Doanh nhân Việt: Tắt ánh sáng của người khác để tỏa sáng? Ngày trước người ta vẫn quen với lối suy nghĩ " thương trường là chiến trường " cho nên trong kinh doanh cần khôn ngoan hơn đối thủ, giành giật thị phần phải quyết liệt , khuếch trương hàng hóa phải rầm rộ và tinh vi đồng thời phải làm sao cố gắng giữ chân khách hàng, khống chế nhà cung cấp. Theo quan điểm đó, sẽ luôn có người thắng và kẻ bại. Thế nhưng trong thế giới hiện đại được đặc trưng bởi những mối tương tác ngày càng đa dạng, phong phú với sự lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp qua các kênh truyền thông đa phương tiện (multimedia) thì thực tế cuộc sống đang cho thấy một xu hướng mà nhà tài phiệt ngân hàng nổi tiếng của thế kỷ XX Bernard Baruch đã khắc họa một cách hình tượng là: "không cần phải thổi tắt ánh sáng của người khác để mình tỏa sáng." Có thể thấy là hầu hết các doanh nghiệp chỉ thành công khi những người khác thành công. Các doanh nghiệp phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực tin học là một ví dụ sinh động. Phần cứng chạy nhanh hơn khuyến khích người sử dụng nâng cấp các phần mềm mạnh hơn và các phần mềm mạnh hơn là động cơ thúc đẩy người sử dụng mua các phần cứng chạy nhanh hơn. Nhiều lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm tưởng như hoàn toàn khác biệt nhưng thực tế lại có liên hệ với nhau vô cùng khăng khít như dân gian thường nói là "cùng hội cùng thuyền" cho nên cùng vận hành theo lối "nước nổi thì bèo nổi". Số lượng xe hơi bán ra tăng dẫn tới việc dịch vụ tín dụng của ngân hàng, bảo hiểm phát đạt và các con đường cao tốc, các khu đô thị cách xa trung tâm thành phố cũng theo đó mà có cơ phát triển Tình huống này được gọi là "cùng thắng" ( win- win ). Vậy thì phải chăng kinh doanh giờ đây chỉ còn là hợp tác và hòa bình? Câu trả lời xác thực là: không hẳn như vậy, ngày nay kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh (càng to hơn càng tốt!) và sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Tóm lại, kinh doanh vừa là cạnh tranh vừa là hợp tác trong cùng một thời điểm do vậy mà nó mang tính năng động và bao quát, hệ thống hơn trước kia rất nhiều, khi mà các doanh nghiệp còn tư duy tách rời hai cụm từ "cạnh tranh" và "hợp tác". Tính hai mặt đó của kinh doanh gợi nhớ tới triết lý truyền thống của người phương Đông là "trong Dương có Âm, trong Âm có Dương" và "Ngũ hành tương sinh tương khắc". (Không phải ngẫu nhiên người Hoa giỏi kinh doanh, bởi lẽ họ đã có được truyền thống hàng ngàn năm trong việc "cạnh tranh, hợp tác" theo triết lý Doanh nhân Vi ệt Nam thế hệ tiếp nối sẽ là lớp doanh nhân "vươn ra thế giới"? Âm - Dương, Ngũ hành (1) và là hậu duệ của thương gia nổi tiếng - Lã Bất Vi, cha đẻ ra Tần Thủy Hoàng). Người Việt ta đi sau trong kinh doanh nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, va vấp phải trả giá cho những yếu kém và ngộ nhận của mình. Bên cạnh tính năng động, nhạy bén, cần cù, chăm chỉ chịu khó và khát khao vươn lên làm giàu là những nhược điểm "chết người" như thiếu tính hợp tác lâu dài, kém tầm nhìn xa, dễ thỏa mãn trước thành công và thiếu bản lĩnh đi tiên phong lãnh đạo thiên hạ (nhưng lại rất hài lòng làm kẻ bắt chước!) Có một con đường thiết nghĩ sẽ là rất hữu ích trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác quốc tế, góp phần củng cố năng lực kinh doanh và trang bị tư duy mới "cùng thắng" (win-win) cho các doanh nhân ngày nay đó là Lý thuyết Trò chơi trong kinh doanh. Ra đời từ nhu cầu phục vụ quân sự trong Thế chiến lần thứ II khi lực lượng hải quân Anh chơi trò mèo vờn chuột với các tàu ngầm của phát xít Đức, các nhà khoa học Anh đã khám phá ra rằng những bước đi đúng hóa ra không phải là những gì hoa tiêu và thuyền trưởng vẫn làm dựa vào trực giác và kinh nghiệm của mình. Bằng cách áp dụng những khái niệm về sau được biết đến như lý thuyết trò chơi, người Anh đã cải thiện thành tích bắn trúng tầu ngầm Đức một cách đáng kể. Sau này lý thuyết đó đã được phát triển để ứng dụng cho nhiều hoạt động, trong đó có kinh doanh. Vào năm 1944 khi nhà toán học thiên tài John von Neumann và nhà kinh tế Oscar Morgenstern xuất bản cuốn sách tựa đề Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế thì ngay lập tức công trình khoa học này đã được tiên đoán sẽ trở thành một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thế kỷ. Năm 1994, ba nhà tiên phong trong lý thuyết trò chơi là John Nash, John Harsanyi và Reihart Selten đã được nhận giải Nobel (2) . Có thể nói, lý thuyết trò chơi có khả năng làm biến chuyển hoàn toàn cách suy nghĩ của mọi người về kinh doanh từ trước tới nay. Nó cho phép nhìn toàn cục việc kinh doanh với những mối tương tác qua lại lẫn nhau trong khi không một quyết định nào có thể được đưa ra hoàn toàn độc lập với các quyết định khác. Qua lăng kính của lý thuyết trò chơi người kinh doanh sẽ thấy rõ hơn "giá trị gia tăng" của việc hợp tác thay vì "quyết chiến, đấu đầu" hay gợi mở ra những phương án lựa chọn mà nếu không có lý thuyết đó thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá. Tầm nhìn chiến lược của nhà kinh doanh chắc chắn sẽ dài hơn, linh hoạt hơn và hành động sẽ uyển chuyển hơn một khi được trang bị lối tư duy mới mẻ này. Những nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô sẽ có một công cụ hiệu quả để đánh giá phản ứng của xã hội trước các quyết định của mình, bên cạnh việc lắng nghe và thu thập một cách dân chủ những phản biện từ mọi phía. Người ta có thể lường trước được hiệu ứng dây chuyền khi cấm bán hàng rong ở các thành phố lớn hay cấm người có ngực lép đi xe máy, liên tục tăng giá xăng, giá điện hay tăng thuế chuyển nhượng bất động sản.v.v Trong quan hệ hội nhập quốc tế cũng giống như một trò chơi có nhiều người tham gia nếu chúng ta hiểu rõ "cái giá thực sự của mình" thì sẽ biết cách củng cố và gia tăng vị thế mà vẫn giữ được tư thế "ngẩng cao đầu" trước những đối tác khổng lồ, lắm mưu đồ tham lam. Ngẫm nghĩ lại mới thấy câu nói của Các Mác cách đây gần một thế kỷ đại ý: "khoa học đạt đến trình độ phát triển cao khi nó biết ứng dụng Toán học" là xác đáng. . Doanh nhân Việt: Tắt ánh sáng của người khác để tỏa sáng? Ngày trước người ta vẫn quen với lối suy nghĩ " thương trường là chiến trường " cho nên trong kinh doanh cần khôn. nổi tiếng của thế kỷ XX Bernard Baruch đã khắc họa một cách hình tượng là: "không cần phải thổi tắt ánh sáng của người khác để mình tỏa sáng. " Có thể thấy là hầu hết các doanh nghiệp. nhiên người Hoa giỏi kinh doanh, bởi lẽ họ đã có được truyền thống hàng ngàn năm trong việc "cạnh tranh, hợp tác" theo triết lý Doanh nhân Vi ệt Nam thế hệ tiếp nối sẽ là lớp doanh nhân