đi làm, vai trò người đàn ông cứng rắn ít biểu lộ tình cảm (macho) cũng đã không còn được đề cao như trước, do đó người cha cũng nên góp phần trực tiếp săn sóc, nâng niu, trìu mến con cái như mẹ: cho bú (sữa bình), thay tã, tắm rửa, tham dự hoạt động văn nghệ, vui chơi với con cái. Tuy nhiên, dù là hiện nay người mẹ phải gánh vác một số công việc của người cha và người cha phải chia sẻ ít nhiều tính cách "nội trợ" của người mẹ cố hữu, bản chất thái độ và tác dụng của người cha và người mẹ trên đứa con vẫn khác nhau. Người mẹ có khuynh hướng bảo vệ, an ủỉ, kiếm đồ chơi thật nhiều cho con chơi. Người cha thì có vẻ thích dùng chính tay chân, thân thể mình làm đồ chơi cho em bé: làm con bò cho bé cưỡi, lấy chân làm xích đu Người cha cũng có vẻ thích cho con mình mạo hiểm đôi chút, khám phá những đồ vật, những tình hình mới. Ðoạn sau đây trích từ một bài của Newsweek, số đặc biệt về "Your child"(1997): (Theo BS Robert Moradi) người cha giúp cho đứa bé phát triển cá tính; họ dễ để cho bé đi ra khỏi tầm mắt quan sát của mình, và so với người mẹ thì người cha thường để cho con mình bò đi xa gấp đôi người mẹ trước khi ẵm nó lên. Khi em bé đối diện với một trạng huống mới lạ như một con chó, một người lạ, một đồ chơi mới, do bản năng thì người mẹ xích lại gần con, làm cho bé yên tâm hơn vì có mẹ bên cạnh; người cha thì có khuynh hướng đứng yên, để cho đứa bé tự nó khám phá xem cái tình huống mới đó như thế nào. Một bên làm cho bé yên tâm, dừng sợ hãi, một bên thì thách đố (challenging), cả hai đều góp phần vào sự phát triển về tình cảm của bé. Khảo cứu cho thấy nếu người cha đóng vai trò tích cực, đứa bé ít khóc hơn khi phải tách khỏi cha mẹ hoặc lúc có người lạ " "Trẻ con được người cha góp phần săn sóc ít trở thành bạo động hơn (less violent); có chỉ số thông minh cao hơn (better IQ), biết tự kiềm chế hơn (better impulse control), thích ứng xã hội tốt hơn - tất cả mọi yếu tố về sức khỏe tâm thần đều tốt hơn." "Ít có gì mãnh liệt bằng, mà lại ít được dùng tới như vậy trong xã hội chúng ta (Mỹ), như sự gắn bó thiêng liêng giữa cha và con ." Cho nên, dù các vị "feminist"( nữ giới chủ trương đàn bà phải độc lập về mọi mặt không cần đến vai trò của người đàn ông) lắm khi cho chúng ta có cảm tưởng người đàn bà có thể thụ thai, sinh con, nuôi con khôn lớn mà khỏi cần đến chồng con, các nghiên cứu tâm lý vẫn xác nhận rằng vai trò người cha vẫn độc đáo như vai trò người mẹ trong sự phát triển quân bình của đứa con. Do đó, dù các "đấng mày râu"có quan trọng, dọc ngang bao nhiêu trong xã hội, con cái của quí vị cũng rất cần đến tình thương, sự săn sóc, sự trìu mến, sự dẫn dắt và thì giờ của quí vị như thường. Vai trò quan trọng của ngôn ngữ Khi bé tròn một tuổi là giai đoạn "ngôn ngữ hoạt động" do hệ thống phát âm đã trưởng thành, biểu hiện sự phát triển cao nhất của chức năng não bộ. Sự phát triển ngôn ngữ sẽ giúp bé học hỏi, tư duy và đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp của bé sau này. Bố mẹ cần gần gũi, động viên và kiên nhẫn tập luyện với bé trong những năm đầu tiên. Giúp bé chơi trò phát âm "ba", "mẹ", "bà" và những người thân thuộc trong gia đình. Luôn khích lệ để phản ứng này được củng cố. Chỉ những vật dụng hàng ngày quen thuộc và yêu cầu bé gọi tên. Cho bé tập nói chuyện với người thân qua điện thoại. Nói chuyện với bé thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, giải thích cho bé biết mình đang làm gì. Nói rõ và chậm, luôn giữ khoảng cách để bé có thể nghe rõ từng âm và yêu cầu bé lập lại khi bé phát âm sai. Sai khiến bé với những mệnh lệnh đơn giản như ngồi xuống, đứng lên, lấy ly, muỗng, chén với những lời cám ơn và khen ngợi bé để giúp bé phối hợp nhuần nhuyễn giữa động tác và ngôn ngữ. Dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, nhấn các trọng âm quan trọng khi nói chuyện với bé. Đọc sách cho bé nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ (chú ý chọn truyện tranh về các loài vật, cổ tích ) để giúp bé tư duy và làm quen với vốn từ ngữ rộng hơn. Kể chuyện với âm điệu truyền cảm cho bé nghe lúc rảnh rỗi, cuốn hút bé vào câu chuyện với những âm điệu trầm bổng giúp bé phát triển trí nhớ. Cho bé xem hoặc nghe các chương trình ca nhạc thiếu nhi, chỉ cho bé hát theo giúp bé làm quen với lời hát và cường độ âm thanh khác nhau. Sự tiếp nhận âm thanh, ngôn ngữ là nền tảng cho kỹ năng nghe và học các loại ngôn ngữ khác nhau của bé sau này. Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ. Bé cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để cơ thể và nhất là chức năng não bộ có thể hoạt động tốt giúp bé phát triển tối ưu khả năng nghe, hiểu và nói ở giai đoạn này. . làm cho bé yên tâm hơn vì có mẹ bên cạnh; người cha thì có khuynh hướng đứng yên, để cho đứa bé tự nó khám phá xem cái tình huống mới đó như thế nào. Một bên làm cho bé yên tâm, dừng sợ hãi,. người cha góp phần săn sóc ít trở thành bạo động hơn (less violent); có chỉ số thông minh cao hơn (better IQ), biết tự kiềm chế hơn (better impulse control), thích ứng xã hội tốt hơn - tất cả mọi. đàn bà có thể thụ thai, sinh con, nuôi con khôn lớn mà khỏi cần đến chồng con, các nghiên cứu tâm lý vẫn xác nhận rằng vai trò người cha vẫn độc đáo như vai trò người mẹ trong sự phát triển quân