Tâm lý lứa tuổi - Phần 16 pptx

5 349 0
Tâm lý lứa tuổi - Phần 16 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vì sao bé nói dốI Nói dối là điều hoàn toàn bình thường trong quá trình trưởng thành và phát triển, khi chúng bắt đầu học phân biệt giữa những điều tưởng tượng và thực tế để hình thành nhân cách. Theo George Scarlette, Giáo Sư Trường Đại Học Tufts, Medford, Mass: ''Trẻ con nói dối cũng vì lý do giống người lớn để đạt được điều mình muốn và tránh bị phạt''. Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy con không thành thật về một sự việc nào đó. Giai đoạn 2 - 5 tuổi Ngay cả khi trẻ ở độ tuổi này, trong một số trường hợp nhất định, chúng có thể phân biệt giữa những điều tưởng tượng và thực tế. Scarlette cũng cho rằng, trẻ em nói dối ở độ tuổi này chủ yếu do chúng quá mong muốn những điều đối lập với thực tế. Chẳng hạn, bọn trẻ ca ngợi trò chơi điện tử này rất hay và công bằng vì chúng luôn thắng. Giai đoạn 5 - 8 tuổi: Từ 5 tuổi trở đi, nói chung trẻ không bị nhầm lần giữa những điều ao ước và thực tế. Khi trẻ nói dối để có thứ mình muốn hay tránh bị phạt, bé hiểu rõ mình đang nói dối. Ngoài ra, ở tuổi này, trẻ thường phóng đại khả năng của chúng: Bé Tom tự cho rằng mình học rất giỏi và được nhiều điểm 10 nhưng thực tế không phải như vậy. Giai đoạn 9 - 11 tuổi: Ở tuổi này, trẻ có suy nghĩ và khả năng tự kiềm chế khi có ý định nói dối. Những phẩm chất cần có này hình thành và phát triển dần dần trong suốt thời gian thơ ấu. Mỗi đứa trẻ đạt được phẩm chất này ở mức khác nhau. Tuổi dậy thì Ở tuổi này, các cô cậu bé thường nói dối để tránh không phải làm điều gì hay phủ nhận trách nhiệm cho những hành động của chúng. Ngoài ra, một số còn thấy rằng việc nói dối có thể chấp nhận được trong những hoàn cảnh nhất định, như không nói thật lý do chúng chia tay với bạn. Một số khác nói dối để giữ kín đời sống riêng tư vì không muốn bị cha mẹ quản thúc. Có những đứa trẻ phân biệt rõ sự khác nhau giữa lời nói dối và sự thật kể những câu chuyện rất chi tiết khiến ai cũng tin là đúng. Chúng thường kể những câu chuyện bịa đặt này rất hăng hái, sôi nổi vì nhận được nhiều sự chú ý của mọi người. Những đứa khác cảm thấy việc nói dối lặp đi lặp lại trở thành thói quen xấu. Tuy thế, nói dối với chúng là cách dễ nhất để đối phó với những yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Cũng có những đứa trẻ lại không thấy ái ngại khi nói dối hay lợi dụng người khác. Chúng thường xuyên bịa đặt để che giấu những vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn, một thiếu niên nghiện rượu hay ma túy liên tiếp nói dối để che đậy sự thật nó đã ở đâu, tiền đi đâu mà nhanh thế. Làm gì khi con nói dối? Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên phản ứng quá mạnh khi bắt gặp con mình nói dối. Cách xử trí thông minh nhất là hãy nói: ''Được thôi, con đã nói dối mẹ, giờ chúng ta bàn sang chuyện khác''. Dĩ nhiên, sau đó cả hai nên ngồi lại và nói chuyện nghiêm túc, cùng nhau thảo luận về: - Sự khác nhau giữa những điều tưởng tượng và thực tế, nói thật và nói dối. - Sự quan trọng của tính chân thật ở nhà và trong cộng đồng. - Những cách khác nhau thay nói dối. Điều quan trọng nhất là cha mẹ không nên nóng vội vì việc sửa đổi thói quen xấu này đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự kiên trì của con bạn và bạn. Vì sao trẻ ăn cắp? Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, giảng viên Đại Học Sư Phạm TPHCM, trẻ ăn cắp có thể do những nguyên nhân sau: - Không biết như vậy là ăn cắp. Nếu đồ đạc hấp dẫn bạn bày lung tung truớc mặt trẻ, ví dụ cái bật lửa ngộ nghĩnh trên bàn, cái ví tiền xinh xinh nằm trên nóc tủ lạnh, cái kẹp tóc đầu giuờng, con bạn lấy chơi mà không xin phép là do gia đình bạn thiếu ngăn nắp, trật tự. - Vì thói quen. Có khi do cha mẹ tập hư cho con cái một cách tình cờ: hái trái cây trong vuờn hàng xóm, tiền mua hàng thối thừa không trả. Tất cả đập vào mắt trẻ, và con cái bắt chước. Thói quen xấu hình thành rất nhanh. - Vì thiếu thốn. Trẻ có những nhu cầu cá nhân nhưng không được đáp ứng, trong khi tiền ba mẹ để thật dễ lấy, mà bên ngoài bao thứ cám dỗ trẻ. - Muốn được yêu thương. Ăn cắp để được bạn bè nể là nhanh tay nhanh mắt, tài ba, để ban phát cho trẻ nghèo, để có tiền bao bạn Có khi trẻ ăn cắp vì cha mẹ suốt ngày bận bịu không quan tâm đến con. Trẻ cần được mọi nguời xung quanh nhìn nhận, chú ý đến, muốn tạo uy tín với bạn bè. Cũng theo tiến sĩ Thanh Bình, ăn cắp không phải là một tật sẵn có của trẻ em, trừ phi thần kinh có vấn đề. Các bậc phụ huynh không nên đánh đập hay làm nhục con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, sau đó giải thích cặn kẽ những nguy hại của hành vi này. Hãy làm gương cho con. Những hành vi thiếu ý thức ban đầu của trẻ mà cha mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chỉ khắc sâu thêm vào trí óc làm trẻ thiếu tin tuởng mình có thể trở thành người tốt đuợc. . Ngoài ra, ở tuổi này, trẻ thường phóng đại khả năng của chúng: Bé Tom tự cho rằng mình học rất giỏi và được nhiều điểm 10 nhưng thực tế không phải như vậy. Giai đoạn 9 - 11 tuổi: Ở tuổi này,. trẻ ca ngợi trò chơi điện tử này rất hay và công bằng vì chúng luôn thắng. Giai đoạn 5 - 8 tuổi: Từ 5 tuổi trở đi, nói chung trẻ không bị nhầm lần giữa những điều ao ước và thực tế. Khi trẻ. cũng vì lý do giống người lớn để đạt được điều mình muốn và tránh bị phạt''. Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy con không thành thật về một sự việc nào đó. Giai đoạn 2 - 5 tuổi

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan