TRƯỜNG THCS PHỔ VINH KIỂM TRA VẬT LI 7 - Thời gian 45 phút (Ngày / 03/2010)* Họ và tên : Lớp : Điểm: Lời phê của giáo viên * I/ Trắc nghiệm (3đ) Trong mỗi câu hãy chọn một phương án đúng nhất rồi ghi vào bài làm Câu 1: Đưa quả cầu M nhiễm điện dương lại gần quả cầu N nhẹ. Hiện tượng xảy ra là M tác dụng lên N một lực hút. Có thể kết luận gì về điện tích của quả cầu N? A. Quả cầu nhiễm điện dương. B. Quả cầu nhiễm điện âm. C. Quả cầu trung hoà về điện. D. Cả B hoặc C có thể xảy ra. Câu 2 Trong các cách sau đây, cách nào làm cho thướt nhựa nhiễm điện ? A. Đập nhẹ thướt nhựa nhiều lần trên bàn. B. Cọ xát thướt nhựa bằng mãnh vải khô nhiều lần. C. Chiếu ánh sáng đèn vào thướt nhựa. D. Áp thướt vào ly nước nóng. Câu 3 Vật nào dưới đây là vật dẫn điện được ? A. Thướt nhựa của học sinh. B. Thanh gỗ khô. C. Ruột bút chì. D. Viên phấn viết bảng. Câu 4: Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa khô. Sau khi cọ xát đưa hai vật đó lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. B. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. C. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Chúng không hút, không đẩy. Câu 5 Chọn các từ thích hợp lần lượt điền vào chỗ trống : Sau khi vật A cọ xát vào vật B, nếu vật A tích điện dương thì vật B và hai vật A. Tích điện âm; đẩy nhau. B. Tích điện âm; hút nhau. C. Không tích điện; hút nhau. D. Tích điện dương; đẩy nhau. Câu 6 Ơ tâm mỗi nguyên tử có A. một hạt nhân mang điện tích dương. B. một hạt nhân mang điện tích âm. C. hai hạt nhân mang điện tích dương. D. một electron mang điện tích âm Câu 7 Trong các vật sau đây, vật nào không có các electron tự do ? A. Một cái đinh thép. B. Một đoạn dây đồng. C. Một cục nam châm. D. Một đoạn dây nhựa. Câu 8 Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là A. dây tóc. B. bóng thủy tinh C. cọc thủy tinh D. dây trục. Câu 9 Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với các dụng cụ nào sau đây ? A. Bàn là điện, nồi cơm điện. B. Bàn là điện, quạt điện. C. Quạt điện, máy bơm nước. D. Ti vi, tủ lạnh. Câu 10: Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? A. Điện tích dương. B. Điện tích âm. C. Nguyên tử. D. Cả A, B đều đúng. Câu 11 Muốn mạ vàng cho một chiếc nhẫn bằng đồng thì phải nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối gì và phải nối chiếc nhẫn vào cực nào của nguồn điện ? A. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối đồng và phải nối nhẫn vào cực dương của nguồn điện. B. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối vàng và phải nối nhẫn vào cực dương của nguồn điện. C. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối vàng và phải nối nhẫn vào cực âm của nguồn điện. D. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối đồng và phải nối nhẫn vào cực âm của nguồn điện. Câu 12 Trong các sơ đồ dưới đây, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện ? + Ñ • K • − + Ñ • K • − + Ñ • K • − + Ñ • K • − _ )Hình a _ )Hình d _ )Hình c _ )Hình b A. Sơ đồ b. B. Sơ đồ c. C. Sơ đồ d. D. Sơ đồ a. II/ Tự luận (7đ) Câu 1 (1.5đ) Nêu quy ước về chiều của dòng điện. Câu 2: (1.5đ) Cọ xát thước nhựa bằng vải khô, cho rằng thước nhựa nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectron, vật nào mất bớt electron? Vì sao? Câu 3: (2đ) Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, hai qủa cầu A và B với giá đỡ bằng nhựa được đặt đủ xa. Làm cho quả cầu A Nhiễm điện âm, ta thấy hai lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra. Có hiện tượng gì đối với 2 lá nhôm ở quả cầu B trong trường hợp: a) Nếu nối A với B bằng một thanh nhựa. b) Nếu nối A với B bằng một thanh đồng. Câu 4 (2đ) a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện là 2 pin mắc nối tiếp, bóng đèn, công tắc K đóng. b) Biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ. Bài làm I/ Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn TRƯỜNG THCS PHỔ VINH KIỂM TRA VẬT LI 7 - Thời gian 45 phút (Ngày / 03/2010)* Họ và tên : Lớp : Điểm: Lời phê của giáo viên * I/ Trắc nghiệm (3đ) Trong mỗi câu hãy chọn một phương án đúng nhất rồi ghi vào bài làm Câu 1 Ơ tâm mỗi nguyên tử có : A. một electron mang điện tích âm B. hai hạt nhân mang điện tích dương. C. một hạt nhân mang điện tích âm. D. một hạt nhân mang điện tích dương. Câu 2: Đưa quả cầu M nhiễm điện dương lại gần quả cầu N nhẹ. Hiện tượng xảy ra là M tác dụng lên N một lực hút. Có thể kết luận gì về điện tích của quả cầu N? A. Quả cầu nhiễm điện dương. B. Quả cầu nhiễm điện âm. C. Quả cầu N trung hoà về điện. D. Cả B hoặc C có thể xảy ra. Câu 3 Trong các vật sau đây, vật nào không có các electron tự do ? A. Một cục nam châm. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn dây đồng. D. Một cái đinh thép. Câu 4 Vật nào dưới đây là vật dẫn điện được ? A. Ruột bút chì. B. Thướt nhựa của học sinh. C. Thanh gỗ khô. D. Viên phấn viết bảng. Câu 5 Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là : A. Dây trục. B. Cọc thủy tinh C. Bóng thủy tinh D. Dây tóc. Câu 6 Trong các cách sau đây, cách nào làm cho thướt nhựa nhiễm điện ? A. Đập nhẹ thướt nhựa nhiều lần trên bàn. B. Chiếu ánh sáng đèn vào thướt nhựa. C. Cọ xát thướt nhựa bằng mãnh vải khô nhiều lần. D. áp thướt vào ly nước nóng. Câu 7: Trong các sơ đồ mạch điện dưới dây, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước cuả dòng điện? A. Hình a và b. B. Hình a và c. C. Hình c và d. D. Hình b và d. Câu 8 Chọn các từ thích hợp lần lượt điền vào chỗ trống : Sau khi vật A cọ xát vào vật B, nếu vật A tích điện dương thì vật B và hai vật A. Tích điện dương; đẩy nhau. B. Không tích điện; hút nhau. C. Tích điện âm; đẩy nhau.D. Tích điện âm; hút nhau. Câu 9 Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với các dụng cụ nào sau đây ? A. Bàn là điện, nồi cơm điện. B. Quạt điện, máy bơm nước. C. Ti vi, tủ lạnh. D. Bàn là điện, quạt điện. Câu 10 Muốn mạ vàng cho một chiếc nhẫn bằng đồng thì phải nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối gì và phải nối chiếc nhẫn vào cực nào của nguồn điện ? A. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối đồng và phải nối nhẫn vào cực âm của nguồn điện. B. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối vàng và phải nối nhẫn vào cực âm của nguồn điện. C. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối đồng và phải nối nhẫn vào cực dương của nguồn điện. D. Nhúng chiếc nhẫn vào dung dịch muối vàng và phải nối nhẫn vào cực dương của nguồn điện. Câu 11 Quan sát hình vẽ sau. Cho biết thông tin nào dưới đây là đúng ? A. MN chắc chắn là nguồn điện, N là cực âm và M là cực dương. B. Công tắc K đang hở. C. MN chắc chắn là nguồn điện, M là cực âm và N là cực dương. D. Không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Câu 12: Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? A. Điện tích dương. B. Điện tích âm. C. Nguyên tử. D. Cả A, B đều đúng. II/ Tự luận (7đ) Câu 1 (1đ) Dòng điện là gì? Câu 2 (2đ) Trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử các chất. Câu 3: (2đ) Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, hai qủa cầu A và B với giá đỡ bằng nhựa được đặt đủ xa. Làm cho quả cầu A nhiễm điện âm, ta thấy hai lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra. Có hiện tượng gì đối với 2 lá nhôm ở quả cầu B trong trường hợp: a) Nếu nối A với B bằng một thanh nhựa. b) Nếu nối A với B bằng một thanh đồng. Câu 4 (2đ) a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện là 2 pin mắc nối tiếp, bóng đèn, công tắc K đóng. b) Biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ. Bài làm I/ Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn GV: Nguyễn Văn Chiểu KIỂM TRA VẬT LÍ 7 _ Thời gian 45 phút _ Ngày / 03/ 2010 MA TRẬN GV: Nguyễn Văn Chiểu KIỂM TRA VẬT LÍ 7 _ Thời gian 45 phút _ Ngày / 03/ 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ1 I/ Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề 1 D D B A D C D D A B C D II / Tự luận (7đ) Câu 1 (1đ) Dòng điện là dòng các điện điện tích dịch chuyển có hướng. (1đ) Câu2 (2đ) a) Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. (0.5đ) b) Xung quanh có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. (0.5đ) c) Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện. (0.5đ) d) Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang vật khác. Vật nhận thêm electron mang điện tích âm, vật mất bớt electron mang điện tích dương. (0.5đ) Câu3 (2đ) a) Nếu nối A với B bằng một thanh nhựa thì không có hiện tượng gì xãy ra đối với 2 là nhôm gắn ở quả cầu B. Do thanh nhựa không dẫn điện. (1đ) b) Nếu nối A với B bằng một thanh đồng thì 2 là nhôm gắn ở quả cầu B xòe ra do các electron chạy từ quả cầu A qua thanh đồng đến quả cầu B làm quả cầu B nhiễm điện âm. (1đ) Câu4 (2đ) a) Vẽ đúng sơ đồ (1đ) b) Dùng mũi tên ghi đúng chiều dòng điện. (1đ) ĐỀ 2 I/ Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề 2 D B C A B A D A A D C D Câu 1 (1.5đ) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 2(1.5đ): - Thước nhựa nhận thêm electron vì nhiễm điện âm. (0.75đ) - Mãnh vải mất bớt electron nên nên nhiễm điện dương. (0.75đ) Câu 3 (2đ) a) Nếu nối A với B bằng một thanh nhựa thì không có hiện tượng gì xãy ra đối với 2 là nhôm gắn ở quả cầu B. Do thanh nhựa không dẫn điện. (1đ) b) Nếu nối A với B bằng một thanh đồng thì 2 là nhôm gắn ở quả cầu B xòe ra do các electron chạy từ quả cầu A qua thanh đồng đến quả cầu B. (1đ) Câu4 (2đ) a) Vẽ đúng sơ đồ (1đ) b) Dùng mũi tên ghi đúng chiều dòng điện. (1đ) Ñ + − • K • Ñ + − • K • . 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn GV: Nguyễn Văn Chiểu KIỂM TRA VẬT LÍ 7 _ Thời gian 45 phút _ Ngày / 03/ 2010 MA TRẬN GV: Nguyễn Văn Chiểu KIỂM TRA VẬT LÍ 7 _ Thời gian 45 phút _ Ngày / 03/ 2010 HƯỚNG. nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn TRƯỜNG THCS PHỔ VINH KIỂM TRA VẬT LI 7 - Thời gian 45 phút (Ngày / 03/2010)* Họ và tên : Lớp : Điểm: Lời phê của giáo viên * I/ Trắc nghiệm (3đ) Trong. TRƯỜNG THCS PHỔ VINH KIỂM TRA VẬT LI 7 - Thời gian 45 phút (Ngày / 03/2010)* Họ và tên : Lớp : Điểm: Lời phê của giáo viên * I/ Trắc nghiệm (3đ) Trong