1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Suy tim (Heart failure) (Kỳ 4) pot

9 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 216,69 KB

Nội dung

Suy tim (Heart failure) (Kỳ 4) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 4. Suy tim toàn bộ. Suy tim toàn bộ là suy tim cả 2 phía: suy tim phải và suy tim trái. 4.1. Nguyên nhân: . Những bệnh gây suy tim phải về sau gây suy cả tim trái và ngược lại. . Viêm cơ tim. . Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp tính. . Thoái hoá dạng tinh bột cơ tim. . Viêm cơ tim do các bệnh chất tạo keo. . Bệnh cơ tim tiên phát. . Bệnh màng ngoài tim. . Bệnh tim bẩm sinh. . Bệnh thiếu máu, thiếu vitamin B1, nhiễm độc hormon tuyến giáp 4.2. Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng cận lâm sàng: Là sự kết hợp của suy tim phải và suy tim trái. 4.3. Chẩn đoán: Chẩn đoán suy tim toàn bộ dựa theo tiêu chuẩn của Framingham-1993 như sau: - Tiêu chuẩn chính: . Khó thở kịch phát về ban đêm. . Tĩnh mạch cảnh căng phồng. . Rên nổ ở 2 nền phổi. . Tim to. . Phù phổi cấp. . Nhịp ngựa phi (T3). . Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi (>16cmH20). . Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh dương tính. - Tiêu chuẩn phụ: . Phù ngoại vi. . Ho về đêm. . Khó thở khi hoạt động thể lực. . Gan to. . Tràn dịch màng phổi. . Giảm dung tích sống ≥ 30% so với bình thường. . Nhịp tim nhanh (> 120ck/phút). - Có thể xếp vào tiêu chuẩn chính hay tiêu chuẩn phụ: . Giảm cân nặng ≥ 1,5kg sau 5 ngày điều trị suy tim. Phương vận dụng những tiêu chuẩn trên để chẩn đoán suy tim: phải có 3 tiêu chuẩn trở lên (ít nhất 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ). 5. Điều trị suy tim. 5.1. Nguyên tắc điều trị: - Dùng những biện pháp không dùng thuốc như: . Ăn nhạt (≤ 2g muối/ngày), uống nước 1-1,5 lít/ngày. . Không hoạt động gắng sức. . Nếu là nữ: sinh đẻ có kế hoạch . Loại trừ các yếu tố nguy cơ khác. - Điều trị nguyên nhân gây suy tim: Ví dụ: nong hoặc thay van, phẫu thuật đóng các lỗ thông, cắt bỏ màng ngoài tim (hội chứng Pick) - Dùng một loại hay phối hợp các thuốc để điều trị suy tim (cường tim, lợi tiểu, giãn mạch). - Lọc máu. - Ghép tim (hoặc ghép đồng bộ tim-phổi). 5.2. Thuốc cường tim: Thuốc cường tim để điều trị suy tim được chia làm 2 loại: . Thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis. . Thuốc cường tim không phụ thuộc nhóm digitalis. 5.2.1. Thuốc cường tim thuốc nhóm digitalis: có nhiều loại thuốc khác nhau (digital lanata- trắng; digital purpurue-đỏ) nhưng thực tế lâm sàng hiện nay thường dùng nhất là ouabain và digoxin. - Cách dùng một số loại thuốc nhóm digitalis: Liều tấn công Loại thuốc Uống Tiêm t ĩnh mạch Liều duy trì Ouabain Digoxin Digitoxin Digitalis O 0,25- 1mg 0,7- 1,2mg 0,25- 0,5mg 0,25- 1mg 0,75- 0,25- 0,5mg 0,25mg 0,25mg 0,8- 1,2mg 1mg 1mg 0,1mg + Cơ chế tác dụng của thuốc cường tim nhóm digitalis là kết hợp với men chuyển Na+, K+- ATPase trên màng tế bào cơ tim, do vậy làm tăng nồng độ Ca++ nội bào, gây tăng sức bóp cơ tim. + Chỉ định của các thuốc cường tim nhóm digitalis: điều trị suy tim cấp và mạn tính có tần số tim nhanh, cuồng động nhĩ, rung nhĩ, rung-cuồng nhĩ. + Chống chỉ định: . Nhịp tim chậm ≤ 50ck/phút. . Blốc tim, rối loạn dẫn truyền. . Đang dùng các thuốc có canxi. . Nhậy cảm với thuốc digitalis hoặc đang có nhiễm độc digitalis + Phương pháp sử dụng: - Đối với suy tim nặng cấp tính (ví dụ như: hen tim, phù phổi cấp ) có chỉ định dùng ouabain hoặc digoxin tiêm tĩnh mạch cùng với các thuốc khác. - Đối với đợt suy tim bùng phát (suy tim nặng lên của suy tim mạn tính): việc dùng thuốc digitalis được chia 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu đưa nhịp tim về bình thường (50-100ck/phút); sau đó chuyển sang giai đoạn sau hạ liều thuốc digitalis để duy trì nhịp tim bình thường trong 7-15 ngày. - Đối với suy tim mạn tính độ III-IV: phải uống thuốc cường tim liên tục, kéo dài, nhưng phải dự phòng nhiễm độc thuốc. Ví dụ: Digoxin 1/4mg ~ 1v/ngày, uống cách ngày hoặc 1/2 viên/ngày, uống hàng ngày, nhưng nghỉ thuốc vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần (để tránh tích lũy và nhiễm độc thuốc). Digoxin là thuốc độc bảng A nên phải chú ý liều lượng phụ thuộc vào mức lọc cầu thân. - Trong khi dùng thuốc digitalis luôn luôn phải theo dõi hàng ngày tình trạng nhiễm độc thuốc như: . Nhịp tim chậm, loạn nhịp. . Nôn, buồn nôn, đi lỏng. . Mắt nhìn bị rối loạn màu vàng, đỏ, xanh. . Suy tim không giảm mà nặng thêm. . Loạn thần. . Nếu định lượng được nồng độ digoxin máu > 2,5 nanogram/ml. Khi đã có nhiễm độc digitalis phải có những biện pháp cấp cứu điều trị, nếu không suy tim sẽ lại nặng lên và có thể tử vong. - Phương pháp cấp cứu nhiễm độc được tóm tắt như sau: . Ngừng ngay thuốc nhóm digitalis. . Điều trị loạn nhịp tim: nếu có hạ kali máu cho kaliclorua 15% ~ 1-2 ống tiêm tĩnh mạch; hoặc uống viên kaliclorit 600mg ~ 1-2v/ngày (hoặc panangin 1-2 ống, tĩnh mạch hoặc uống 4- 6v/ngày) cho đến khi định lượng điện giải đồ có nồng độ K+ máu ở mức bình thường. . Nếu có ngoại tâm thu thất: cho thuốc sodanton 100-300mg tiêm tĩnh mạch/24 giờ, sau đó duy trì 0,1 ~ 1-2v/ngày uống. . Nếu có nhanh thất, rung thất: lidocain 2mg/kg, tiêm tĩnh mạch, sau đó 100-200 mg pha vào dịch truyền tĩnh mạch duy trì. Nếu không đạt hiệu quả thì sốc điện từ 100-300 w/s. Nếu nhịp chậm và có blốc A-V độ III thì đặt máy tạo nhịp tạm thời. . Truyền tĩnh mạch kháng thể kháng digitalis đặc hiệu (Fab), có thể thoát tình trạng nhiễm độc digitalis sau 2-6giờ. Thuốc cường tim nhóm digitalis có nhiều loại, nhưng dùng phổ biến nhất hiện nay là digoxin dạng ống 1/2mg (tiêm bắp thịt, tiêm tĩnh mạch hoặc pha dịch truyền), dạng viên 1/4mg để uống. . Suy tim (Heart failure) (Kỳ 4) PGS.TS. Ng.Phú Kháng(Bệnh học nội khoa HVQY) 4. Suy tim toàn bộ. Suy tim toàn bộ là suy tim cả 2 phía: suy tim phải và suy tim trái. 4.1 Những bệnh gây suy tim phải về sau gây suy cả tim trái và ngược lại. . Viêm cơ tim. . Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp tính. . Thoái hoá dạng tinh bột cơ tim. . Viêm cơ tim do các bệnh. máu. - Ghép tim (hoặc ghép đồng bộ tim- phổi). 5.2. Thuốc cường tim: Thuốc cường tim để điều trị suy tim được chia làm 2 loại: . Thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis. . Thuốc cường tim không

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN