1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chấp nhận và đối phó với rủi pps

11 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 156,65 KB

Nội dung

Chấp nhận và đối phó với rủi Thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Trong thực tế, có một chân lý lớn lao về rủi ro cho rằng lo lắng không phải là một căn bệnh mà là một dấu hiệu của sức khỏe. Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán trước. Trong thuật ngữ tài chính, rủi ro có nghĩa là khả năng thu hồi lãi thấp hơn phần kỳ vọng, hay không có lãi, hoặc thậm chí không thu hồi đủ vốn bỏ ra. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy. Rủi ro vỡ nợ Đây là loại rủi ro khủng khiếp nhất trong tất cả các loại rủi ro đầu tư. Rủi ro không trả được nợ kể đến cả vốn và lãi suất. Đối với tất cả các khoản vay không đảm bảo, ví dụ như vay dựa trên giấy hẹn trả tiền, tiền đặt cọc của công ty, rủi ro này là rất cao. Do không được đảm bảo, bạn không thể làm được gì ngoại trừ việc đi kiện khi tình trạng mất khả năng trả nợ xảy ra. Tuy nhiên, cho dù bạn có kiện ra tòa và cho dù bạn thắng, thì bạn vẫn cần phải xem xét ai là người có lợi ở đây - bạn, người đi vay hay ông luật sư! Vì vậy, cách tốt nhất là tìm hiểu kỹ xem công ty bạn có ý định đầu tư vào đang đứng ở đâu trong bảng xếp hạng về khả năng tín dụng. Rủi ro kinh doanh Giá trị thị trường của thương vụ đầu tư vào cổ phiếu phụ thuộc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bạn đầu tư vào. Nếu tình trạng kinh doanh của công ty bất ổn và công ty hoạt động không tốt, giá trị của cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ có thể giảm giá trị nhanh chóng. Tình trạng này luôn luôn xảy ra trong trường hợp cổ phiếu của công ty lập kỷ lục trên thị trường IPO, phát hành với lãi suất cao khi nền kinh tế đang trong tình trạng tốt và thị trường chứng khoán đang làm tăng giá cổ phần. Vì thế khi công ty không thể phân bổ như họ đã hứa, giá cổ phiếu của họ sẽ giảm trầm trọng. Khi bạn đầu tư tiền bạc vào các doanh nghiệp cho dù là thương mại, công nghiệp hay sản xuất, luôn luôn tồn tại khả năng ngành kinh doanh đó thất bại; và sau đó có thể bạn sẽ không thu được gì, hoặc thu được rất ít, trên cơ sở phân chia theo tỉ lệ khi công ty bị phá sản. Rủi ro lớn nhất trong quá trình mua cổ phiếu ở nhiều doanh nghiệp mới nổi đó là bản thân người chủ doanh nghiệp khi anh ta lỡ vung tay quá trán hoặc dùng thủ đoạn trong kinh doanh, khi đó công ty có thể rơi vào tình trạng phá sản. Rủi ro thanh khoản Tiền bạc sẽ trở thành thứ không có giá trị hoặc giá trị hạn chế nếu nó không sẵn sàng trong túi khi bạn cần nó. Theo thuật ngữ tài chính, tính sẵn sàn sử dụng của đồng tiền được gọi là khả năng thanh khoản. Một vụ đầu tư không chỉ đòi hỏi phải an toàn và có khả năng sinh lời, mà nó còn đòi hỏi cả tính thanh khoản hợp lý nữa. Một tài sản hay một vụ đầu tư được coi là có khả năng thanh khoản nếu nó có thể chuyển đổi sang dạng tiền mặt một cách nhanh chóng, và chỉ bị mất một phần nhỏ giá trị. Rủi ro thanh khoản là khi nhà đầu tư không thể thấy rõ giá trị của vụ đầu tư khi cần. Tình trạng này có thể xảy ra khi cổ phiếu không thể bán trên thị trường hoặc bị mất giá quá lớn. Tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm ở một ngân hàng, có thể chủ động mua bán cổ phiếu và giấy nợ và đều là những vụ đầu tư tương đối thanh khoản. Trong trường hợp bạn có tài khoản cố định tại ngân hàng nhưng bạn có thể tăng số tiền vay lên tới 75% hay 90% giá trị tài khoản cố định này, thì tài khoản này cũng là một vụ đầu tư thanh khoản. Tuy nhiên, không nên khẳng định rằng tất cả cổ phiếu và giấy nợ niêm yết đều là những tài sản có khả năng thanh khoản. Trong số 8.000 cổ phiếu được niêm yết, thì khả năng mua bán chủ động chỉ giới hạn cho khoảng 1.000 cổ phiếu mà thôi. Nhóm cổ phiếu loại A thanh khoản hơn nhóm cổ phiếu loại B. Đôi khi, thị trường thứ cấp dành cho giấy nợ cũng không quá thanh khoản. Rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát Lạm phát có nghĩa là bạn rơi vào tình trạng túng quẫn mặc dù có rất nhiều tiền trong túi. Khi giá cả leo thang mạnh, sức mua của đồng tiền giảm. Một số nhà kinh tế học coi lạm phát là một loại thuế trá hình. Xu hướng tốc độ lạm phát ngày càng gia tăng trên toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn cho chính phủ các quốc gia cũng như các ngân hàng trung ương. Gía dầu thô tăng mạnh đột biến trên thị trường quốc tế cũng như các mặt hàng thực phẩm trong thời gian qua là hai mối quan ngại lớn mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Điều trớ trêu là những vụ đầu tư có lợi tức cố định được xem là tương đối an toàn như tài khoản tại ngân hàng và các công cụ tiết kiệm nhỏ lẻ lại rất dễ vấp phải rủi ro lạm phát bởi vì giá cả leo thang làm tàn phá sức mua của nguồn vốn. Những vụ đầu tư được coi là rủi ro hơn như cổ phiếu lại có khả năng giữ được giá trị đồng vốn trong trung hạn. Rủi ro lãi suất Trong kỷ nguyên mới với quy định luật pháp dường như cởi mở hơn, sự biến động thất thường của tỉ lệ lãi suất là một hiện tượng phổ biến, kèm theo là tác động hậu quả lên giá trị đầu tư và lợi nhuận. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng tới các chứng khoán lợi tức cố định và dùng để chỉ rủi ro xảy ra khi giá trị khoản đầu tư thay theo sự thay đổi mức lãi suất. Ví dụ như bạn đầu tư vào một chứng khoán có mức sinh lợi là 8% trong vòng ba năm. Nếu tỉ lệ lãi suất tăng lên 9% một năm, một chứng khoán tương tự có thể được phát hành với mức lãi suất 9% một năm. Do mức sinh lợi thấp hơn, nên giá trị chứng khoán của bạn cũng bị giảm theo. Rủi ro chính trị Chính phủ có quyền lực đặc biệt tác động tới nền kinh tế; chính phủ có thể đưa ra một đạo luật tác động tới một số ngành công nghiệp hoặc một số công ty mà nhà đầu tư đang đầu tư vào, hoặc chính phủ có thể ban hành luật mới điều chỉnh trần lãi suất ngân hàng, xoá nợ cho một số nhóm ngành cụ thể của xã hội. Khi quốc gia có một vị thủ tướng hay tổng thống mới, họ có những hệ tư tưởng kinh tế và chính trị khác nhau. Trong quá trình này, vận mệnh của nhiều ngành và nhiều công ty có thể trải qua một sự thay đổi lớn lao. Thay đổi các chính sách chính phủ mới cũng là một nguyên nhân của rủi ro chính trị. Sự biến động của tình hình chính trị quốc tế cũng gây ảnh hưởng tới bối cảnh kinh tế trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro dao động giá cả chứng khoán do những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường nói chung. Thảm họa tự nhiên cũng có thể là một trong những nhân tố này. Thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng do giá cả tăng và giảm do sự qua lại của những giai đoạn giá cổ phần tăng và giảm. Vì vậy: - Thị trường cổ phiếu đang trong giai đoạn giảm giá thường dự đoán các cuộc khủng hoảng kinh tế. - Thị trường trái phiếu giảm giá thường là do kết quả từ lãi suất thị trường cao, ngược lại, do mức lạm phát cao thúc đẩy. - Thị trường chứng khoán tăng giá thường thấy trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi và bủng nổ. - Thị trường chứng khoán tăng giá là kết quả của tỉ lệ lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Quản lý rủi ro: Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận Không phải tất cả 7 loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ đầu tư. Thứ hai là, các loại rủi ro khác nhau có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, đầu tư vào một công ty đang phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cao thì cũng có nghĩa là nhà đầu tư gặp phải rủi ro thanh khoản cao hơn so với việc đầu tư vào một công ty tương tự khác có mức độ rủi ro kinh doanh thấp hơn. Điều quan trọng là phải đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơ hội đầu tư bạn đang xem xét. Tuy nhiên, đừng để sự hiện diện của rủi ro làm bạn chùn bước trước mỗi cơ hội đầu tư. Luôn nhớ rằng trong mỗi cơ hội đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định; không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận! Điều quan trọng là phải nắm rõ bản chất và mức độ rủi ro trong mỗi trường hợp và liệu đó có phải là rủi ro bạn có thể và sẵn [...]...sàng đương đầu hay không Kỹ năng thành công trong quản lý đầu tư chính là khả năng đạt được sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi nhuận Nơi rủi ro cao, thì lợi nhuận cũng có thể kỳ vọng cao . Chấp nhận và đối phó với rủi Thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng. định đầu tư nhanh nhạy. Rủi ro vỡ nợ Đây là loại rủi ro khủng khiếp nhất trong tất cả các loại rủi ro đầu tư. Rủi ro không trả được nợ kể đến cả vốn và lãi suất. Đối với tất cả các khoản vay. loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ đầu tư. Thứ hai là, các loại rủi ro khác nhau có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, đầu tư vào một công ty đang phải đối

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN