Tập cho bé thói quen ngăn nắp Mỗi lần trông thấy góc học tập của cu Tin là chị Hiền mẹ nó lại phải thốt lên một câu ta thán quen thuộc: "Sao mà bày bừa dữ thế không biết!" Một đống vừa sách vừa vở, cuốn mở, cuốn đóng nằm loạn xạ đầy ở trên mặt bàn, lẫn lộn trong đó có cả mấy cuốn truyện tranh, mấy cuốn báo Nhi Ðồng Bút viết chẳng có cái nào nằm trong hộp mà vung vãi đầy ra xung quanh, có cây còn nằm cả ở dưới sàn, giấy nháp rơi lả tả xung quanh chân bàn, còn lọ màu vẽ mở nắp từ hồi nào, giờ đã khô queo cả mặt… Mà chẳng phải chỉ có góc học tập riêng tư của Tin mới bê bối như vậy đâu. Chỗ ngủ của Tin cũng lộn xộn không kém. Có mỗi một việc là sáng thức dậy, trước khi bước xuống giường phải tự xếp dọn mùng mền cho gọn ghẽ mà chẳng bao giờ Tin làm được. Ði học về, quẳng cặp một nơi, quăng mũ một nẻo, quần áo thay ra cứ dúi một đống ở trong góc dù cái giá treo ở ngay cạnh đó. Ly nước dùng xong để ngay tại bàn, nhiều bữa mải mê đọc truyện quơ tay một cái là cái ly lăn xuống đất nước văng tung tóe ra dưới sàn. Vì đồ đạc để lung tung như thế nên cu Tin suýt bị trễ học luôn. Cần cuốn sách Toán tìm mãi không ra, hóa ra nó đang bị kẹp ở giữa cuốn Văn; tập chép môn Ðịa thì còn nằm lẫn giữa cuốn Nhi Ðồng. Chị Hiền mỗi lần vào phòng con chỉ biết thở dài ngao ngán vì sự bề bộn đó. Chị vừa cằn nhằn vừa dọn dẹp, Tin thì luôn hứa hẹn sẽ thay đổi. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy. Thiết nghĩ chị Hiền nên tập cho con một thói quen sống ngăn nắp chứ không thể cứ mãi làm thay cho con. Tập cho con lễ phép Dạy con những câu như "thưa ông, thưa bà", "cảm ơn", "xin lỗi", "xin vui lòng " là chuyện thuờng ngày trong nhiều gia đình Việt Nam. Mỗi khi khách đến hay khách đi, cha mẹ đều dạy con phải "chào ông, chào bà", kiếu từ ra về cũng dạy con phải "chào ông, chào bà" mới đúng phép, mới tỏ ra con nhà "có giáo dục". Với cha mẹ, đó là điều tự nhiên, phải như vậy, nhưng với các cháu thì không thể. Nếu các bạn chú ý thì thấy cháu hay quên những lời nói lịch sự mặc dầu các cháu nhớ rất giỏi nhiều điều khác. Tại sao vậy? Phải chăng là các cháu không thích nói theo "khuôn phép", hay là các cháu "thiếu thiện chí"? Cha mẹ nhắc hoài cả ngày cũng vậy thôi. Các bạn cứ yên trí: các cháu trên thế giới này, cháu nào cũng vậy. Nguời ta phải dạy các cháu, không phải nhiều tháng mà nhiều năm, nói đi nói lại và chờ đợi. Theo kinh nghiệm thì từ sáu đến bảy tuổi, cố gắng lâu dài của cha mẹ mới mang lại kết quả: lúc đó cháu mới hiểu những câu nói lịch sự đó là để làm gì. Mà muốn cho một đứa trẻ sáu bảy tuổi biết ăn nói lịch sự và biết đứng ngồi ngay ngắn thì phải dạy dỗ rất sớm, nếu không muốn nói từ khi mới lọt lòng. Và sau đây là một số quy tắc bạn cần phải giữ: - Muốn có kết quả, việc dạy con phép lịch sự phải bắt đầu rất sớm và liên tục không ngừng. Ở tuổi thơ của các cháu, các bạn nên nhắc nhở khi các cháu quên, hoặc hỏi lại cháu cho rõ, vờ như chưa nghe thấy. Một chút hài huớc trong dạy con càng làm cho bài học dễ tiếp thu, làm cho cháu không căng thẳng. - Tránh trách mắng và trừng phạt cháu, nếu cháu quên chào hỏi. Các bạn chỉ cần nhắc ôn tồn: "Rất tiếc là khi các bác đến, con đã quên chào hỏi, chào hỏi sẽ làm vui lòng mọi nguời, nhưng thôi kệ, để lần sau". - Cha mẹ phải làm gương cho con. Nếu bạn muốn cho cháu nói năng lễ phép thì bạn phải lễ phép với cháu. Thay vì nói: "Đến đây!", bạn có thể nói: "Con đến đây giúp mẹ một chút, đuợc không?". Nếu bạn muốn dạy con: "Chào buổi sáng!" hoặc "chúc cha mẹ ngủ ngon" thì chính các bạn sáng và tối cũng phải nói với con như vậy. Nhiều người lớn tuổi thấy các cháu đi chung với cha mẹ thì chỉ chào cha mẹ chứ không chào các cháu. Điều đó không khuyến khích các cháu chào hỏi hoặc lịch sự với nguời lớn. Các cháu rất nhạy cảm khi người lớn tỏ ra lịch sự với mình mà cũng nhạy cảm khi người lớn lịch sự với nhau. Nếu bạn muốn con bạn lịch sự với mọi người thì chính bạn không được chơi xấu người đồng sự, nói xấu người láng giềng hoặc tìm cách tránh mặt một người quen biết. Tập cho con sống tự lập Hôm rồi, nhân dịp xuống thành phố đưa con gái đi nhập học ở trường cao đẳng, anh chị Thanh ghé thăm gia đình tôi. Như hiểu nỗi lòng cha mẹ sắp xa con, tôi nói chắc chị lo lắng lắm khi con bé phải một thân một mình ở đây, khi để con ở nhà trọ, mọi chuyện từ sinh hoạt đến học hành con bé phải tự lo lấy. Vậy mà, ngoài sự suy đoán của tôi, chị cười rất tươi rồi trả lời chắc nịch: "Thật ra chị cũng không lo lắm vì chị đã tập cho bé Nga quen sống xa nhà rồi". Thấy tôi có vẻ còn ngạc nhiên, chị kể rằng từ khi bé Nga vừa được 13 tuổi, học hết lớp 6, chị đã tập cho con sống tự lập. Hè nào cũng vậy, chị gửi con xuống nhà một người bà con ở thành phố này. Hành trang mang theo cho con gái chỉ là một ít quần áo, đồ dùng cá nhân và sách vở chủ yếu là hai môn học chính là văn và toán. Nhà của cậu mợ chị Thanh là một cơ sở sản xuất, tuy không lớn nhưng cũng có một số công nhân và người phụ giúp việc nhà. Anh chị Thanh đã không ngần ngại gửi con vào một môi trường như vậy. Không như ở nhà có mẹ lo cho cơm nước, nay ở nhà ông bà, hàng ngày bé Nga tự giặt giũ, tự chăm sóc bản thân mình. Không những thế, ngoài giờ Nga cùng với chú Út - con của ông bà ôn lại kiến thức năm học cũ. Thời gian còn lại, Nga giúp các chị công nhân vài việc lặt vặt. Có làm việc, có tiếp xúc với các anh chị công nhân có hoàn cảnh khó khăn, bé Nga dần dần nhận thấy rằng mình may mắn hơn mọi người là được ba mẹ lo cho ăn học đầy đủ. Vì thế, bé Nga biết quý trọng thời gian để học tập, quý trọng đồng tiền cũng là quý trọng công sức lao động của người khác. Phần chị, trong những ngày con đi xa, chị nén lòng thương con, chỉ thỉnh thoảng gọi điện xuống nhà cậu mợ để động viên tinh thần. Thấm thoắt sáu năm trôi qua như thế, anh chị Thanh tập dần cho con những thói quen tốt, cách cư xử qua lời ăn tiếng nói, cách sống hòa đồng trong tập thể những người lạ bằng những ngày hè bổ ích. Sau mỗi mùa hè chị như thấy con mình lớn thêm một ít và cho đến bây giờ khi cô con gái - sinh viên xa nhà chuẩn bị nhập học, lòng chị ít cảm thấy âu lo. Con cái như chim non, nhưng cũng không thể ở mãi trong lòng nôi ấm áp là tình thương yêu của cha mẹ mãi được. Chim con rồi sẽ tung cánh. Bầu trời xanh ngoài kia có rất nhiều điều hay, cái đẹp nhưng cũng không thiếu những cạm bẫy, nên điều quan trọng là chim con phải có đôi cánh vững vàng để vượt qua. Mà trong thực tế, muốn được như vậy con người phải được trải qua quá trình tập luyện. Anh chị Ba tôi không phải là người học cao nhưng hướng con theo cách nghĩ tích cực như thế đã cho con mình vốn sống thật quý báu mà không phải cha mẹ nào cũng làm được. . nghiệm thì từ sáu đến bảy tuổi, cố gắng lâu dài của cha mẹ mới mang lại kết quả: lúc đó cháu mới hiểu những câu nói lịch sự đó là để làm gì. Mà muốn cho một đứa trẻ sáu bảy tuổi biết ăn nói lịch. Và sau đây là một số quy tắc bạn cần phải giữ: - Muốn có kết quả, việc dạy con phép lịch sự phải bắt đầu rất sớm và liên tục không ngừng. Ở tuổi thơ của các cháu, các bạn nên nhắc nhở khi các. chút hài huớc trong dạy con càng làm cho bài học dễ tiếp thu, làm cho cháu không căng thẳng. - Tránh trách mắng và trừng phạt cháu, nếu cháu quên chào hỏi. Các bạn chỉ cần nhắc ôn tồn: "Rất