Tâm lý lứa tuổi - Phần 3 pps

5 443 0
Tâm lý lứa tuổi - Phần 3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông đạt bằng chữ viết Hầu hết thì giờ mà bạn dùng để trò chuyện với con trẻ của bạn được thực hiện qua lời nói và những hành động. Đã có nhiều người trong chúng ta không dùng nhiều thì giờ để trao đổi với con cái bằng chữ viết. Khi bạn dùng thì giờ để viết cho con trẻ và trẻ vị thành niên, tức nhiên bạn đã tập luyện cho con cái của bạn một việc rất quan trọng về "viết chữ", khuyến khích chúng viết và cũng là cơ hội để cho bạn bày tỏ một số điều mà trong điều kiện bình thường bạn khó nói hay khó diễn đạt. Có rất nhiều cách trao đổi tin tức, thông đạt bằng cách viết và đây là việc rất quan trọng cho bạn để làm thế nào thắt chặt được sự liên hệ với con cái của bạn. Nên nhớ rằng, cách phát âm, cách đánh vần, văn phạm và những vấn đề khác sẽ không được đánh giá bằng thứ hạng! Đừng để cho bạn rơi vào sự ngã lòng hay từ chối lý luận và có thể bạn e ngại với luận cứ rằng, mình có cảm tưởng là không giỏi về viết chữ, viết là cách để bạn diễn tả ý kiến của mình. Chia sẻ với nhau những việc hàng ngày: Nên trang bị cho mỗi đứa trẻ hay trẻ vị thành niên mỗi người một quyển giấy viết. Nên dùng tập giấy này để chia sẻ những việc thường ngày xẩy ra. Nên viết về một số cảm nghĩ đã trải qua, hay bạn đã quan sát thấy và chia sẻ những tin tức này với con cái của bạn. Các đứa con của bạn sẽ trả lời hoặc chúng sẽ viết bất cứ cái gì cũng được. Trao đổi ý kiến qua lại. Đây là cơ hội tốt cho con trẻ và trẻ vị thành niên nêu lên những câu hỏi hay nêu lên đề tài mà chúng có cảm tưởng không an tâm hay không thoải mái nói chuyện với bạn. Đây cũng là cách cho bạn cùng thảo luận để giải quyết những tranh chấp bằng cách khác, yên tĩnh hơn. Các ghi chú về cơm trưa: Nếu bạn sửa soạn đồ ăn trưa cho con cái của bạn, bạn nên kèm theo một mảnh giấy nhỏ ghi chú để khuyến khích con cái về một vấn đề nào đó. Nếu con trẻ của bạn không đem theo thức ăn trưa, nên kèm theo tờ ghi chú bỏ trong túi đeo lưng của con cái bạn, khi nào có dịp. Ngày sinh nhật: Bạn hãy tới cửa tiệm bán thiệp mừng sinh nhật, mua tấm thiệp mừng sinh nhật con và viết những gì bạn muốn. Đề nghị rằng, trong tấm thiệp nên ghi lại về những chặng đường đã qua, những điều đáng nhớ và những thử thách đã qua, một số việc quan trọng trong năm qua. Hãy nói cho con cái của bạn biết, chúng đã lớn lên như thế nào. Nên để những tấm thiệp mừng giáng sinh này trong thứ tự và đây là việc đáng gìn giữ suốt đời, kỷ niệm khó quên qua những chặng tuổi đời khác nhau. Những câu chuyện kể: Tâm lý trẻ con rất ưa thích, muốn được nghe những câu chuyện về chính họ. Nên viết xuống những câu chuyện thật về con cái của bạn. Bạn có thể kèm theo các trang giấy về câu chuyện với những tấm hình khi sự việc xảy ra. Nên cố gắng tạo ra những câu chuyện mô tả về tương lai của con cái. Nếu như bạn không nghĩ ra những câu chuyện có vẻ tưởng tượng, nên lấy vài câu chuyện ưa thích của trẻ con bạn và viết lại với con cái của bạn trong câu chuyện này. Dùng kỹ thuật cao: Gởi cho con cái của bạn những điện thư trong khi bạn đang làm việc hay đang làm việc tại nhà. Nếu con cái chúng ta không có địa chỉ điện thư, bạn có thể lập một địa chỉ miễn phí trên Yahoo. Một điện thư nhỏ, ngắn, nhanh là cách thức đẹp đẽ để cho con cái chúng ta biết rằng chúng ta đang nghĩ đến chúng khi chúng đang làm việc gì đó. Đây cũng là dịp chúng ta nhắc nhở con cái chúng ta làm bài tập ở nhà, giới hạn thời gian dùng máy điện toán hay nhắc chúng nên làm một việc gì đó. Lập danh sách: Lập thời khóa biểu là cách giúp cho bạn dễ dàng kiểm soát con trẻ của bạn và những người trẻ vị thành niên về trách nhiệm của họ. Tuy nhiên dừng có thái độ "cằn nhằn". Viết ra thời khóa biểu những điều gì mà bạn và con cái của bạn đồng ý. Con trẻ phải có trách nhiệm cho công việc thường ngày hay trên căn bản công việc hàng tuần. Hãy treo bản thời khóa biểu này ở một nơi nào đó. Hãy lưu ý mục nào đó đã hoàn tất, có thể gạch bỏ. Đây là cách nhắc nhở, khó có thể quên. Làm đầy câu chuyện: Bắt đầu câu chuyện trong một tập vở dùng ghi chú hoặc trong máy điện toán. Hãy để cho mỗi người trong gia đình thay phiên nhau thêm 1 câu cho đến khi câu chuyện hoàn tất. Đối với những người trẻ hơn trong gia đình, hãy dò chính tả khi tới phiên họ. Bạn sẽ khó có thể tin là câu chuyện sẽ thay đổi và rất lý thú. Hãy đọc lớn câu chuyện cho mọi người cùng nghe khi câu chuyện hoàn tất. Viết những gì đã qua: Viết xuống về lịch sử gia đình mà bạn có thể nhớ. Viết những chi tiết về những người đã mất trong năm qua. Hãy tin chắc là viết không chỉ về cha mẹ của bạn trong gia đình hay ông bà, nhưng bao gồm cả những đứa con của bạn thời thơ ấu và những ký ức từ thuở niên thiếu hay lúc mới sinh. Trẻ con sẽ hỏi và chúng sẽ muốn đọc lại nhiều lần. Sinh nhật: Hầu hết nhiều người đã giữ gìn cuốn lưu bút, hay sách vở cho trẻ con để giúp trẻ con lưu lại những kỷ niệm về ngày sinh nhật đầu tiên của đứa con của họ. Những sổ lưu bút thường chỉ có một trang ghi những kỷ niệm của đứa trẻ. Nên viết câu chuyện về ngày sinh của đứa trẻ và lưu lại cùng cuốn sổ này. Hãy viết về những gì bạn nghĩ, điều gì bạn đã nói và bạn cần nghĩ ra sao. Hãy mô tả về thời tiết, địa điểm và thời điểm đứa trẻ chào đời, khi nào người mẹ đi nhà thương để sinh nở v.v Những chi tiết này rất quý giá và chắc chắn có rất nhiều ý nghĩa. Viết trên tường: Nên gắn thêm tấm bảng dùng để ghi chú. Hãy treo tấm bảng này vừa tầm cho mọi người có thể viết được. Hãy viết 1 vài giòng ngắn vô thưởng vô phạt, hay một câu chuyện đùa. Bạn có thể viết 1 câu hay một chữ có ý nghĩa cho một tuần. Mọi người có thể học hay đánh vần và dùng nó như là phương tiện để thông đạt với nhau. Làm nên lịch sử: Nên giữ sổ ghi chú hay nhật ký để cho mọi người trong gia đình có thể dùng nó như là tài liệu cho lịch sử gia đình. Hãy viết với nhau khi có tiệc quan trọng, hay họp mặt vui chơi hay bất kỳ một biến cố quan trọng nào. Mọi người trong gia đình có thể viết 1 câu chuyện ngắn, mô tả về 1 sự việc xẩy ra với cái nhìn và cảm nghĩ cá nhân và ngay cả bạn có thể góp phần. Trò chơi: Hãy nghĩ ra trò chơi trộn lẫn chữ hay một trò chơi nào đó có thể là món quà hay phần thưởng. Hãy làm việc này trong ngày lễ hoặc không cần một lý do nào hết. Khuyến khích: Khuyến khích con trẻ ở bậc tiểu học nên viết 1 bài thơ như là món quà gởi đến cho ông bà nội hay ngoại hay thân nhân nào đó. Trẻ con có thói quen rất thích viết tên một người nào đó bằng mẫu tự, có thể dùng tiếng Anh và sau đó ráp lại thành 1 câu. Nên để trẻ con tự làm 1 tấm thiệp và để chúng trang trí những gì chúng nghĩ và muốn làm. Khi viết chữ như là một nhu cầu của đời sống thường ngày, trẻ thơ hay trẻ vị thành niên sẽ cảm thấy thoải mái tự diễn tả những gì chúng nghĩ bằng chữ viết và do đó sẽ tạo ra thói quen. Thói quen tốt này chúng sẽ tiếp tục trong đời sống của chúng sau này. . và đây là việc đáng gìn giữ suốt đời, kỷ niệm khó quên qua những chặng tuổi đời khác nhau. Những câu chuyện kể: Tâm lý trẻ con rất ưa thích, muốn được nghe những câu chuyện về chính họ. Nên. bạn có thể góp phần. Trò chơi: Hãy nghĩ ra trò chơi trộn lẫn chữ hay một trò chơi nào đó có thể là món quà hay phần thưởng. Hãy làm việc này trong ngày lễ hoặc không cần một lý do nào hết đề khác sẽ không được đánh giá bằng thứ hạng! Đừng để cho bạn rơi vào sự ngã lòng hay từ chối lý luận và có thể bạn e ngại với luận cứ rằng, mình có cảm tưởng là không giỏi về viết chữ, viết

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan