1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KỲ II LÝ 10NC (TƯ LIỆU DẠY THÊM)

15 2,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

HỆ THỐNG BÀI TẬP ÔN THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010  Tĩnh học: Bài 1: Một vật hình trụ bằng kim loại có khối lượng m = 100kg, bán kính tiết diện R = 10cm. Buộc vào hình trụ một sợi dây ngang có phương đi qua trục hình trụ để kéo hình trụ lên bậc thang cao O 1 O 2 = 5cm. Tìm độ lớn tối thiểu của lực F r cần dùng để kéo dây. Lấy g = 10m/s 2 Bài 2: Mặt phẳng nghiêng chiều dài l = 13m, chiều cao h = 5m. Muốn giữ một vật khối lượng m = 5kg đứng yên trên mặt phẳng nghiêng, ta phải tác dụng lên vật một lực F r . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng t 0,1µ = . Tìm F nếu: a. F r song song với mặt phẳng nghiêng. b. F r song song với mặt phẳng ngang. Bài 3: Thanh nhẹ AB nằm ngang chiều dài l = 1m, chịu tác dụng của ba lực song song cùng chiều và vuông góc với thanh: F 1 = 20N, F 3 =50N ở hai đầu thanh và F 2 =30N ở chính giữa thanh. a. Tìm độ lớn và điểm đặt của hợp lực. b. Suy ra vị trí đặt giá đỡ để thanh cân bằng và lực nén lên giá đỡ. Bài 4: Treo bốn vật nặng cách đều nhau vào một thanh đồng chất (dài 3m; m=6kg) trong đó hai vật ngoài cùng nằm ở hai đầu thanh. Vật nặng đầu tiên bên trái có khối lượng m 1 = 2kg, mỗi vật tiếp theo lớn hơn vật trước 1kg. Cần phải treo thanh cách đầu trái một khoảng bao nhiêu để thanh cân bằng? Bài 5: Dùng cân đòn để cân một vật. Vì cánh tay đòn của cân không thật bằng nhau nên khi đặt vật ở đĩa cân bên này ta cân được 40g nhưng khi đặt vật sang đĩa cân bên kia ta cân được 44,1g. Tìm khối lượng đúng của vật Bài 6: Thanh BC nhẹ, gắn vào tường nhờ bản lề C. Đầu B treo vật nặng có khối lượng m = 4kg và được giữ cân bằng nhờ dây treo AB. Cho AB = 30cm, AC=40cm. Xác định các lực tác dụng lên BC. Bài 7: Thanh AB nằm ngang chiều dài l = 1m, chịu tác dụng của 3 lực song song cùng chiều và vuông góc với thanh: F 1 = 20N, F 3 = 50N ở hai đầu thanh và F 2 =30N ở chính giữa thanh. a. tìm độ lớn và điểm đặt của hợp lực. b. Suy ra vị trí đặt giá đỡ để thanh cân bằng và nực nén lên giá đỡ. Bài 8: O 1 O 2 O A B C P a. Hai lực 1 2 F ,F r r song song cùng chiều đặt tại hai đầu thanh AB có hợp lực F r đặt tại O cách A 12cm, cách B 8cm và có độ lớn F = 10cm. Tìm F 1 , F 2 . b. Hai lực 1 2 F ,F r r song song ngược chiều đặt tại A, B có hợp lực F r đặt tại O với OA = 8cm, OB = 2cm, F = 10,5N. Tìm F 1 , F 2 . Bài 9: Hai lực song song cùng chiều cách nhau 1 đoạn 0,2m. Nếu 1 trong hai lực có giá trị 13N và hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08m. a. Tính độ lớn của hợp lực. b. Tính độ lớn của lực kia. Bài 10: Thanh AB khối lượng m 1 = 10kg, chiều dài l=3cm gắn vào tường bởi bản lề A. Đầu B của thanh treo vật nặng m 2 = 5kg. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo CD; góc 0 45α = . Tìm các lực tác dụng lên thanh AB biết AC = 2m. Bài 11: Xác định hợp lực F r của hai lực song song 1 2 F ,F r r đặt tại A, B biết F 1 = 2N, F 2 = 6N, AB = 4cm. Xét hai trường hợp: a. Cùng chiều. b. NGược chiều. Bài 12: Thanh AB trọng lượng P 1 = 100N, chiều dài l = 1m, trọng lượng vật nặng P 2 = 200N tại C, AC = 60cm. Dùng quy tắc hợp lực song song: a. Tìm hợp lực của 1 2 P ,P ur ur . b. Tìm lực nén lên hai giá đỡ ở hai đầu thanh. Bài 13: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn 20N và 30N. Khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó. Bài 14: Hai lực song song ngược chiều cách nhau 1 đoạn 0,2m. Nếu 1 trong hai lực có giá trị 13N và hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08m. a. Tính độ lớn của hợp lực. b. Tính độ lơn của lực kia. Bài 15: Hai lực song song ngược chiều, có độ lớn 20N và 30N. Khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó. Bài 16: Một thanh đồng chất AB = 2l, khối lượng m, Hai đầu A, B có gắn chất điểm có khối lượng m/2 và m. Xác định trọng tâm của hệ. O A C B A C B P 2 Bài 17: Một thanh rắn AB đồng chất dài 1m có khối lượng 1,4kg có thể quay quanh một trục O như hình vẽ. Trên thanh rắn có gắn các vật nặng có khối lượng m 1 = 3kg và m 2 = 1kg. Lấy g = 10m/s 2 . Tìm vị trí đặt vật m 2 để thanh thăng bằng. Biết OA = 30cm, OC = 20cm Bài 18: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng gạo nặng 15kg. Đòn gánh dài 1m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Tìm vị trí đòn gánh đặt trên vai để hai thúng cân bằng. Bài 19: Một thanh mảnh hình chữ nhật, đồng chất có trục quay O nằm ngang đi qua trọng tâm của thanh. Người ta tác dụng vào thanh một ngẫu lực có độ lớn 2N đặt vào hai điểm A, B cách nhau 6cm như hình vẽ. a. Tính momen ngẫu lực. b. Nếu thanh quay đi một góc 60 0 so với phương thẳng đứng, hai lực luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A, B thì momen ngẫu lực là bao nhiêu ?  Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng Bài 20: Một quả đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh. trong đó một mảnh có khối lượng m 1 = m 3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v 1 = 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh còn lại lên tới được (so với vị trí nổ). Lấy g = 10m/s 2 . Bài 21: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v = 300m/s thì nổ, vỡ thành hai mảnh có khối lượng m 1 = 5kg và m 2 = 15kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v 1 = 400 3 m/s. Hỏi mảnh to bay theo phương nào? với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí. Bài 22: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v 0 = 45m/s ở độ cao h = 50m thì nổ, vỡ làm hai mảnh có khối lượng m 1 =1,5kg và m 2 = 2,5kg. Mảnh 1 (m 1 ) bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc v’ 1 = 100m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 23: Một quả lựu đạn được ném từ mặt đất với vận tốc v o = 10m/s theo phương làm với đường nằm ngang một góc 0 30α = . Lên tới điểm cao nhất thì nó nổ làm hai mảnh có khối lượng bằng nhau; khối lượng của thuốc nổ không đáng kể. Mảnh 1 rơi thẳng đứng với vận tốc bằng vận tốc ban đầu của mảnh 2. Tính khoảng cách từ các điểm rơi trên mặt đất của hai mảnh đến vị trí ném lựu đạn. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 24: Một viên bi đang chuyển động với vận tốc v = 5m/s thì va vào viên bi thứ hai có cùng khối lượng đang đứng yên. Sau va chạm, hai viên bi chuyển động theo hai hướng khác nhau và tạo với hướng của v r một góc lần lượt là , . α β Tính vận tốc mỗi viên bi sau và chạm khi: a. α = β = 30 0 A B D O C m 1 m 2 • A F r A B B F r O b. α = 30 0 , β = 60 0 Bài 25: Một viên đạn có khối lượng m = 10g đang bay với vận tốc v 1 = 1000m/s thì gặp bức tường. Sau khi xuyên qua vức tường thì vận tốc viên đạn còn là v 2 = 500m. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của bức tường lên viên đạn, biết thời gian xuyên thủng tường là ∆ t = 0,01s Bài 26: Một quả bóng có khối lượng m = 450g đang bay với vận tốc 10m/s thì va vào một mặt sàn nằm nang theo hướng nghiêng góc α = 30 0 so với mặt sàn; khi đó quả bóng nảy lên với vận tốc 10m/s theo hướng nghiêng với mặt sàn góc α . Tìm độ biến thiên động lượng của quả bóng và lực trung binh do sàn tác dụng lên bóng, biết thời gian va chạm là 0,1s. Bài 27: Một chiến sĩ bắn súng liên thanh tì bá súng vào vai và bắn với vận tốc 600 viên/phút. Biết rằng mỗi viên đạn có khối lượng m = 20g và vận tốc khi rời nòng súng là 800m/s. Hãy tính lực trung bình do súng ép lên vai chiến sĩ đó. Bài 28: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 1 tấn. Khi đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v = 150m/s thì tầng thứ hai khối lượng m 2 = 0,4 tấn tách ra và tăng tốc đến v 2 . Lúc đó tầng thứ nhất bay lên theo chiều cũ với vận tốc v 1 =120m/s. Tính v 2 . Bài 29: Một tên lửa gồm vỏ có khối lượng m o = 4 tấn và khi có khối lượng m=2tấn. Tên lửa đang bay với vận tốc v 0 = 100m/s thì phụt ra phía sau tức thời với lượng khí nói trên. Tính vận tốc của tên lửa sau khi khí phụt ra với giả thiết vận tốc khí là: a. v 1 = 400m/s đối với đất b. v 1 = 400m/s đối với tên lửa trước khi phụt khí. c. v 1 = 400m/s đối với tên lửa sau khi phụt khí. Bài 30: Tại thời điểm ban đầu, một tên lửa khối lượng M có vận tốc v 0 . Cho biết cứ cuối mỗi giây có một khối lượng khí thoát khỏi tên lửa là m và vận tốc của khí thoát ra so với tên lửa là u. Hãy xác định vận tốc tên lửa sau n giây. Bỏ qua trọng lực. Bài 31: Một người đứng trên xe trượt tuyết chuyển động theo phương nằm ngang, cứ sau mỗi khoảng thời gian 5s anh ta lại đẩy xuống tuyết (nhờ gậy) một cái với động lượng theo phương ngang về phía sau bằng 150kg.m/s. Tìm vận tốc của xe sau khi chuyển động 1 phút. Biết rằng khối lượng của người và xe trượt bằng 100kg, hệ số ma sát giữa xe và mặt tuyết bằng 0,01. Lấy g = 10m/s 2 . Nếu sau đó người ấy không đẩy nữa thì xe sẽ dừng lại bao lâu sau khi không đẩy. Bài 32: Một đại bác cổ có thể chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, một viên đạn được bắn khỏi súng; vận tốc của đạn ngay khi rời nòng súng có độ lớn v 0 và hợp góc α với phương ngang. Tính vận tốc của súng ngay sau khi đạn rời súng. Biết khối lượng của súng là M, viên đạn là m, hệ số ma sát giữa súng và mặt đường là µ , gia tốc của đạn khi chuyển động trong nòng súng lớn hơn gia tốc rơi tự do rất nhiều. Bài 33: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Tìm hướng và độ lớn vận tốc mảnh thứ nhất biết mảnh thứ hai bay với vận tốc 500m/s theo phương lệch góc 60 0 với đường thẳng đứng, hướng: a. lên phía trên. b. xuống phía dưới mặt đất. Bài 34: Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật m 1 = 1kg, m 2 = 2kg, v 1 = v 2 = 2m/s, biết hai vật chuyển động theo các hướng: a. ngược nhau. b. vuông góc với nhau. c. hợp nhau một góc 60 0 . Bài 35: Một cây súng nặng 4kg, nòng súng đặt theo phương ngang, đang đứng yên thì bắn một viên đạn nặng 20g. Biết vận tốc của đạn là 600 m/s. a. Tính vận tốc giật lùi của súng. b. Nếu người này tỳ súng sát vai, tính vận tốc của súng. Biết người đó nặng 76kg.  Công. Công suất. Định luật bảo toàn cơ năng. Bài 36: Dưới tác dụng của lực F không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5m đạt vận tốc v=4m/s. Xác định công và công suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường nằm ngang µ =0,01. Lấy g= 10m/s 2 . Bài 37: Một chiếc trực thăng có khối lượng m = 3 tấn, bay lên thẳng đều với vận tốc 54km/h. Tính công do lực nâng thực hiện trong 1 phút. Bỏ qua lực cản của không khí. Bài 38: Một ô tô khối lượng m = 1tấn chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 36km/h, biết công suất của động cơ là 5kW a. Tính lực ma sát của mặt đường. b. Sau đó ô tô tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường s = 125m, vận tốc của ô tô tăng lên tới 54km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ ở cuối quãng đường. Bài 39: Vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang nhờ lực F = 20N, góc 0 60α = như hình vẽ. Tính công của lực kéo, công của trọng lực, và lực đàn hồi của sàn trên quãng đường s = 2m. Suy ra công của lực ma sát Bài 40: Một vật nặng có khối lượng m = 100kg bắt đầu được kéo lên dốc nghiêng một góc α so với phương ngang, với sin tan 0,05α ≈ α = bằng lực F=120N không đổi. Trong khi chuyển động lực ma sát F ms = 30N ngược chiều chuyển động. Lấy g = 10m/s 2 . a. Tìm động năng của vật khi lên dốc được 10m. b. Tính vận tốc và thời gian sau khi đi được quãng đường trên. Bài 41: Một vật chuyển động đều trên một mặt phẳng ngang trong một phút với vận tốc 36km/h dưới tác dụng của lực kéo 20N hợp với mặt ngang một góc α = 60 0 . Tính công và công suất của lực kéo trên. Bài 42: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 36km/h. Công suất của động cơ ô tô là 5kW. a. Tính lực cản của mặt đường. b. Sau đó ô tô tăng tốc, sau khi đi được quãng đường s = 125m vận tốc ô tô đạt được 54km/h. Tính công suất trung bình trên quãng đường này. Bài 43: Một xe ô tô khối lượng m = 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với vận tốc ban đầu bằng 0, đi được quãng đường s = 200m thì đạt được vận tốc v = 72km/h. Tính công do lực kéo của động cơ ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường là µ =0,2. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 44: Một thang máy khối lượng m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi: a. Thang máy đi lên đều. b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s 2 . Lấy g = 10m/s 2 . Bài 45: Một lò xo có chiều dài l 1 = 21cm khi treo vật m 1 = 100g và có chiều dài l 2 =23cm khi treo vật m 2 = 300g. Tính công cần thiết để kéo lò xo dãn ra từ 25cm đến 28cm. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 46: Một xe ô tô có khối lượng m = 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang. Động cơ sinh ra lực lớn nhất bằng 10 3 N. Bỏ qua mọi ma sát. Tính thời gian tối thiểu để xe đạt được vận tốc v = 5m/s trong hai trường hợp: a. Công suất cực đại của động cơ bằng 6kW. b. Công suất cực đại ấy là 4kW. Bài 47: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh (động cơ không sinh lực kéo). Tính quãng đường ô tô đi được cho đến khi dừng lại. Cho lực hãm ô tô có độ lớn F h = 10 4 N. Bài 48: Nhờ các động cơ có công suất tương ứng là P 1 và P 2 hai ô tô chuyển động đều với vận tốc tương ứng là v 1 và v 2 . Nếu nối hai ô tô với nhau và giữ nguyên công suất thì chúng sẽ chuyển động với vận tốc bao nhiêu. Cho biết lực cản trên mỗi ô tô khi chạy riêng hay nối với nhau không thay đổi. Bài 49: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 10m để đưa một kiện hàng có khối lượng m = 100kg lên cao h = 5m. Tính công tối thiểu phải thực hiện và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng trong các trường hợp: a. Kéo kiện hàng theo phương làm với mặt phẳng nghiêng góc 0 30 β = . b. Đẩy kiện hàng theo phương song song với mặt phẳng nghiêng. Giả thiết lực đẩy hoặc kéo F ur trong hai trường hợp có giá đi qua trọng tâm G của kiện hàng, hệ số ma sát giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng là 0,1 µ = . Lấy g=10m/s 2 . Bài 50: Người ta ném một vật nặng có khối lượng m = 400g thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc v 0 = 2m/s. Bỏ qua mọi sức cản không khí. Lấy g=10m/s 2 . a. Tính cơ năng của vật nặng. b. Xác định độ cao cực đại mà vật lên tới. c. Xác định vị trí tại đó thế năng bằng hai động năng. Bài 51: Một vật có khối lượng m = 500g rơi từ một điểm A cách mặt đất 20m ở nơi g = 10m/s 2 . Bỏ qua mọi sức cản không khí. a. Tính thế năng của vật tại A. Chọn mốc không của thế năng tại mặt đất. b. Sau khi rơi được 1s, vật m đến B. Tìm vị trí của B, tìm thế năng của m lúc đó. Bài 52: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. a. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. c. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? d. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? Bài 53: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m, góc nghiêng α =30 0 , sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang . Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt nghiêng và mặt ngang là như nhau µ = 0,1. a. Tính vận tốc vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s 2 b. Quãng đường vật đi được trên mặt ngang. Bài 54: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc có độ cao h, nghiêng một góc α so với mặt ngang. Đến chân dốc vật còn đi được một đoạn trên phương ngang và dừng lại cách vị trí ban đầu một đoạn s. Xác định hệ số ma sát µ giữa vật và mặt sàn. Xem hệ số ma sát trên mặt nghiêng và mặt ngang là như nhau. Bài 27: Một người trượt batanh trên đoạn ngang BC không ma sát. Muốn vượt qua con dốc dài 4m, nghiêng 30 0 thì vận tốc tối thiểu phải là bao nhiêu? Khối lượng người và xe là 60kg (g = 10m/s 2 ) a. Bỏ qua mọi ma sát trên dốc b. Ma sát trên dốc là 0,2µ = c. Nếu vận tốc trên đoạn ngang là 10m/s thì người này trượt lên được độ cao tối đa là bao nhieu? Với ma sát trên dốc là 0,2µ = , bỏ qua sức cản không khí d. Tìm vận tốc trên BC để người này trượt qua dốc thì rơi xuống điểm E. Biết CE = 10m. Với ma sát trên dốc là 0,2µ = Bài 55: Một bao cát khối lượng M được treo ở đầu sợi dây dài L ? Chiều dài dây treo lớn hơn rất nhiều các kích thước của bao cát. Một viên đạn khối lượng m chuyển động theo phương ngang tới cắm và nằm lại trong bao cát làm cho dây treo lệch đi một góc α xo với phương ngang. Xác định vận tốc viên đạn trước khi xuyên vào bao cát. B C D α E Bài 56: Một vật có khối lượng m = 0,2 kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu trên mặt nghiêng từ A đến B rồi rơi xuống đất tại E. Biết AB =0,5 m, BC=1m, AD=1,3m. (lấy g = 10m/s 2 ). a. Tìm trị số B v và E v b. Vật rơi cách chân bàn đoạn CE bằng bao nhiêu? c. Sau khi vật rơi, lún sâu xuống đất h = 2cm. Tìm lực cản trung bình của đất? Bài 57: Người ta bắn vào con lắc thử đạn có khối lượng M = 1kg, l = 50cm một viên đạn m = 100g theo phương ngang, tại vị trí cân bằng. Sau khi đạn găm vào và kẹt lại trong đó, hệ con lắc lệch góc cực đại 0 30α = . a. Tìm vận tốc viên đạn trước khi găm vào? b. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trong va chạm. Bài 58: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, góc lệch cực đại của dây treo so với phương thẳng đứng 0 α = 60 0 , khi qua vị trí cân bằng thì dây treo bị đứt. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của hòn bi lúc sắp chạm đất và vị trí chạm đất của hòn bi. Biết rằng điểm treo O cách mặt đất 2m. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 59: Một cái máng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng gồm một phần thẳng nghiêng tiếp tuyến với một phần tròn bán kính R. Một vật nhỏ khối lượng m trượt không ma sát và không có vận tốc ban đầu từ điểm A có độ cao h. Vị trí của vật trên vòng tròn ược xác định bởi góc α giữa bán kính OM và bán kính đường thẳng OB. a. Tính phản lực N mà máng tác dụng lên vật. b. Tính giá trị cực tiểu h min của h để vật không rời khỏi máng. Bài 60: Một quả cầu nhỏ treo vào dây dài l, đầu kia cố định tại O. Tại O 1 dưới O một đoạn 1 2 theo phương thẳng đứng có 1 đinh. Kéo quả cầu đến vị trí dây nằm ngang và thả ra. a. Tính tỉ số hai sức căng dây trước và sau khi chạm đinh. b. Xác định vị trí trên quĩ đạo tại đó sức căng dây bằng 0. Sau đó quả cầu chuyển động như thế nào và lên đến độ cao lớn nhất bao nhiêu? Bài 61: Một vật nhỏ không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh bán cầu có bán kính R đặt cố định trên sàn ngang. a. Xác định vị trí vật bắt đầu rơi khỏi bán cầu. b. Cho va chạm giữa vật và sàn là hoàn toàn đàn hồi. Tìm độ cao H mà vật nảy lên sau va chạm với sàn. Bài 62: Một viên bi được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao h. Cứ mỗi khi chạm sàn, bi mất một nửa động năng và nẩy lên thẳng đứng. a. Tính chiều dài quĩ đạo bi thực hiện được cho đến khi dừng lại. A B D E H h B v r E v r K α β b. Tính tổng năng lượng chuyển sang nhiệt. Cho h = 1m, m = 100g, g=10m/s 2  Cơ học chất lưu Bài 63: Nước chảy trong ống hình trụ nằm ngang với vận tốc v 1 = 0,2m/s và áp suất p 1 = 2.10 5 N/m 2 ở đoạn ống có đường kính d 1 = 5cm. Tính áp xuất p 2 trong ống ở chỗ đường kính ống chỉ còn d 2 = 2cm. Bài 64: Một ống tiêm có pittông tiết diện S 1 = 2cm 2 và kim tiêm tiết diện (phần ruột) S 2 = 1mm 2. . Dùng lực F = 8N đẩy pittông đi một đoàn 4,5cm thì nước trong ống tiêm phụt ra trong thời gian bao nhiêu? Bài 65: Ở đáy một hình trụ (có bán kính R = 25cm) có một lỗ tròn đường kính d=1cm. Tính vận tốc mực nước hạ xuống trong bình khi độ cao của mực nước trong bình là h = 0,2m. Tính vận tốc của dòng nước chảy ra khỏi lỗ. Lấy g =10m/s 2 . Bài 66: Ở đáy thùng nước có một lỗ thủng nhỏ. Mực nước trong thùng cách đáy h=40cm. Tìm vận tốc của nước chảy qua lỗ khi: a. Thùng nước đứng yên b. Thùng nâng lên đều c. Thùng nâng lên nhanh dân đều với gia tốc a = 2m/s 2 d. Thùng hạ xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s 2 Bài 67: Một luồng khi qua ống AB với lưu lượng 120l/phút. Diện tích ống A, B là: S A = 5cm 2 , S B = 0,2cm 2 ; khối lượng riêng không khí là 0 ρ = 1g/cm 3 , của nước trong ống chữ U là ρ = 10 3 kg/m 3 . Tính độ chênh lệch giữa hai mực nước trong ống chữ U. Lấy g = 10m/s 2 . Bài 68: Nước được rót vào bình với lưu lượng L. Đáy bình có một lỗ tròn, đường kính d. Tìm đường kính của lỗ để khi rót vào, mực nước không đổi là h. Bài 69: Một thùng hình trụ đường kính D chứa nước đến độ cao H. Ở đáy thùng có một lỗ đường kính d. Tìm thời gian để nước chảy hết ra ngoài.  Nhiệt học Bài 70: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 l đến thể tích 6l, áp suất khí tăng thêm 0,5at. Tìm áp suất ban đầu của khí. Bài 71: Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2l chứa không khí ở áp suất 1at. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1at và bóng. Mỗi lần bơm đợc 50cm 3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu? Cho nhiệt độ không đổi. Bài 72: Nếu áp suất một lượng khí biến đổi 2.10 5 N/m 2 thì thể tích biến đổi 3l. Nếu áp suất biến đổi 5.10 5 N/m 2 thì thể tích biến đổi 5l. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, cho nhiệt độ không đổi. Bài 73: Một bọt khí nổi lên từ đáy nhỏ, khí đến mặt nước lớn gấp 1,3 lần. Tính độ sâu của đáy hồ biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 4 N/m 3 , áp suất khí quyển p 0 = 10 5 N/m 2 . Xem nhiệt độ nước là như nhau ở mọi điểm. Bài 74: Hai bình có thể tích V 1 , V 2 = 2V 1 được nối nhau bằng một ống nhỏ, cách nhiệt. Hai bình chứa oxi ở áp suất p 0 = 10 5 N/m 2 và ở nhiệt độ T 0 = 300K. Sau đó người ta cho bình V 1 giảm nhiệt độ đến T 1 = 250K, bình K 2 tăng nhiệt độ đến T 2 = 350K. Tính áp suất khí lúc này. Bài 75: Một xi lanh cách nhiệt đặt thẳng đứng. Pit-tông nhẹ, có tiết diện S = 40cm 2 có thể trượt không ma sát. Khi cân bằng, pit-tông cách đáy xi lanh 40cm. Nhiệt độ không khí chữa trong xi lanh là 27 0 C. Đặt lên pit-tông một vật nặng có trọng lượng P=40N thi piston di chuyển đến vị trí cân bằng mới cách đáy 38cm. a. Tính nhiệt độ không khí. Cho áp suất khí quyển p 0 = 10 5 N/m 2 . b. Cần nung không khí đến nhiệt độ bao nhiêu để pit-tông trở về vị trí ban đầu. Bài 76: a. Nén khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 50 lít đến thể tích 12,5 lít thì áp suất của khối khí thay đổi như thế nào? b. Một lượng khí xác định có thể tích 4m 3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 7atm. Tính thể tích khí nén. Bài 77: a. Người ta điều chế khí hiđro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 2atm. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ có thể tích 20 lít dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ không thay đổi. b. Một bình kín chứa khí Ôxi ở nhiệt độ 20 0 C và áp suất 10 5 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40 0 C thì áp suất trong bình là bao nhiêu? Bài 78: a. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp suất 2,5atm. Hỏi săm có bị nổ không khi để ngoài nắng có nhiệt độ 47 0 C? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chịu được áp suất tối đa là 2,8atm. b. Một bình thuỷ tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn. Nung nóng bình đến 327 0 C. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể. c. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 17 0 C và dưới áp suất 1,3at. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 2,3at. Coi thể tích đèn là không đổi. Tính nhiệt độ trong đèn khi cháy sáng . Bài 79: a. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí tăng thêm 7 0 C thì áp suất tăng thêm 1/240 so với áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí. b. Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất trong nồi 16 atm. Ở 37 0 C, hơi trong nồi áp suất 2 atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở? Bài 80: a. Một bình kín chứa khí ở áp suất 250 kPa và nhiệt độ 27 o C. Làm nóng bình đến 87 o C. Tính áp suất p của khí trong bình ở 87 o C. Coi thể tích của bình là không đổi. b. Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 10atm và ở nhiệt độ 7 0 C. Khi xe chạy nhanh nhiệt độ lốp xe tăng lên tới 57 0 C. Tính áp suất không khí trong lốp xe lúc này. Coi thể tích của lốp xe là không đổi. Bài 81: [...]... không khí nóng được chứa trong một xi lanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pittông có thể dịch chuyển được Không khí nóng dản nở đẩy pittông dịch chuyển a Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4000J, thì nội năng của nó biến thi n một lượng bằng bao hiêu ? b Giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10000J và công thực hiện thêm được một lượng là 1500J Hỏi nội năng của không khí biến thi n... 2 chứa V0 = 0,1m3 không khí ở 270C và áp suất 760mmHg, phía trên được đậy kín bởi một pittông rất nhẹ có thể di chuyển được Khối khí nhận thêm nhiệt lượng do đốt cháy 1,5g xăng nên pit-tông dịch chuyển dưới áp suất không đổi và nhiệt độ tăng thêm 2000C Năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4.10 7J/kg Tính công do dãn khí và hiệu suất của quá trình này? Bài 110: Trong xilanh chứa 2g không khí ở nhiệt độ 20... 1000g rơi từ độ cao 10m xuống sân và nhảy lên được 7m Tại sao bóng không nhảy lên được tới độ cao ban đầu? Tính độ biến thi n nội năng của quả bóng, mặt sân và không khí Bài 122: Người ta cung cấp cho chất khí đựng trong xi lanh một nhiệt lượng 100J Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công là 70J Hỏi nội năng của khí biến thi n một lượng bằng bao nhiêu ? Bài 123: Để xác định nhiệt của một... và sau khi dãn nở Bài 82: Bơm không khí ở áp suất P 1 = 0,5at vào một quả bóng bóng cao su, mỗi lần nén pittông thì đẩy được 250cm3 Nếu nén 100 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết dung tích bóng lúc đó là 6lít Cho rằng trước khi bơm trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không đổi Bài 83: Một bánh xe được bơm vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ không khí xung quanh là 17oC Hỏi... 200C Công suất nhỏ nhất của máy lạnh bằng bao nhiêu? Bài 115: Thể tích của một lượng khí khi bị nung nóng đã tăng thêm 0,02m 3, còn biến thi n nội năng của nó là 1280J Hỏi nhiệt lượng đã truyền cho khí nếu quá trình là đẳng áp ở áp suất 1,5.105Pa Bài 116: Một đầu máy điêzen xe lửa có công suất 3.10 6W và có hiệu suất là 25% Xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ trong mỗi giờ nếu đầu máy chạy hết công suất... của chất khí Bài 126: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang Chất khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5cm Tính độ biến thi n nội năng của chất khí Biết lực ma sát giữa pittông và xi lanh có độ lớn là 20N CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ BƯỚC CHÂN KẺ LƯỜI BIẾNG ... làm việc 1/3 thời gian nhờ ở chế độ điều nhiệt trong máy lạnh Bài 118: Tính hiệu suất của một động cơ nhệt lý tưởng thực hiện được một công 5kJ đồng thời truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng 15kJ Bài 119: Một động cơ nhiệt lý tưởng hoạt động giữa hai nguồn nhiệt 100 0C và 25,40C, thực hiện một công 2kJ a Tính hiệu suất của động cơ, nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng và nhiệt lượng nó truyền cho...a Một lượng khí đựng trong một xi lanh được đậy kín bởi một pittông, pittông chuyển động tự do được Lúc đầu lượng khí có nhiệt độ là 20 0C thì đo được thể tích khí là 12 lít Đưa xi lanh đến nơi có nhiệt độ là 70 0C, khí nở ra đẩy pittông đi lên Thể tích của lương khí trong xi lanh lúc đó là bao nhiêu? Coi áp suất của khí là không đổi b Một khối khí được đem dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ 16 0C đến... nén? Biết thể tích sau khi nén là 10dm3, áp suất 15atm b Pittông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 2,5 lít khí ở nhiệt độ 370C và áp suất 2 atm vào bình chứa khí có thể tích 4m3 Tính nhiệt độ khí trong bình khi pittông thực hiện dược 2000 lần nén Biết áp suất lúc đó là 2,6 atm Bài 86: a Áp suất khí trong xy lanh của một động cơ vào cuối kỳ nén là bao nhiêu? Biết trong quá trình nén, nhiệt độ tăng... lượng nhiên liệu tiêu thụ trong mỗi giờ nếu đầu máy chạy hết công suất Cho biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 4,2.107J/kg Bài 117: Giả sử có một máy lạnh có hiệu năng cực đại hoạt động giữa mùa lạnh ở nhiệt độ -50C và nguồn nóng ở nhiệt độ 400C Nếu máy được cung cấp công từ một động cơ có công suất 90W thì mỗi giờ máy lạnh có thể lấy đi từ nguồn lạnh một nhiệt lượng là bao nhiêu ? Biết rằng máy . HỆ THỐNG BÀI TẬP ÔN THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010  Tĩnh học: Bài 1: Một vật hình trụ bằng kim loại có khối lượng m = 100kg, bán kính. không khí nóng được chứa trong một xi lanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pittông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dản nở đẩy pittông dịch chuyển. a. Nếu không khí nóng thực hiện một công. đứng. Pit-tông nhẹ, có tiết diện S = 40cm 2 có thể trượt không ma sát. Khi cân bằng, pit-tông cách đáy xi lanh 40cm. Nhiệt độ không khí chữa trong xi lanh là 27 0 C. Đặt lên pit-tông một vật

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w