Trẻ hư có thể do rối loạn tâm lý Khoa Tâm Thần Bệnh Viện Nhi Trung Ương từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi bị rối loạn hành vi dạng gây hấn, thích bạo lực. Qua tìm hiểu, các bác sĩ được biết đây là phản ứng của trẻ do hay bị bố mẹ mắng mỏ và thiếu sự chăm sóc, quan tâm. Ở tuổi lên 9, cháu Văn Hùng đã có hành vi kinh người như chủ động đại tiện ra quần và bôi phân lên tường khi người lớn không cho xem chương trình truyền hình ưa thích, đập vỡ chai bia làm vũ khí chống lại khi bị bố mẹ mắng. Các trò chơi ưa thích của cháu là treo cổ búp bê, chiến đấu với những con vật (đồ chơi) to lớn hung dữ như khủng long, hổ, báo. Hùng đã nhiều lần bị nhốt trong nhà cả buổi vì có hành động như vậy. Ở trường học, Hùng cũng biểu diễn các trò bạo lực, phá phách. Khi cô giáo hỏi tại sao làm vậy, cháu đáp gọn lỏn: "Ai bảo cứ mắng nên thích làm như thế đấy". Gia đình Hùng không hạnh phúc, bố mẹ ly thân, không quan tâm chăm sóc con. Các bác sĩ cho rằng những hành vi trên của trẻ có thể là cách giải tỏa những ấm ức phải chịu đựng hằng ngày. Sau một thời gian điều trị tâm lý, cháu đã học tốt và hết rối nhiễu. Còn Đình Nam, 16 tuổi, học sinh trường giao dưỡng Thanh Trì (Hà Nội) cũng được coi là một trường hợp rối nhiễu tâm lý do hoàn cảnh. Nam tâm sự: "Ra trường, cháu xin ở lại đây hoặc đi đâu thì đi chứ dứt khoát không về nhà. Giờ thì cháu không còn sợ bị ăn đòn nữa nhưng không thích về vì bố cháu hay đánh mắng, rủa anh em cháu là đồ ăn hại, nuôi cho tốn cơm gạo. Mẹ sợ bố nên chẳng dám can ngăn gì. Cháu chán quá nên đã bỏ đi lang thang với bạn bè cho sướng, rồi gây nhiều lỗi mà bị đưa vào đây". Theo các nhà tâm lý, đây là trường hợp rối loạn trong hành động, cảm xúc thuộc loại có hành động chống đối gia đình, xã hội do sang chấn tinh thần. Theo tiến sĩ Mai Thị Kim Thanh, khoa Xã Hội Học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, việc bị bố mẹ đánh mắng thường xuyên, phải chứng kiến xung đột của bố mẹ hay có xung đột với bố mẹ mà không được giải tỏa sẽ gây cho trẻ những vấn đề ứng xử trầm trọng kéo dài, thậm chí đến hết đời. Trẻ sẽ rút vào tháp ngà, trở nên "lãnh cảm", dễ mắc các bệnh tính, thậm chí bỏ học, đi bụi đời và phạm tội. Tuy vậy, trên thực tế, khi trẻ mắc lỗi, phần lớn các vị phụ huynh trừng phạt bằng cách mắng nhiếc (65%), đánh (26%). Các nghiên cứu về trầm uất kinh niên ở trẻ em cho thấy, các xung đột gia đình, những câu nói nặng nề mà cha mẹ nói với nhau hoặc với trẻ có thể gây nên những tổn thương ở thùy não, tiểu não. Chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh trẻ, nhất là vùng não phải chịu trách nhiệm về sự tập trung chú ý và trí nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ. Bà Kim Thanh cho rằng, rối loạn tâm lý ở trẻ hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Nó xuất hiện cả ở những gia đình mà cha mẹ học vấn cao, sống trong môi trường có hệ thống truyền thông tốt. Điều tra tại Hà Nội cho thấy, các rối loạn này xuất hiện ở trẻ trong nhiều giai đoạn. Trong đó, những hành vi như nói dối, bắt nạt, đe dọa người khác, gây gổ, đánh nhau, chống đối thường có ở những trẻ đang học cấp 2 - lứa tuổi còn non nớt về trí tuệ. Những xung đột trong cuộc sống có thể khiến trẻ nghi ngờ mọi cách giải quyết tích cực trước đây của mình như cần cù, chăm chỉ, vâng lời và ứng xử theo hướng ngược lại. Những hành vi này có nguy cơ dẫn trẻ đến những rối loạn hành động mang tính chất nguy hiểm, gây hại cho bản thân và xã hội. Tiến sĩ Phạm Thịnh, Phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tâm Lý Trẻ Em cho rằng, hầu hết trẻ em bất thường về tâm lý sống trong gia đình có hoàn cảnh không bình thường. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Vinh, 16 tuổi. Cậu bé này rất lười học và thường gây xung đột trong gia đình, nhất là với bố dượng. Ông này hay lấy đồ trong gia đình và của người khác cầm lấy tiền khao bạn bè. Vì vậy, dù được bố dượng cho ăn học tử tế và luôn tỏ ra mong muốn cậu sinh hoạt một cách quy củ nhưng Vinh vẫn thích phá quấy. Dù phải chịu nhiều hình phạt như nhịn ăn khi về muộn, đứng ngoài sân cả đêm, "cúp" tiền tiêu vặt nhưng Vinh vẫn dửng dưng. Theo ông Thịnh, đây là dấu hiệu của một nhân cách bệnh lý hoặc loạn tâm thật sự do hoàn cảnh. Để tránh rối nhiễu tâm lý cho trẻ em, giới chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian để gần gũi và hiểu con cái. Điều quan trọng nhất là phải thật sự tôn trọng trẻ. Trò chơi không chỉ là niềm vui Theo Makarenko - nhà sư phạm học nổi tiếng thời Liên Xô, chơi có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của trẻ em, có ý nghĩa tương tự như hoạt động nghề nghiệp đối với người lớn. Thông thường thái độ của đứa bé khi chơi như thế nào thì sau này lớn lên, trong lao động thái độ của nó cũng sẽ như thế ấy. Trước hết, cần khẳng định rằng giữa chơi và lao động không có sự khác nhau lớn lắm như người ta tưởng. Chơi đem lại cho trẻ niềm vui, có thể là một niềm vui sáng tạo, niềm vui chiến thắng, hoặc là một niềm vui thẩm mỹ. Một trò chơi tốt luôn đòi hỏi phải có những cố gắng trong hoạt động và suy nghĩ: về mặt này, chơi và lao động hoàn toàn giống nhau. Chỉ có một sự khác nhau đáng kể giữa lao động và chơi là lao động thể hiện sự tham gia của con người vào sản xuất và sáng tạo ra những giá trị xã hội, còn chơi không liên quan trực tiếp với những mục tiêu này. Tuy nhiên nó lại có một liên quan gián tiếp là tập cho quen với những cố gắng về thể lực và tâm lý, cần thiết cho lao động mai sau. Do quá bận rộn, phần lớn cha mẹ không chú trọng lắm đến việc chơi của con mà chỉ quan tâm mua đầy đủ những thứ chúng thích và để mặc con cái tự tổ chức lấy trò chơi. Nhưng nếu một đứa bé suốt ngày chỉ ngắm xe lửa chạy xình xịch trên đường ray, vặn nút cho xe hơi phóng hết tốc lực quanh phòng rồi ngồi nhìn cho vui, thì khi lớn lên dễ trở nên một con người thụ động, quen đứng nhìn người khác làm việc và không có sáng kiến. Nhiều cha me khác - ngược lại – quan tâm quá mức đến trò chơi của con, thậm chí đề ra những điều lệ chơi và buộc con phải tuân theo. Chỉ cần bé gái có vẻ đang gặp khó khăn thì mẹ liền nói: “Làm thế không được đâu, để đấy mẹ bày cho''. Con trai loay hoay gắn cục pin vào món đồ chơi chưa được, bố bèn giằng ngay lấy: "Để bố lắp cho, con vụng về quá”. Thế là đứa con không được làm quen với việc vượt khó khăn và vô tình cha mẹ phát triển ở đứa bé lòng thiếu tự tin và tư tưởng sợ thất bại. Những đứa con đầu lòng, các đứa cháu đích tôn thường có rất nhiều đồ chơi đến độ phòng ngủ của chúng trông giống như một gian hàng bán đồ chơi vậy. Trong trường hợp đó, đứa bé dễ nảy sinh tính xem thường giá trị vật chất, nhanh chóng bỏ món này để chơi món khác, không cẩn trọng, hay phá hỏng đồ chơi rồi lại đòi mua cái khác. Thời kỳ chơi của trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Thời thơ ấu, đứa trẻ chỉ thích chơi một mình mà rất ít khi chấp nhận sự tham gia của người bạn nhỏ khác. Đây chính là giai đoạn mà cha mẹ có thể giúp cho những đặc tính của trẻ phát triển. Có nhiều loại đồ chơi. Một đồ chơi làm sẵn (xe hơi, búp bê, các con thú) giúp trẻ làm quen với những đồ vật và những khái niệm phức tạp. Cha mẹ sẽ phải lưu ý sao cho chúng đừng say mê chỉ một mặt của đồ chơi, như tính chất cơ giới hoặc dễ điều khiển của nó. Xe hơi thì phải chuyên chở thứ gì đấy, búp bê phải ngủ, thức, ăn, uống; con chó có nhiệm vụ giữ nhà; con mèo phải bắt chuột Sự tưởng tượng của trẻ rất phong phú, cho nên cha mẹ giúp con cái phát triển khả năng này càng nhiều thì càng tốt. Thứ hai là loại đồ chơi làm sẵn một nửa và đứa bé phải hoàn thành (như mẫu lắp ráp đồ gỗ, sách tô màu, ghép hình) đòi hỏi trẻ phải động não và giúp hình thành sư hiểu biết về các mối quan hệ giữa những sự việc. Thứ ba là các vật liệu để chơi như gỗ, giấy, cát, thạch cao, loại đồ chơi rẻ tiền nhất nhưng lại phong phú nhất. Với một mẩu vải, bé gái trổ tài may áo cho búp bê; với một nhúm thạch cao, bé trai có thể nặn bức tượng: một khi đã thích thú với những trò chơi đó có nghĩa là một hoạt động văn hóa cao hơn đã hình thành. Thái độ của đứa bé đối với đồ chơi cũng là điều cần lưu tâm. Dạy con không được quăng ném đồ chơi, phải yêu quý đồ chơi, nhưng đồng thời cũng uốn nắn con không nên khóc lóc tiếc nuối mãi nếu đồ chơi đã hỏng hoặc gãy. Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ an ủi con đừng thất vọng, chứng minh cho nó thấy rằng có thế chấn chỉnh lại tình hình đó. Vì thế tốt nhất là nên luôn luôn chú ý đến việc sửa chữa đồ chơi chứ đừng vội vứt bỏ ngay. Dần dà, nhanh hay chậm tùy đứa trẻ, nó sẽ thích có bạn bè hoặc các trò chơi tập thể. Thông thường, thời kỳ này bắt đầu ở độ tuổi lên năm, lên sáu. Giờ đây đứa bé đã có thêm bạn bè ở nhà trường với nhiều trò chơi hứng thú hơn và môi trường hoạt động gay go hơn bởi nó đã là một thành viên của xã hội trẻ con. Ở giai đoạn này, trẻ thường cãi nhau, đánh nhau, mách lẫn nhau. Một ngày nào đó, đứa con bé bỏng sẽ trở về nhà với một vết trầy rướm máu trên má hay khối u trên trán và vừa mếu máo khóc vừa tức giận kể tội bạn. Xót con quá, nhưng chắc chắn chúng ta không thể nổi nóng lên mà phải bình tĩnh hỏi han đầu đuôi, cố hình dung xem mọi việc thực sự đã xảy ra như thế nào, bởi ít có trường hợp chỉ một bên phạm lỗi. Đây là cơ hội dạy cho con biết nhường nhịn và điều quan trọng nhất là phải cho nó hiểu rằng cha mẹ không để tình cảm gia đình làm mù quáng. Khi lớn lên, đứa con sẽ lấy đó làm một quy tắc xử thế. Nhà trường ở bậc trung học đem lại những trò chơi thể thao mang hình thức tập thể chặt chẽ hơn và gắn liền với một số mục đích rõ rệt - như rèn luyện thân thể chẳng hạn - với những luật lệ và kỷ luật chung. Lúc này việc chỉ đạo trò chơi tuy không tùy thuộc ở cha mẹ nhưng gia đình vẫn có thể gây ảnh hưởng tốt đối với con cái, bởi ở giai đoạn này quan trọng nhất là hướng dẫn các mối quan hệ của con, cũng như giáo dục cho trẻ có một thái độ bình tĩnh trước thắng lợi cũng như thất bại. Thời kỳ này con cái đã bước vào xã hội và trách nhiệm của nó không phải chỉ biết chơi mà còn biết cư xử đúng mực với người khác nữa. Rõ ràng chơi có một tầm quan trọng lớn lao trong việc hình thành tính cách con người. Trong một gia đình tổ chức tốt, sau thời kỳ tập cho đứa bé tự làm lấy việc của nó thì đến những công việc có ý nghĩa đối với cả gia đình. Chơi chính là sự chuẩn bị cho lao động và phải dần dần được thay thế bằng lao động. . Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tâm Lý Trẻ Em cho rằng, hầu hết trẻ em bất thường về tâm lý sống trong gia đình có hoàn cảnh không bình thường. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Vinh, 16 tuổi. Cậu. và hết rối nhiễu. Còn Đình Nam, 16 tuổi, học sinh trường giao dưỡng Thanh Trì (Hà Nội) cũng được coi là một trường hợp rối nhiễu tâm lý do hoàn cảnh. Nam tâm sự: "Ra trường, cháu xin ở. Trẻ hư có thể do rối loạn tâm lý Khoa Tâm Thần Bệnh Viện Nhi Trung Ương từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi bị rối loạn hành vi dạng gây hấn, thích bạo lực. Qua