Tiếp cận cá tính con người bằng Lý thuyết hệ thống Quản lý suy cho cùng là việc huy động tối đa năng lực của những người dưới quyền mình vào công việc chung. Muốn “dụng nhân tựa dụng mộc” thì phải hiểu về “nhân” Xưa nay người ta thường sử dụng hai phương pháp tiếp cận cá tính của con người: Tiếp cận qua lai lịch và tiếp cận bằng tướng, số. Tìm hiểu con người qua lý lịch là phưương pháp xem xét hoàn cảnh sinh trường để xác định tính cách con người, dựa vào phép biện chứng duy vật tìm hiểu con người bằng tướng (hình hài) và số (ngày giờ sinh) thực chất là dựa vào thống kê kinh nghiệm. Các phương pháp này đều ít nhiều mang tính chất khoa học, và hiện vẫn đang được sử dụng như các phương tiện hữu hiệu để tìm hiểu về con người. Tuy nhiên, có thời, có nơi cách này hoặc cách kia bị lạm dụng thái quá, gây ra không ít thiệt thòi cho nhiều người, và rắc rối cho xã hội. Vận dụng Lý thuyết hệ thống xin được đưa ra một phương pháp mới tiếp cận cá tính con người. Phương pháp này xin được lấy tên là: Tiếp cận cá tính con người bằng Lý thuyết hệ thống. Cơ sở lý luận của phương pháp này dựa trên quan niệm: con người nhìn vào tính cách là một "hộp đen" (black box); điều đó có nghĩa là ta không thể nhìn thấy những gì xảy ra trong tư duy của con người, không thể lý giải được tại sao đứng trước cùng một sự kiện, anh A phản ứng thế này, anh B lại phản ứng thế kia? "Con người - hộp đen" ấy luôn nhận các tín hiệu thông tin đầu vào (X) và luôn phải trả lại bằng các tín hiệu đầu ra (Y). Cách tốt nhất để tiếp cận với con người - tiếp cận với cái hệ thống mà ta không nhìn được vào bên trong đó - là thông qua X và Y. Tìm hiểu "con người - hộp đen" thông qua thông tin đầu vào và thông tin đầu ra chỉ giới hạn ở độ nhạy về thông tin, còn chất lượng của tín hiệu thông tin phản hồi lại là vấn đề khác. Chỉ cần đánh giá hai loại khả năng của một con người là: khả năng tiếp nhận tín hiệu đầu vào X, và xử lý để có được tín hiệu thông tin đầu ra Y là nhanh hay chậm mà thôi. Cũng có thể gọi là tốc độ nhận thức, và tốc độ phản ứng. Nếu biểu thị hai loại khả năng trên bằng trục hoành và trục tung, ta được một "hệ tọa độ tâm lý", mà mỗi góc của hệ tọa độ biểu thị một dạng tính cách của con người. Góc I: Những người nhận thức nhanh và phản ứng nhanh Đặc điểm tính cách của những người này là: Tính tình sôi nổi. Nhạy Cảm, thông thái. Thích khám phá, sáng tạo. Thường không vừa lòng với thực tại, thích cải tiến, đổi mới. Dễ đam mê hứng khởi nhưng cũng dễ chán nản bi quan. Thích làm việc độc lập. Ở đỉnh cao thường khó hòa nhập với mọi người. Nên dùng những người này vào những công việc đòi hỏi tư duy trí tuệ, cần sự sáng tạo như làm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, làm công việc kỹ thuật, làm tư vấn, điều tra thị nhường, làm kiểm toán, thanh tra Góc II: Những người nhận thức nhanh, phản ứng chậm. Đặc điểm tính cách của những người này là: Tính tình điềm đạm, chín chắn. Biết lắng nghe ý kiến người khác. Dễ hòa nhập vào quần chúng. Dễ bằng lòng với cuộc sống, công việc. Nên dùng những người này vào những công việc không cần sáng tạo nhiều, nhưng chắc chắn. Những người này thích hợp với vai trò lãnh đạo: trưởng phòng, trưởng nhóm, tổ trưởng sản xuất họ thường là người tốt và được mọi người yêu mến. Góc III: Những người nhận thức chậm, phản ứng cũng chậm. Đặc điểm tính cách của những người này là: Tính tình cần mẫn, lành hiển. Bằng lòng với cuộc sống, cam chịu. Trung thành với cấp trên. Thích công việc ổn định, ngại đổi mới. Thích lao động chân tay hơn là lao động trí óc. Những người này thích hợp với những công việc đã làm quen thuộc, đã được hướng dẫn cụ thể, ít phải tư duy sáng tạo. Góc IV. Những người nhận thức chậm, nhưng phản ứng nhanh. Đặc điểm tính cách của những người này là: Không chín chắn (hồ đồ). Dễ manh động, liều lĩnh, vô kỷ luật. Không yên tâm với công việc và cuộc sống. Hay xung khắc với mọi người. Với những người này phải luôn quan tâm đến vấn đề tư tưởng, tránh cho họ khỏi bị kích động bởi những thông tin sai lệch. Có thể giao cho họ những công việc đòi hỏi sự dũng cảm, nhưng phải có sự động viên giải thích đầy đủ Ở mức độ khái quát ta phân tính cách con người thành 4 dạng dựa vào 4 góc của tọa độ tâm lý như trên, khi biểu thị tính cách của một người trên tọa độ tâm lý thì người nào có tính cách nổi trội hơn, người đó được biểu thị bằng điểm cách xa gốc của hệ tọa độ hơn (ví dụ như anh A và anh C). Nếu vẽ thêm đường phân giác của các góc ta có thể phân mỗi góc thành hai phần, đường phân giác là ranh giới phản ánh tương quan giữa độ nhạy về nhận thức và độ nhạy về phản ứng. Hai người cùng thuộc về một góc của toạ độ tâm lý, người này có thể trội hơn người kia về nhận thức nhưng lại kém hơn về phản ứng (anh A và anh B). Tất nhiên đối với con người thì sự phân đỉnh các khả năng như trên cũng chỉ là tương đối, tuy nhiên nếu được tiếp xúc nhiều; nhất là tiếp xúc qua công việc thì việc xác định X và Y của một con người là hoàn toàn có thể. . người, và rắc rối cho xã hội. Vận dụng Lý thuyết hệ thống xin được đưa ra một phương pháp mới tiếp cận cá tính con người. Phương pháp này xin được lấy tên là: Tiếp cận cá tính con người bằng. hiểu về “nhân” Xưa nay người ta thường sử dụng hai phương pháp tiếp cận cá tính của con người: Tiếp cận qua lai lịch và tiếp cận bằng tướng, số. Tìm hiểu con người qua lý lịch là phưương pháp. lại bằng các tín hiệu đầu ra (Y). Cách tốt nhất để tiếp cận với con người - tiếp cận với cái hệ thống mà ta không nhìn được vào bên trong đó - là thông qua X và Y. Tìm hiểu " ;con người