SINH HOC 11

5 83 0
SINH HOC 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG KRÔNGPĂC Cộng hòa xã hộI chủ nghĩa việt nam Độc lập - tự do - hạnh phúc. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC ( thỜi gian 60 phút) (ĐỀ GỒM 5 TRANG) 1. NgoạI cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổI là nguyên nhân làm cho các loài biến đổI dần dà và liên tục là phát biểu của: a. Lamac b. Đacuyn c. Kimura d. Hac đi – Vanbec 2. Phát biểu nào sau đây là của ĐacUyn: a. Biến dị của sinh vật gồm 2 laọI : biến dị cá thể và biến dị đồng loạt. b. Ngoại cảnh thay đổI chậm chạp nên mọI sinh vật luôn thích nghi kịp thời. c. Trong lịch sử phát triển của sinh giớI không có loài nào bị đào thảI do kém thích nghi. d. Những biến đổI do ngoạI cảnh hay do tập quán họat động ở sinh vật đều di truyền. 3. Theo Đacuyn loạI biến dị ít có ý nghĩa đốI vớI tiến hóa và chọn giống là: a. Biến dị xác định b. Biến dị cá thể c. Biến dị tổ hợp d. Đột biến 4. Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mớI khác nhau và khác tổ tiên gọI là: a. Phân ly tính trạng b. Đồng quy tính trạng c. Biến đổI tính trạng d. Phát sinh tính trạng 5. Theo Đacuyn động lực của CLTN là: a. Đấu tranh sinh tồn b. Các tác nhân của điều kiên sống trong tự nhiên c. Nhu cầu của con ngườI d. Sự đào thảI các biến dị bất lợI 6.Về mặt di truyền quần thể được chia thành: a. Quần thể giao phốI và quần thể tự phốI b. Quần thể cùng loài và quần thể khác loài. c. Quần thể ổn định và quần thể không ổn định c. Quần thể đạI lý và quần thể sinh thái. 7. Quần thể giao phốI dược xem là: a. Đơn vị sinh sản và đơn vị tồn tạI của loài trong tự nhiên. b. Nguồn nguyên liệu của tiến hóa. c. Nguồn nguyên liệu của chọn giống. d. Đơn vị của nòi mới. 8. Về mặt lí luận định luật Hacđi – Van bec có ý nghĩa: a. Tạo cơ sở giảI thích tính ổn định của một số quần thể trong tự nhiên qua thờI gian dài. b. Giúp giảI thích sự hình thành các loài mớI từ loài ban đầu. c.GỉảI thích qúa trình cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong tự nhiên. d. Nghiên cứu tác dụng của chọn lọc tựnnhiển trong quần thể. 9. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì: a. Cả b và c đều đúng. b. Đa số đột biến gen đều có hại. c. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST. d. Đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng. 1 10. Nhân tố tiến hoá chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là: a. Qúa trình Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. b. Qúa trình Đột biến, chọn lọc tự nhiên. c. Qúa trình Đột biến, di truyền, giao phối. d. Cách li, chọn lọc tự nhiên. 11. Điều nào sau đây không phải là vai trò của quá trình giao phối? a. Qui định chiều hướng tiến hoá. b. Phát tán các đột biến gen lặn. c. Tạo biến dị tổ hợp. d. Trung hoà tính có lợi của các đột biến gen lặn. 12. Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì: a. Cả a, b và c đều đúng. b. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. c. Các cá thể trong quần thể có sự phụ thuộc nhau về mặt sinh sản. d. Có sự hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài. 13. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là: a. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen thích nghi nhất. b. Sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể. c. Sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. d. Sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài. 14. Cơ chế cách li nào đánh dấu sự xuất hiện loài mới? a. Cách li sinh sản. b. Cách li địa lí. c. Cách li sinh thái. d. Cách li di truyền. 15. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá là: a. Đột biến gen. b. Đột biến nhiễm sắc thể. c. Biến dị tổ hợp. d. Biến dị không xác định. 16. Để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc, dùng tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất sau đây để phân biệt: a. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh b. Tiêu chuẩn hình sinh thái c. Tiêu chuẩn địa lý – Sinh thái d. Tiêu chuẩn di truyền 17. Loài cỏ Spartina dùng trong chăn nuôi được hình thành bằng con đường nào sau đây : a. Lai xa kết hợp đa bội hoá . b. Sinh thái c. Địa lý d. Cả a, b, c đều sai 2 18. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở : a. Thực vật và động vật bật thấp. b. Chỉ có ở thực vật bậc cao c. Chỉ có ở động vật bậc cao d. Vi khuẩn và tảo lam 19. Đồng qui tính trạng là hiện tượng : a. Một số sinh vật thuộc những nhóm phân loại khác nhau có kiểu hình tương tự nhau. b. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự. c. Các sinh vật có tập tính sinh lý ,sinh hoá trong tế bào và cơ thể giống nhau. d. Các sinh vật có cấu trúc di truyền giống nhau và tập tính sinh lí giống nhau . 20. Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là : a. Thích nghi ngày càng hợp lý . b. Sinh vật ngày càng đa dạng phong phú . c. Tổ chức cơ thể ngày càng cao. d. Hướng đa dạng và hướng phức tạp về tổ chức . 21. Đặc điểm nào sau đây không phải của loà I người? a. Diện tích não 400 cm 2 , ít nếp nhăn, thuỳ trán ít phát triển b. Dáng đi thẳng, đi bằng hai chân c. Hộp sọ to hơn mặt d. Tay ngắn hơn chân 22. Đặc điểm nào sau đây không phải của vượn người? a. Thể tích não (1400 –1600) cm 3 b. Dáng đi hơi khom, đi bằng hai chân, chống hai tay c. Hộp sọ bé hơn mặt d. Tư duy cụ thể, chưa có tiếng nói 23. Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện quan trọng trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người? a. Ăn hoa, quả, củ, lá cây rừng, côn trùng nhỏ b. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động. c. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết d. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức 24.Đặc điểm nào sau đây là điểm chung của người và vựon người? a. Có 4 nhóm máu: A, B, O, AB. b. Dáng đi c. Tính chất hộp sọ d. Thể tích não 25. Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn: a. Vượn người hoá thạch b. Người tối cổ c. Người cổ d. Người hiện đạI 26 . Dạng vượn người có quan hệ họ hàng gần vớI người nhất là c. Tinh tinh a. Vượn b. Đười ươi d. Gôrila 27 Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn là: 3 a. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hóa của vật nuôi cây trồng và các loài hoang dại. b. GiảI thích sự hình thành loài mới. c. Chứng minh tòan bộ sinh giớI ngày nay có cùng một nguồn gốc. d. Đề xuất khái nịêm biến dị cá thể nêu lên tính vô hướng của loạI biến dị này. 28. Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là: a. Sự tích lũy các biến dị có lợI, đào thảI các biến dị có hạI dướI tác dụng của CLTN. b. Sự di truyền các đặc tính thu được của đờI cá thể dướI tác dụng của ngoạI cảnh hay tập quán họat động. c. NgaọI cảnh thay đổI thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổI dần dà và liên tục trong loài. d. Sự tích lũy các dột biến trung tính một cách ngẫu nhiên không liên quan gì tớI chọn lọc tự nhiên. 29. Ở loài giao phối, tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt hai loài thân thuộc là: a. Tiêu chuẩn di truyền. b. Tiêu chuẩn địa lí- sinh thái. c. Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá. d. Tiêu chuẩn hình thái. 30. Câu nào có nội dung sai trong các câu sau đây : a. Nòi sinh thái là nhóm quần thể sống trong một khu vực địa lý xác định . b. Quần thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài . c. Nòi sinh học là nhóm quần thể ký sinh trên loài vật chủ xác định . d. Nòi địa lý là nhòm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định . 31 : Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính là : a. Con lai mang bộ NST đơn bội của hai loài bố và mẹ khác nhau về số lượng , hình dạng , kích thước , cấu trúc. b. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài . c. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài d. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá . 32 : Ở các loài giao phốI, tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính tính hay sinh sản vô tính vì : a. Các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản . b. Số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn . c. Các loài giao phối dể phát sinh biến dị hơn . d. Các loài giao phối có tính ổn định hơn về mặt tổ chức cơ thể . 33: Ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì : a. Sinh vật bậc thấp cũng như sinh vật bậc cao luôn có những thay đổi để thích nghi với điều kiện sống . b. Nguồn gốc thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú . c. Các nhóm có tổ chức thấp có khả năng ký sinh trên các cơ thể của các nhóm có tổ chức cao . d. Các nhóm sinh vật có tổ chức thấp có số lượng quá nhiều . 34. Trên cơ thể ngườI, cơ quan nào sau đây trước kia đã từng phát triển ở động vật nhưng do không còn thích nghi nữa đã bị thoái hoá: 4 a. Xương cụt b. Ruột non, ruột già c. Mí trên và mí dưới d. Vành tai có nhiều gân tai 35. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau về cấu tạo của người và động vật có vú? a. Sự sắp xếp, hình dạng, cấu tạo của hệ bài tiết b. Xương mặt nhỏ ,hộp sọ to c. Chi trước phát triển theo hướng để cầm nắm d. Trục xương sống hợp với chân một góc 90 0 36. Điều nào sau đây không đúng đối với quá trình phát triển từ vượn thành người? a. Tiếng nói là động lực chủ yếu và quyết định để não vượn biến thành não người b. Biến dị làm thay đổi vật chất di truyền, làm tiền đề cho sự tiến hoá c. Lao động có mục đích làm cho hoàn thiện dần bàn tay d. Tiếng nói có âm là hệ thống tín hiệu thứ 2 đặc trưng cho người 37. Lao động tập thể trong quá trình phát sinh loài người đã có tác dụng: a. Giúp phát triển tiếng nói và hình thành phát triển ý thức b. Phân công lao động trong bày đàn c. Chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn d .Hoàn thiện đôi tay 38. Trong một quần thể, số cá thể lông đỏ chiếm 84%, còn lạI có lông trắng. Biết A lông đỏ trộI hoàn toàn so vớI a lông trắng và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tần số tương đốI của mỗI alen A, a trong quần thể lần lượt là: a. 0,6 và 0,4 b.0,4 và 0,6 c. 0,8 và 0,2 d. 0,2 và 0,8. 39. Vẫn theo dữ kiện ở câu trên, tỉ lệ % của bò có lông đỏ dị hợp trong quần thể là: a. 48% b. 16% c. 49% d.42% 40. Đặc điểm nào sau đây là thích nghi kiểu gen: a. Thằn lằn có màu da giống tường nhà. b. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc nhanh chóng. c. Cây rau mác có 3 loại lá khác nhau. d. Gấu bắc cực có bộ lông trắng vào mùa đông. 5 . nào là quan trọng nhất sau đây để phân biệt: a. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh b. Tiêu chuẩn hình sinh thái c. Tiêu chuẩn địa lý – Sinh thái d. Tiêu chuẩn di truyền 17. Loài cỏ Spartina dùng. Một số sinh vật thuộc những nhóm phân loại khác nhau có kiểu hình tương tự nhau. b. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự. c. Các sinh vật có tập tính sinh. tập tính sinh lý ,sinh hoá trong tế bào và cơ thể giống nhau. d. Các sinh vật có cấu trúc di truyền giống nhau và tập tính sinh lí giống nhau . 20. Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan