Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
99 KB
Nội dung
1 Lê Thị Ngọc Hương LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH QUA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN HÓA Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẦN I 1.Cơ sở thực tiễn: 2 Lê Thị Ngọc Hương Hóa học là môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu về sự biến đổi của chất. Vì thế việc sử dụng hóa chất, biểu diễn thí nghiệm, thao tác thực hành và xử lí hóa chất sau thí nghiệm là những vấn đề hết sức quan trọng trong công tác dạy học hóa học. Trước đây bản thân tôi chưa thực sự chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường trong môn học. Nhưng hiện nay môi trường ô nhiễm đang là “ quả bom” nguy hiểm của toàn nhân loại. Song để có ý thức bảo vệ môi trường cho toàn xã hội thì chưa nhiều người thực hiện được. 3 Lê Thị Ngọc Hương Bởi có một số nhà sản xuất đang chạy theo lợi nhuận, chưa xử lý được các sản phẩm phụ gây nên ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó một số địa phương giàu nguyên liệu để sản xuất đồ gốm , sản xuất vôi ngày càng mọc lên những lò sản xuất chưa xử lý được khí thải gây ô nhiễm môi trường mạnh. Các nhà nông dân xử dụng thuốc trừ sâu một cách lãng phí. Hàng chất dẻo đang được lên ngôi nhưng những người dùng ít ai hiểu rằng chất thải của các loại chất dẻo này làm ô nhiễm môi trường lâu dài. Chuông báo động đã vang lên nhiều phen, nhưng liệu có thể làm gì để ngăn chặn tác hại của chúng. 4 Lê Thị Ngọc Hương 2. Cơ sở lý luận: Liên quan trực tiếp đến những vấn đề trên trong việc truyền thụ kiến thức là vấn đề giáo dục môi trường trong dạy học hóa học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hóa học là vấn đề hấp dẫn, lý thú mang tính thực tiễn cao, có tính logich hệ thống, xuyên suốt chương trình hóa học nói chung. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thức được việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng, vừa thông hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm của môi trường sống để từ 5 Lê Thị Ngọc Hương đó có ý thức bảo vệ, tiên phong trong công tác tuyên truyền công cộng cùng bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. 6 Lê Thị Ngọc Hương PHẦN II. NỘI DUNG Ở phần này tôi chỉ đưa ra một số tiết có nội dung liên quan đến môi trường, vì không hẳn bài nào cũng có giáo dục môi trường. Sau đây là những kiến thức giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua các tiết học hóa học 8,9. 7 Lê Thị Ngọc Hương Ví dụ: Hóa 8. Tiết 42-43: Không khí – sự cháy. Qua bài dạy cho học sinh nắm được không khí bị ô nhiễm , không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật mà còn phá hại nhiều công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử… Phải xử lí rác thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông…. để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như khí CO 2 , CO, bụi, khói…. 8 Lê Thị Ngọc Hương Bảo vệ không khí trong lành là nhiệm vụ của mỗi con người, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành. Tiết 60, 64,65: Dung dịch là hổn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Trong hổn hợp tính chất của mỗi chất được giữ nguyên tại nhiệt độ xác định, mỗi chất tan có độ bảo hòa riêng. Vì thế khi phun thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ bệnh, trong dung môi chủ yếu là nước, cần pha đúng tỷ lệ, tỷ lượng theo hướng dẫn của nhãn thuốc.Nếu pha dung dịch quá bảo hòa khi tráng bình dẫn tới ô nhiễm môi trường 9 Lê Thị Ngọc Hương nước, ô nhiễm sang cỏ cây …gây độc cho động vật và con người. Nếu pha thiếu tỷ lượng dẫn tới sự kháng thuốc, phản tác dụng tốn công… Việc biểu diễn thí nghiệm trong các tiết học truyền thụ kiến thức mới là phương tiện trực quan, học sinh tự giác thao tác … Nắm được kiến thức dễ dàng, nhớ lâu, chính xác. Song việc sử dụng hóa chất với lượng vừa đủ vừa tiết kiệm hóa chất, vừa giáo dục khoa học vừa giáo dục môi trường. Ví dụ: Hóa 9 Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit. 10 Lê Thị Ngọc Hương Khi sục CO 2 vào NaOH rắn do NaOH là xút ăn da, sản phẩm của CO 2 và NaOH là muối (Na 2 CO 3 , NaHCO 3 ). Vậy nếu NaOH dư thì sản phẩm vừa có muối vừa có xút ăn da. Nếu không có công tác vệ sinh sản phẩm thí nghiệm sẽ ảnh hưởng đến môi trường.Vì vậy phản ứng này cần dư CO 2 hoặc trung hòa NaOH dư bằng giấm ( thử bằng quì tím) . Trước khi đổ sản phẩm thí nghiệm và rửa lọ, ống nghiệm… Hằng ngày lượng CO 2 sinh ra quá nhiều, dẫn tới môi trường dày CO 2 không trong lành, nồng độ CO 2 vượt quá giới hạn cho phép nên con người ngột ngạt khó