Chấn thương ngực kín (Kỳ 4) 7. CẬN LÂM SÀNG. * Chụp X quang lồng ngực thường: + Hình ảnh gẫy các xương sườn: Những ổ gãy ở cung trước và cung sau thường thấy trên phim chụp thẳng. Những ổ gãy ở cung bên chỉ thấy trên phim chụp chếch 3/4. Do đó phải kết hợp thêm với khám lâm sàng. - Khoảng tuần thứ 3 - 6 thì có các hình can xương, nên lúc này càng thấy rõ các ổ gãy. - Khoảng gần một nửa những trường hợp gãy xương sườn có kèm theo những thương tổn bên trong lồng ngực, do đó cần chụp phim ở tư thế thẳng đứng để phát hiện tràn máu, tràn khí màng phổi hoặc những thương tổn ở trung thất, ở cơ hoành. + Hình ảnh gãy các sườn đặc biệt: Gãy sườn 11 và 12: hầu hết là chấn thương trực tiếp. Chụp X quang thường có thể phát hiện được. Ở một số trường hợp còn có kết hợp với gãy cột sống lưng. + Hình ảnh gẫy các sụn sườn: Thường không phát hiện được trên X quang vì tổ chức sụn không cản quang. Ở người già, khi sụn xương hoá thành thì mới nhìn thấy được khi chiếu chụp X quang. + Hình ảnh vỡ cơ hoành : Trên X quang, thấy hình ảnh đường cong của cơ hoành nham nhở, phổi bị ép nhiều nếu có nhiều tạng thoát vị lên. Tim có thể bị đẩy sang bên đối diện. Nếu vỡ cơ hoành trái và có thoát vị, có thể thấy trên X quang dạ dày hoặc ruột trên lồng ngực. Đây là những trường hợp dễ nhầm với tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. + Hình ảnh chấn thương ngực do sóng nổ: Ở cả hai phế trường, thấy có những hình lốm đốm đậm, tương ứng những vùng xuất huyết trong nhu mô phổi. Nếu xuất huyết càng nhiều, thì các đốm mờ càng dày và đậm. ở những trường hợp nhẹ, các đốm mờ mất dần sau khoảng một tuần lễ. Do thiếu oxy nên mao mạch phế nang tăng tính thẩm thấu, gây nên phù phổi cấp, xẹp phổi, làm cho các triệu chứng lâm sàng càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, có thể có hội chứng tràn máu, tràn khí màng phổi do thương tổn nhu mô phổi. 8. ĐIỀU TRỊ 81. Điều trị gãy xương sườn: + Chống đau: Khi bị gãy xương sườn thì bệnh nhân cảm thấy rất đau. Đau sẽ ức chế động tác thở của bệnh nhân, làm bệnh nhân không ho được. Đờm dãi sẽ ứ đọng trong khí đạo làm giảm thông khí, gây thiếu oxy. Vì vậy phải chống đau để bệnh nhân có thể thở và ho được. Các phương pháp chống đau: - Có thể dùng promedol hoặc các thuốc giảm đau nhẹ khác nhưng không được dùng mocphin làm ức chế trung khu hô hấp (chú ý nếu cho thuốc giảm đau quá nhiều thì sẽ làm giảm biên độ hô hấp, đờm dãi sẽ ứ đọng trong khí - phế quản gây viêm đường hô hấp). - Phương pháp làm giảm đau tốt nhất là phong bế thần kinh liên sườn nơi bị chấn thương. Phải phong bế một liên sườn trên đó, và một liên sườn dưới đó. Cần phong bế tại cung sau, nơi xuất phát của dây thần kinh liên sườn. Phong bế ngày một lần với novocain 0,25 - 0,5 %. Có thể phong bế thẳng vào ổ gãy. - Cố định xương sườn gãy: có tác dụng chống đau, chống di lệch của đầu gãy (tránh dẫn tới tổn thương bó mạch thần kinh liên sườn): - Phương pháp đơn giản hơn cả là dùng băng vải để băng tròn quanh ngực ở tư thế thở ra. Phương pháp này làm cho bệnh nhân đỡ đau, nhưng lại có nhược điểm là làm hạn chế khả năng hô hấp, đờm dãi sẽ ứ đọng ở các phế quản, dễ đưa đến biến chứng viêm phổi, nhất là ở người già vì vậy một số tác giả không chủ trương dùng phương pháp này. - Phương pháp tốt hơn nhưng tốn kém là dùng băng dính dán một nửa lồng ngực. Băng làm nhiều tầng, có các mép chồng lên nhau, vượt lên trên và xuống dưới chỗ gãy một sườn. ở sau cũng như ở trước, phải dán băng vượt quá đường giữa, sang tới nửa lồng ngực bên lành. - Thường không có chỉ định kết xương sườn bằng kim loại trong gãy thông thường, mà chỉ tiến hành trong trường hợp có mảng sườn di động. - Với những trường hợp gãy ở cung sau, thì có thể cho nằm ở tư thế ngửa có đệm gối ở hai bên sườn. - Thở khí dung ở những trường hợp chấn thương nặng và người có bệnh phổi mãn tính, hoặc người già, thường có nhiều đờm xuất tiết. Phế quản lại hay bi co thắt do phản xạ, do đó đờm dãi dễ ứ đọng, có thể dẫn đến những biến chứng viêm phổi, xẹp phổi. Do đó nên cho thở khí dung gồm có kháng sinh, thuốc làm giãn phế quản và thuốc long đờm. + Bảo đảm đường hô hấp thông suốt: ở những trường hợp nhiều đờm, phải cho bệnh nhân ho thật tốt. Ho nhiều lần trong ngày, khạc mạnh tống đờm ra ngoài. Phải bất động ổ gãy tốt thì mới ho được. Để đỡ đau khi ho, có thể dùng bàn tay áp mạnh lên ổ gãy để đỡ đau và để ho. Nếu không có khả năng ho, thì phải hút đờm sớm và đều đặn. Đơn giản nhất là dùng ống cao su nhỏ hút qua mồm, hoặc qua mũi xuống phế quản. Phải chú ý vô khuẩn khi hút đờm dãi. Nếu không có kết quả thì phải soi, hút phế quản. ở những trường hợp cần thiết, phải mở khí quản để thông khí và qua đó mà hút trực tiếp đờm dãi. - Vận động: cần cho bệnh nhân vận động sớm để tránh những biến chứng về phổi. - Kháng sinh: tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cho kháng sinh. Cần lưu ý đến những trường hợp có sẵn các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp như viêm phế quản Ở những trường hợp gãy 1 - 2 xương sườn, không có biến chứng thì phương pháp điều trị nói chung đơn giản, không nhất thiết phải dùng hết các biện pháp ở trên mà tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể để áp dụng. Những trường hợp có tràn máu và tràn khí thì cách xử trí giống như thương tổn cơ quan ở trong lồng ngực. . Chấn thương ngực kín (Kỳ 4) 7. CẬN LÂM SÀNG. * Chụp X quang lồng ngực thường: + Hình ảnh gẫy các xương sườn: Những ổ gãy ở cung. trên X quang dạ dày hoặc ruột trên lồng ngực. Đây là những trường hợp dễ nhầm với tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. + Hình ảnh chấn thương ngực do sóng nổ: Ở cả hai phế trường, thấy. gãy xương sườn có kèm theo những thương tổn bên trong lồng ngực, do đó cần chụp phim ở tư thế thẳng đứng để phát hiện tràn máu, tràn khí màng phổi hoặc những thương tổn ở trung thất, ở cơ hoành.