Ngôi bất thường (Kỳ 4) 5. Tiên lượng: Tiên lượng cho mẹ và con trong ngôi trán phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay muộn. Nếu chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời, tiên lượng tốt cho cả mẹ và con. Nếu phát hiện muộn, xử trí không kịp thời, tiên lượng sẽ xấu. * Về phía thai: tỉ lệ tử vong cho thai cao, khoảng 40%. Thai chết vì bị kẹt trong tiểu khung, sa dây rau, xuất huyết não-màng não… * Về phía mẹ: vỡ tử cung thường xảy ra khi ngôi bị mắc kẹt trong tiểu khung, có thể dẫn đến tử vong mẹ. Khi sổ thai dễ gây rách phức tạp âm đạo, tầng sinh môn; dễ gây nhiễm khuẩn, rò bàng quang-âm đạo sau đẻ. 6. Thái độ xử trí 6.1. Khi thai nhi còn sống: * Với ngôi trán cao lỏng, chưa cố định: Thái độ xử trí là chờ đợi và theo dõi với hi vọng dưới tác dụng đẩy của cơn co tử cung có thể ngôi trán cao lỏng sẽ cúi thêm-biến thành ngôi chỏm hoặc ngửa thêm-biến thành ngôi mặt trong quá trình chuyển dạ. * Với ngôi trán cố định: - Khi đã chẩn đoán xác định là ngôi trán cố định, thai đủ tháng, dù cổ tử cung mở hết hoặc chưa mở hết, miễn là thai nhi còn sống, đều phải mổ lấy thai (chỉ định mổ là tuyệt đối). - Một số trường hợp thai quá nhỏ (kém phát triển), hoặc thai non tháng, khung chậu rộng rãi, ngôi trán có thể đẻ được đường âm đạo, song nguy cơ suy thai-ngạt thai và rách tầng sinh môn cao. * Nếu ngôi trán bị mắc kẹt trong tiểu khung (vì đầu đã lọt và xuống): Đây là biến chứng chính của ngôi trán, xảy ra khi chẩn đoán muộn hoặc thiếu sự theo dõi trong chuyển dạ. Trên lâm sàng thấy sản phụ vật vã và đau dữ dội, cơn co tử cung mau, tử cung tăng trương lực; thăm âm đạo sờ thấy bướu huyết thanh to ở trán, dễ nhầm là ngôi chỏm đang xuống. Xử trí: phải mổ lấy thai ngay, trường hợp này kéo được đầu lên cũng không dễ dàng, vì vậy cần theo dõi sát chuyển dạ không được để xảy ra biến chứng mắc kẹt đầu trong tiểu khung. 6.2. Nếu thai nhi đã chết: huỷ thai qua đường dưới bằng kỹ thuật chọc sọ- kẹp đỉnh, kỹ thuật này đòi hỏi vô cảm và hồi sức tốt, nguy cơ vỡ tử cung cao. Nếu vỡ tử cung, chỉ định mổ rồi tuỳ theo thương tổn mà khâu lỗ thủng hay cắt tử cung. Không được làm kỹ thuật này khi có dấu hiệu doạ vỡ tử cung. [newpage] NGÔI NGANG 1. Đại cương Ngôi ngang là ngôi mà thai không nằm theo trục dọc mà nằm ngang trong tử cung. Trong ngôi ngang, không phải lúc nào 2 cực đầu và mông cũng đều ngang nhau mà thường một cực ở hố chậu, còn cực kia ở vùng hạ sườn (thai nằm chếch trong tử cung). Khi chuyển dạ thực sự, vai sẽ trình diện trước eo trên nên người ta còn gọi ngôi ngang là ngôi vai. Mốc của ngôi là mỏm vai. Ngôi ngang là ngôi không thể đẻ được khi thai sống, đủ tháng hoặc gần đủ tháng, nên không có cơ chế đẻ. Tỉ lệ ngôi ngang chiếm 0,3%-0,5% các cuộc chuyển dạ. 2. Nguyên nhân 2.1. Về phía mẹ: - Tử cung nhão do mẹ đẻ nhiều lần, thai ở tư thế ngang không thể bình chỉnh về tư thế dọc được. - Tử cung dị dạng ở người đẻ con so: tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung có đường kính ngang lớn hơn bình thường. - Khung chậu hẹp. - Khối u tiền đạo: u xơ tử cung vùng eo, u nang buồng trứng… 2.2. Về phía thai: - Trong thai đôi, sau khi thai một sổ, thai thứ hai ở tư thế ngang. - Thai non tháng, thai chết lưu. 2.3. Về phía phần phụ của thai: - Đa ối làm cho ngôi thai không cố định trong tử cung. - Rau tiền đạo, dây rau ngắn, dây rau quấn cổ, làm cho thai nhi bình chỉnh không tốt. Trong các nguyên nhân trên, thường gặp nhất là con rạ đẻ nhiều lần, con so tử cung dị dạng, rau tiền đạo. . Ngôi bất thường (Kỳ 4) 5. Tiên lượng: Tiên lượng cho mẹ và con trong ngôi trán phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay muộn. Nếu chẩn đoán. người ta còn gọi ngôi ngang là ngôi vai. Mốc của ngôi là mỏm vai. Ngôi ngang là ngôi không thể đẻ được khi thai sống, đủ tháng hoặc gần đủ tháng, nên không có cơ chế đẻ. Tỉ lệ ngôi ngang chiếm. [newpage] NGÔI NGANG 1. Đại cương Ngôi ngang là ngôi mà thai không nằm theo trục dọc mà nằm ngang trong tử cung. Trong ngôi ngang, không phải lúc nào 2 cực đầu và mông cũng đều ngang nhau mà thường