Đi đầu trong giai đoạn khủng hoảng docx

7 125 0
Đi đầu trong giai đoạn khủng hoảng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi đầu trong giai đoạn khủng hoảng Có một thực tế thường xảy ra hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn chủ quan với việc phải chuẩn bị, đề phòng để đương đầu với những tình huống có thể xẩy ra khủng hoảng trầm trọng. Bởi bản chất con người là hay chú ý đến những điều trước mắt mà ít chú ý lường trước những thảm hoạ mang tính giả thuyết có thể chẳng bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế có vô số những khủng hoảng thứ yếu luôn xảy ra hàng ngày với những cuộc điện thoại, cuộc họp, email, báo cáo… - những thử thách hàng ngày trong việc điều hành một doanh nghiệp. Nếu có sự chuẩn bị trước, chỉ mất vài giờ đồng hồ, bạn có thể đưa ra một kế hoạch đối phó và công việc còn lại chỉ là thực hiện kế hoạch đó khi khủng hoảng bất ngờ xảy ra. Những chi phí liên quan đến lập kế hoạch và đào tạo để đối phó với một thảm hoạ hay khủng hoảng đã được lường trước chỉ là một phần chi phí nhỏ, vậy mà vẫn chưa được doanh nghiệp tính đến. Khi một thảm hoạ thiên nhiên xảy ra như bão, lũ lụt, tai nạn, chết chóc, sản xuất thất bại, gian lận nội bộ, phá hoại hay điều hành kém - thì kế hoạch và việc chuẩn bị trước đó có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục. Hay cụ thể hơn, đề phòng trước chính là yếu tố quyết định rõ giữa sự tồn tại hay sụp đổ của doanh nghiệp. Một khủng hoảng không hẳn lúc nào cũng nghiêm trọng như trường hợp cơn bão Katrina hay sự sụp đổ kiểu Enron, làm ảnh hưởng tới danh tiếng và việc tiêu thụ sản phẩm của công ty bạn. Nhưng chìa khoá cho sự đứng vững sau cơn khủng hoảng là minh chứng cho sự lãnh đạo thông minh của người lãnh đạo. Trong giai đoạn này, nhân viên sẽ chịu sự lãnh đạo từ bạn. Do vậy, nếu quản lý tồi, những “dư chấn” của cuộc khủng hoảng có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó. Lãnh đạo trong giai đoạn khủng hoảng Trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng, con người có xu hướng lo lắng, nhầm lẫn và dễ bị tác động mạnh. Người lãnh đạo giỏi và có khả năng truyền đạt rõ ràng có thể giúp nhân viên đối đầu với khủng hoảng. Quan trọng là những người chịu liên đới trực tiếp như: nhân viên, khách hàng, người bán hàng, thành viên cộng đồng hay bất kể ai chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng - cần nhận được hướng dẫn nên kiểm soát bản thân như thế nào. Hay nói cách khác cần có cầu nối thông tin thông suốt giữa bạn và những người nói trên. Bởi không phải lúc nào bạn cũng là người tường rõ mọi việc xảy ra trong công ty. Những người bị tác động trong giai đoạn khủng hoảng không chỉ cần có thông tin mà họ còn cần khả năng “lãnh đạo cảm xúc”. Sự hợp lý không phải lúc nào cũng thuyết phục được mọi người, nhưng sự cộng hưởng cảm xúc lại làm được điều đó. Những vị lãnh đạo vĩ đại là phải biết cách khuấy động nhân viên và thiết lập mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Người lãnh đạo sẽ làm gì? Câu hỏi đặt ra là người lãnh đạo tuyệt vời sẽ làm gì trong giai đoạn khủng hoảng ngoài việc đưa ra thông tin và hướng đi? Với vai trò của một vị lãnh đạo, bạn có thể giúp nhân viên làm chủ những suy nghĩ của họ trong thời kỳ khủng hoảng bằng việc truyền tải một cách hiệu quả những việc tốt nhất nên làm lúc này. Điều này có thể giúp nhân viên giữ vững niềm tin và cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước những điều bất trắc có thể xảy ra. Lãnh đạo cảm xúc giỏi cũng có thể truyền đạt những giá trị cần sẻ chia - những điều ràng buộc nhân viên như một công ty hay một cộng đồng chẳng hạn. Khi nhắc nhở mọi người về những việc định làm, bạn hãy truyền cảm hứng sao cho họ có thể làm việc đó một cách tốt nhất bằng năng lực của chính mình. Cụ thể bạn cần thể hiện cảm xúc của bạn với những người xung quanh để sao cho mọi người biết được bạn quan tâm đến họ như thế nào, và họ cảm thấy có một mối ràng buộc về cảm xúc với bạn. Người lãnh đạo có năng lực trong cơn khủng hoảng đòi hỏi phải có trình độ về việc lên kế hoạch và cam kết điều hành doanh nghiệp của mình theo kế hoạch. Bởi công việc của người lãnh đạo không hề đơn giản, nó bao gồm một chuỗi các hành động: lên kết hoạch cho thảm hoạ, chiến lược ứng phó với nó, phát triển sản xuất, nhân sự hay marketing,… Để làm được điều đó, bạn cần có một cuốn sách tập hợp những thảm kịch, rủi ro có thể xảy ra (với những lời cố vấn ngoài chuyên môn nếu cần thiết), hãy làm theo chỉ dẫn, lời khuyên của cuốn sách và xác định xem ai sẽ là người phát ngôn cho công ty và chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Nhân viên bị stress Một sự việc không mong đợi có thể gây ra những hiệu ứng đối với nhân viên. Đây chính là điều khó khăn nhất cần khắc phục. Cơ sở dữ liệu bị mất có thể phục hồi được, máy tính tắt có thể khởi động lại, trang thiết bị hỏng có thể thay thế, tường nhà đổ cũng có thể xây lại nhưng nhân viên của bạn thì không thể hồi phục trừ khi họ cảm thấy an toàn. Rất nhiều người trong số họ sẽ trải qua những phản ứng về hành vi, nhận thức, cảm xúc và kể cả về tâm hồn kèm theo những căng thẳng do những vụ việc nghiêm trọng bất ngờ ập đến. Trước tình hình đó, bước đầu tiên bạn cần hiểu rằng không phải tất cả nhân viên đều gặp phải những phản ứng nói trên. Cùng chứng kiến sự kiện bi kịch nhưng mỗi người lại có những phản ứng khác nhau dựa trên một số nhân tố khác nhau như: những cảm xúc đối với thảm kịch đã qua, những người tử nạn, hệ thống hỗ trợ, và những niềm tin đã tồn tại trước đó. Hầu hết những người đã chứng kiến thảm kịch thường hay bị ám ảnh và sẽ chịu một số ảnh hưởng xấu về tâm lý trong thời gian ngắn, có thể là hàng ngày hay hàng tuần. Những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp về tổn thương tâm lý giải thích rằng đây là “một phản ứng bình thường đối với những sự việc bất thường”. Ít ai nghĩ đến việc đề phòng về một khủng hoảng xảy ra nhưng thực tế thì đây lại là một khâu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp cần chuẩn bị cho những vụ việc tồi tệ nhất đột ngột xảy ra bằng việc sắp sẵn kế hoạch, đào tạo, và bảo đảm những nguồn lực phù hợp tiên tiến để đối phó. Với cách làm đó, nếu và khi thảm hoạ có ập đến thì bạn có thể yên tâm hơn, sẵn sàng ứng phó nhanh chóng và dứt khoát để giúp nhân viên, doanh nghiệp của bạn sớm phục hồi, tiến lên phía trước. . lý tồi, những “dư chấn” của cuộc khủng hoảng có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó. Lãnh đạo trong giai đoạn khủng hoảng Trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng, con người có xu hướng lo lắng,. làm gì trong giai đoạn khủng hoảng ngoài việc đưa ra thông tin và hướng đi? Với vai trò của một vị lãnh đạo, bạn có thể giúp nhân viên làm chủ những suy nghĩ của họ trong thời kỳ khủng hoảng. Đi đầu trong giai đoạn khủng hoảng Có một thực tế thường xảy ra hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn chủ quan với việc phải chuẩn bị, đề phòng để đương đầu với những

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan