Tâm lý lứa tuổi - Phần 10 pot

5 375 0
Tâm lý lứa tuổi - Phần 10 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tặng quà không đơn giản Vừa nghịch con búp bê bé My vừa kể chuyện, câu được câu mất chắp nối như sau. Chiều nay bạn Khoa trong giờ chơi đã bất ngờ đạp đổ căn nhà mà bạn Tiên mới xây xong. Tiên vừa khóc vừa dọa sẽ méc cô giáo để cô phạt Khoa. Thế nhưng Khoa không tỏ vẻ sợ hãi chút nào bởi "mẹ của Khoa cho cô giáo nhiều quà lắm, cô sợ Khoa lắm không dám phạt đâu". Chị Ánh ngạc nhiên vì các bạn học cùng lớp với My chỉ mới có 4 - 5 tuổi đầu làm sao lại có kiểu lý luận đó được. Chị giải thích: - Không có chuyện cô giáo sợ học trò đâu, bạn Khoa nói như vậy là không đúng. Cô giáo thưởng phạt rất công minh, ai làm đúng cô khen, sai cô sẽ phạt. Trong trường hợp này, bạn Khoa đã sai rồi, nếu ngay lúc đó tụi con báo lại với cô chuyện này, chắc chắn bạn Khoa sẽ bị phạt. Nghe mẹ nói My phản kích ngay: - Không phải đâu mẹ ơi, cô thương Khoa lắm, lúc nào cô cũng gọi Khoa phát biểu, ai đến lớp chơi cô đều khen Khoa giỏi, Khoa làm điều gì sai cũng không bị phạt đâu. Nghe con nói chị Ánh giật mình: Mấy đứa bé ngày nay sao mà tinh thế chuyện gì của người lớn chúng cũng để ý và ghi nhớ cả. Ðể My không có những suy nghĩ lệch lạc, chị Ánh khẳng định lại một lần nữa với con là cô giáo thưởng phạt rất công minh với học trò. Hai ngày sau nhân lúc chờ đón con ở cổng trường, chị Ánh đã trao đổi với mẹ của bé Khoa. Khi nghe xong chuyện, chị Nguyệt (mẹ Khoa) hết sức bất ngờ, chị nói chuyện tặng quà cho cô giáo là việc bình thường chỉ nhằm tỏ chút lòng biết ơn thế thôi chứ đâu có ngờ sự việc lại như vậy. Chị đã quên giáo dục con ý nghĩa của việc tặng quà để gây nên sự hiểu lầm đáng tiếc làm cho bọn trẻ có suy nghĩ lệch lạc. Lời khuyên Trẻ tuy nhỏ nhưng rất nhạy cảm với cách đối xử của người lớn. Các cháu cảm nhận rất rõ sự đối xử công bằng hay thiếu công bằng, yêu thương chăm sóc hay thờ ơ lãnh đạm của người lớn đối với chúng. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý: trẻ ở lứa tuổi này luôn quan sát người lớn để học hỏi nhất là học hỏi cách giao tiếp của người lớn vì thế chỉ cần một lời nói, cử chỉ, hành động thiếu cẩn thận, thực dụng, coi thường giáo viên của phụ huynh sẽ làm trẻ bị lệch lạc trong suy nghĩ, mất đi sự trong sáng hồn nhiên trong việc "tôn sư trọng đạo”. Ðáng tiếc thay, hiện nay không thiếu các bậc phụ huynh vẫn coi thường giáo viên và đánh giá cao giá trị vật chất của những món quà. Trong tình huống trên mẹ bé My đã khéo léo trao đổi để mẹ bé Khoa kịp thời điều chỉnh việc cho quà của mình. Nhưng giá như cô giáo của các cháu cũng biết được câu chuyện này để cô cũng điều chỉnh mình, tránh cho con trẻ cảm nhận không hay về cách đối xử của cô thì tốt biết mấy. Tạo thói quen ăn uống tốt Thói quen ăn uống được hình thành ngay từ nhỏ vì vậy, bố mẹ cần hướng dẫn con cái những thực phẩm bổ dưỡng có lợi cho sự phát triển và thông minh theo hướng tích cực. 1. Đừng ép trẻ vào một chế độ ăn quá nghiêm ngặt, trừ khi theo chỉ định của bác sĩ. Khi bị ép buộc, trẻ sẽ nảy sinh những thói quen phản ứng với thức ăn. 2. Hướng dẫn con bạn cách lựa chọn thay vì ép buộc: Bạn nên chuẩn bị nhiều loại để trẻ em có thể ăn những món mà chúng thích. Khi chọn lựa, vô thức trẻ tập cách tư duy ''Tại sao mình phải ăn món này?''. 3. Cho trẻ tham gia mua thực phẩm và chọn thực đơn: Khi cùng mẹ mua thức ăn, bé sẽ có những thắc mắc. Đây là cơ hội để bạn dạy con những kiến thức về dinh dưỡng, ăn uống và sức khỏe. 4. Không dùng thức ăn vào việc thưởng, phạt vì như vậy chúng chỉ ăn về bị ép buộc làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn. 5. Nêu gương tốt cho trẻ: Con bạn sẽ bắt chước rất nhanh những tình huống sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không ai dạy cho bé điều này tốt hơn mẹ. Những thói quen này sẽ là kiến thức của trẻ tạo thành thói quen ăn uống tốt. Tập cho bé thói quen đọc sách Sách cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về cuộc sống, phát triển từ vựng nhưng nhiều đứa trẻ coi đọc sách là công việc cực nhọc. Vì thế với các bậc cha mẹ, món quà tuyệt vời cho con cái là giúp chúng khám phá và có thú vui đọc sách ngay từ nhỏ. Để hình thành thói quen này, bạn phải kiên trì làm lần lượt những bước sau: Kể chuyện: Hãy kể cho chúng nghe những công việc bạn làm khi có thời gian ở cạnh chúng như lúc thay áo quần cho trẻ, nhặt rau, làm bánh, trước giờ đi ngủ. Hãy nói chuyện với trẻ thật tự nhiên như với người trưởng thành về những sự việc, con người quanh chúng. Qua đó, chúng sẽ nhanh chóng hiểu được diễn tiến, hoàn cảnh đặc trưng của từng câu chuyện, phát triển từ vựng, rất hữu ích cho công việc đọc sách của trẻ sau này. Đọc cao giọng: Hãy thực hiện điều này ngay khi trẻ còn bé. Kinh nghiệm cho thấy, âm điệu êm dịu từ giọng nói của người mẹ sớm làm tan nỗi bực dọc nơi trẻ khó tính. Cùng đọc sách với trẻ, bạn sẽ trở nên gần gũi, thân thiết với chúng. Điều này giúp trẻ học được cách đọc từ người mẹ, cách diễn đạt theo diễn biến câu chuyện. Cho trẻ tham gia cuộc chơi: hãy giúp con bạn mô tả lại hình dạng một nhân vật đặc thù nào đó trong câu chuyện hay nghĩ ra đoạn kết của câu chuyện. Khuyến khích đứa lớn đọc cho đứa bé nghe và ngược lại để tạo sự hứng khởi. Luôn có sẵn sách báo trong nhà, cho trẻ thấy bạn thích đọc sách, ý thích này dễ lây lan sang con bạn. Tập cho trẻ có thói quen đến thư viện bằng cách đưa trẻ đến thư viện, khích lệ chúng đến đó đọc sách. Ngoài ra, sinh hoạt tại phòng đọc giúp trẻ ý thức niềm vui, sự quan trọng của việc đọc sách để trẻ làm theo. Tuy nhiên, đừng quá thúc ép chúng bởi thông thường trẻ chỉ thích đọc sách khi đã được chuẩn bị đầy đủ, đa phần trẻ từ 7 tuổi trở lên mới thích đọc sách. Từ lứa tuổi này chúng có thể say mê đến khi lên 9-10 tuổi. Sang cấp II, có thể ý thích này sẽ bị thui chột bởi chiếc tivi ở nhà bạn hay những trò chơi điện tử đầy kích động trên màn hình. Khi đó bạn đừng thất vọng và ép chúng tuân theo ý thích của mình, phần nào hãy để chúng tự lo liệu. Từ việc đọc những bài viết ngắn trên báo, tạp chí, thói quen sẽ dẫn dắt trẻ đến những quyển sách hay hơn. Bạn nên đặt mua sách báo trẻ thích, khuyến khích chúng hơn là nặng lời phê phán, buộc chúng lựa chọn theo sở thích của bạn dễ làm tàn lụi thói quen yêu thích đọc sách nơi trẻ. . thích đọc sách khi đã được chuẩn bị đầy đủ, đa phần trẻ từ 7 tuổi trở lên mới thích đọc sách. Từ lứa tuổi này chúng có thể say mê đến khi lên 9-1 0 tuổi. Sang cấp II, có thể ý thích này sẽ bị thui. Chị Ánh ngạc nhiên vì các bạn học cùng lớp với My chỉ mới có 4 - 5 tuổi đầu làm sao lại có kiểu lý luận đó được. Chị giải thích: - Không có chuyện cô giáo sợ học trò đâu, bạn Khoa nói như vậy. sóc hay thờ ơ lãnh đạm của người lớn đối với chúng. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý: trẻ ở lứa tuổi này luôn quan sát người lớn để học hỏi nhất là học hỏi cách giao tiếp của người lớn vì thế

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan