Cânbằnggiữaquảnlítheocôngviệcvàquảnlítheoconngười
Thế nào là lãnh đạo theo kiểu câu lạc bộ nông thôn, đẽo cày giữa đường và
lãnh đạo nhóm. Đâu là phương pháp lãnh đạo tối ưu và cách thực hiện như
thế nào. Xin mời bạn xem chi tiết
Lý Thuyết: Hệ thống quảnlí của Blake Mouton
Khi sếp của bạn giao cho bạn trách nhiệm tổ chức một bữa tiệc giáng sinh
cho công ty, đầu tiên bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đưa ra một lịch trình và bắt đầu
phân côngcôngviệc hay bạn sẽ tìm kiếm những người muốn làm cùng bạn
và lên một lịch trình phù hợp với sở thích của những người này? Khi kế
hoạch bắt đầu bị xao nhãng, phản ứng của bạn là gì? Bạn luôn giục giã mọi
người làm việc của mình hay là bạn sẽ bỏ qua điều đó vì biết rằng mọi người
rất bận bịu với côngviệc của chính họ, và bạn sẽ phải làm một mình những
nhiệm vụ mà bạn đã giao cho họ?
Câu trả lời cho loại câu hỏi này sẽ giúp phần nào tiết lộ phương thức lãnh đạo
của riêng bạn. Một vài nhà quảnlí luôn chú trọng vào công việc, họ đơn giản
chỉ muốn côngviệc được hoàn thành. Một số khác lại luôn tập trung vào con
người, họ muốn nhân viên của mình luôn cảm thấy thoải mái. Và một vài
người khác thì thường kết hợp cả hai. Nếu bạn là một người luôn muốn chọn
cách thức đặt mục tiêu và áp đặt một kế hoạch chặt chẽ, bạn sẽ là lãnh đạo
theo công việc. Còn nếu bạn luôn ưu tiên vào con người, cung cấp những gì
mà nhân viên mình cần thì bạn chính là một lãnh đạo theocon người.
Dù cho phương thức nào là đúng, phương thức nào là sai thì chắc chắn rằng
không có một cách thức phù hợp với mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, sẽ rất có ích
khi hiểu rõ phương thức mà bạn muốn hướng tới, để dựa vào đó bạn có thể
phát triển được những kĩ năng mà mình còn thiếu sót.
Một quan điểm nổi tiếng về những lãnh đạo theo xu hướng“công việc hay
con người” được đưa ra bởi Robert Blake và Jane Mouton vào đầu thập kỉ 60.
Thuyết này đc gọi là hệ thống quản lí, hay là Mạng lưới lãnh đạo, thuyết này
chỉ ra các mức độ của “tập trung côngviệc so với tập trung vào con người”
và 5 cách kết hợp nổi bật của phương thức lãnh đạo.
Nhận thức về mô hình
Hệ thống quảnlí dựa trên 2 phương thức tiếp cận:
Quan tâm đến conngười - Đây là cách thức mà nhà quảnlíquan tâm
đến nguyện vọng của các thành viên, lợi ích và các lĩnh vực chuyên
ngành của họ khi đưa ra quyết định.
Quan tâm đến sản xuất - Đây là cách thức mà nhà lãnh đạo tập trung
vào mục tiêu cụ thể, hiệu quả cũng như năng suất cao khi đưa ra quyết
định.
Theo hệ thống trên, Blake và Mouton chỉ ra 5 phương thức lãnh đạo:
Lãnh đạo câu lạc bộ nông thôn - Chất lượng conngười cao/ Hiệu suất
thấp
Phương thức lãnh đạo này luôn quan tâm hàng đầu đến nhu cầu cũng như
cảm giác của các thành viên trong nhóm. Những người này hoạt động với
mục đích là làm thế nào để các thành viên luôn vui vẻ và đảm bảo họ sẽ làm
việc chăm chỉ. Chính điều này tạo cho môi trường làm việc một không khí rất
thoải mái và vui vẻ, tuy nhiên nó đồng nghĩa với việc sản xuất thiếu định
hướng và kiểm soát.
Lãnh đạo trung thành - Hiệu suất cao/ Chất lượng conngười thấp
Được hiểu như lãnh đạo độc tài hoặc lãnh đạo phục tùng, những ngườitheo
đuổi cách thức này tin rằng nhân viên chỉ cần tiếp nhận chỉ thị. Nhân viên
luôn có vai trò thứ yếu trong hiệu quả và năng suất công việc. Những nhà
lãnh đạo này thường rất độc đoán và luôn áp dụng những điều luật hà khắc
đối với nhân viên, họ luôn coi phạt là phương thức hiệu quả nhất để tăng
năng suất (Đọc chuyên mục Lí thuyết X/Lí thuyết Y)
Lãnh đạo kiệt quệ - Hiệu suất thấp/ Chất lượng conngười thấp
Các nhà quảnlí gần như hoạt động không hiệu quả. Anh ta không quá quan
tâm đến việc thiết lập các côngviệc để hoàn thành mục tiêu và kể cả là tạo ra
một môi trường làm việc thoải mái, động lực. Đó chính là hệ quả của việc vô
tổ chức, không đạt yêu cầu, không hiểu tâm lí nhân viên
Lãnh đạo đẽo cày giữa đường - Hiệu suất trung bình/ Chất lượng con
người trung bình
Phương thức này dường như là sự cânbằnggiữa các quan điểm trái ngược.
Đây là phương thức thỏa hiệp, khi thỏa hiệp bạn cần phải quan tâm một chút
đến sản xuất, một chút đến con người. Lãnh đạo sử dụng phương thức này
thường áp dụng cho những côngviệc thông thường và tin rằng đây là cách
mà mọi người kì vọng.
Lãnh đạo nhóm - Năng suất cao/ Chất lượng conngười cao
Theo mô hình của Blake Mouton, đây là đỉnh cao của phong cách lãnh đạo.
Những nhà lãnh đạo luôn tập trung cao độ vào cả sản xuất và cả nhu cầu của
con người. Điều này có thể hiểu rằng nhân viên được biết về mục đích của tổ
chức và tham gia vào quyết định những yếu tố mà sản xuất cần. Khi các
thành viên tận tụy và có quyền lợi khi công ty thành công thì nhu cầu sản
xuất và nhu cầu conngười được đồng nhất. Chính điều này tạo nên một môi
trường đầy tin tưởng và tôn trọng, nhờ đó nâng cao mức độ thỏa mãn và động
lực làm việc, và tất nhiên là cả hiệu quả sản xuât (Hãy xem ở chuyên mục Lí
thuyết Y)
Áp dụng hệ thống quảnlí của Blake Mouton
Nhận thức được sự đa dạng trong cách tiếp cận là bước đầu tiên để hiểu và
nâng cao kĩ năng quản lí. Điều này là cực kì cần thiết để thấu hiểu cách thức
hoạt động gần đây của bạn, nhờ đó bạn có thể tìm được cách thức tốt nhất để
hoàn thiện.
Bước 1: Nhận thức được phương thức lãnh đạo của bạn
Nghĩ về những tình huống bạn đảm nhận vị trí lãnh đạo gần đây
Và với mỗi tình huống, xác định vị trí của bạn trong côngviệc
Bước 2: Xác định những mảng mà bạn đã làm tốt và tăng cường kĩ năng
lãnh đạo.
Xem xét lại phương thức lãnh đạo gần đây và nghiêm túc phân tích lại
hiệu quả của nó.
Xem xét lại cách mà bạn cải thiện. Bạn có phải là lãnh đạo đẽo cày
giữa đường bởi vì đây là phương thức dễ dàng vận dụng nhất?
Xác định cách thức tốt nhất để bạn có thể trở thành Lãnh đạo nhóm.
Điều này bao gồm giải quyết vấn đề hoặc nâng cao kĩ năng giao tiếp
với nhân viên, nếu bạn cảm thấy mình là một lãnh đạo theo sản xuất.
Nếu bạn có xu hướng quá tập trung vào con người, thì phải rõ ràng hơn
trong việc lên kế hoạch và kiểm soát tiến trình dự án.
Tiếp theo đó bạn cần kiểm soát tốt công việcvà tình huống mà bạn đã
từng mắc sai lầm
Bước 3: Áp dụng thuyết trên vào hoàn cảnh
Điều quan trọng là nhận thức rõ rằng Lãnh đạo nhóm không phải là cách thức
hiệu quả trong mọi trường hợp. Khi ích lợi của quảnlí dân chủ được mọi
người chấp nhận, đây là lúc mà cần tập trung sự chú ý vào chỉ một lĩnh vực
nhất định. Nếu công ty bạn mới sáp nhập, hoặc có một vài thay đổi quan
trọng, lúc đó nên tập trung vào conngười hơn là sản xuất. Tương tự như vậy,
khi đối mặt với biến động kinh tế hoặc những rủi ro cho bản thân mình,
người ta thường quan tâm đến khả năng hồi phục, đối với ngắn hạn thì hiệu
quả và năng suất lại được quan tâm hơn cả.
Chú ý:
Lí thuyết này dường như đã có những thay đổi nhất định từ khi Lí thuyết này
được công bố. Tuy nhiên, nó vẫn được coi như kim chỉ nam cho các lí thuyết
khác.
Và trong rất nhiều trường hợp, Lãnh đạo nhóm khá giống với “Lãnh đạo
năng động”. Theo nghiên cứu về cách thức lãnh đạo của Bernard Bass mô
hình này cần đạt những tiêu chí sau:
Mô hình của sự tận tụy vàcôngbằng
Thiết lập mục tiêu rõ ràng.
Có kỳ vọng cao.
Khuyến khích.
Công nhận và ủng hộ
Khuấy động cảm xúc của nhân viên
Giúp mọi người vượt qua lợi ích trước mắt
Truyền cảm hứng cho mọi người
Mô hình là Blake Mouton là một mô hình hữu dụng nhưng không phải là
vĩnh cửu.
Yếu tố quyết định
Hệ thống quảnlí của Blake Mouton là một mô hình hữu dụng và thực tế có
thể giúp bạn tham khảo phương thức lãnh đạo của bạn. Mô hình này chỉ ra
rằng khi quan tâm đến conngườivà sản xuất đều ở mức cao, mức độ hài lòng
của nhân viên và sản xuất theo đó cũng tăng cao. Điều này hầu như đúng, và
tuân theolí thuyết X, lí thuyết Y và những thuyết về quảnlí hòa đồng khác.
. Cân bằng giữa quản lí theo công việc và quản lí theo con người
Thế nào là lãnh đạo theo kiểu câu lạc bộ nông thôn, đẽo cày giữa đường và
lãnh. bạn. Một vài nhà quản lí luôn chú trọng vào công việc, họ đơn giản
chỉ muốn công việc được hoàn thành. Một số khác lại luôn tập trung vào con
người, họ