1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Cấu trúc vốn hài hòa giữa doanh nghiệp và cổ đông ppt

6 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 144,33 KB

Nội dung

Cấu trúc vốn hài hòa giữa doanh nghiệp và cổ đông Doanh nghiệp trong tiến trình phát triển sẽ không ngừng tăng vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mỗi giai đoạn: phát triển thị phần, đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ… Tất cả những hoạt động đều có liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Việc huy động vốn từ nguồn vay nợ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất về chi phí sử dụng vốn, vì các dự án đầu tư triển khai hiệu quả sẽ giúp gia tăng lợi nhuận nhanh hơn phần vốn chủ sử hữu (tức là ROE và EPS đều gia tăng mạnh mẽ) và là cơ sở quan trọng nhất để giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, việc vay nợ quá mức sẽ đưa doanh nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, mất cân đối về vốn. Với những doanh nghiệp có nhu cầu tăng trưởng cao thì tăng vốn chủ sở hữu là điều cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững. Nguyên lý việc tăng trưởng cần đảm bảo phương trình phát triển bền vững như sau: Tỉ lệ tăng trưởng vững chắc g*= Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x ROE. Ví dụ trong năm 2009 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 20%, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là 50%, thì g* năm 2010 vào khoảng 10% (= 50% x 20%). Như vậy, nếu các doanh nghiệp muốn phát triển vượt khả năng tích lũy lợi nhuận mà vẫn đạt an toàn về tài chính, ví dụ năm 2010 kế hoạch tăng doanh thu là 20%, thì doanh nghiệp cần giữ lại toàn bộ lợi nhuận (g*= 100% x 20% = 20%) phải huy động thêm vốn cổ phần tương ứng với số tiền 10 tỷ đồng bằng với 50% lợi nhuận giữ lại. Nếu đứng về yêu cầu tái cấu trúc vốn cho đầu tư phát triển thì việc huy động vốn CP là rất tốt, vì doanh nghiệp ít bị áp lực trả lãi và nợ vay, cho phép thực hiện các chiến lược đầu tư dài hạn, nâng cao công nghệ, đổi mới sản phẩm – vốn là nền tảng để tạo ra lợi nhuận lớn trong tương lai. Tuy nhiên, việc huy động vốn CP quá mạnh mà không dựa trên nhu cầu và tiến độ đầu tư sẽ làm suy yếu khả năng sinh lời của cổ phiếu, con dường dẫn đến khả năng suy giảm giá CP. Trong giai đoạn qua, nhiều công ty không chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa lợi ích phát triển công ty và lợi ích cổ đông. Phần lớn công ty đều tìm cách tăng vốn cổ phần liên tục mà không cân đối giữa nhu cầu thực sự cho phát triển kinh doanh cốt lõi. Kết cục là quy mô vốn cổ phần ngày càng tăng rất mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn và EPS ngày càng giảm. Đặc biệt như giai đoạn 2007, khi thị trường chứng khoán (TTCK) lên quá mạnh, nhiều công ty tăng vốn chỉ vì bán được giá, thu được số vốn cực lớn đem đầu tư tài chính. Sau đó khi thị trường suy giảm khiến giá cổ phiếu tụt dốc, gây thua lỗ lớn cho cổ đông. Hiện nay, với lãi xuất ngân hàng đang cao, nhiều công ty quay sang huy động vốn cổ phần. Việc huy động này có thể làm dịu cơn khát vốn, nhưng nó lại làm tăng vốn điều lệ và gây áp lực lớn nên hiệu quả đồng vốn. Nếu lợi nhuận không tăng tương xứng với vốn cổ phần thì công ty sẽ bị đánh giá thấp, làm giá cổ phiếu sụt giảm, kết cục cổ đông bị thiệt hại hơn là vay với lãi suất cao. Nhiều doanh nghiệp còn có quan điểm khi huy động vốn cổ đông phải bán với giá khá cao, đảm bảo thu được nguồn vốn lớn để giá cổ phiếu không bị giảm. Quan điểm này cũng sai lầm ở chỗ mặc dù giá có thể không giảm, nhưng vấn đề ở đây là các cổ đông (tức các ông chủ) phải móc tiền túi bỏ vào công ty để giữ giá cổ phiếu, tức là tiền từ túi này chuyển sang túi khác, không giúp tăng hiệu quả huy động. Tóm lại, cấu trúc vốn doanh nghiệp để phát triển giá trị doanh nghiệp và đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông là một bài toán quan trọng, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải xem xét nhiều, trong đó cốt lõi vẫn là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để cổ phiếu công ty luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Xét dưới góc độ tài chính thì cần hài hòa giữa vay vốn và huy động vốn cổ đông, trong đó chú trọng vay vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, còn huy động vốn cổ phần chỉ triển khai khi có nhu cầu đầu tư dài hạn đòi hỏi nguồn vốn lớn. Cấu trúc vốn để phát triển, doanh nghiệp cần giữ vững giá trị doanh nghiệp Việc tái cấu trúc vốn bằng cách huy động lượng vốn trên TTCK sẽ dẫn tới giá CP sẽ biến động rất lớn. Nếu cổ đông hiện hữu được mua giá ưu đãi (bằng mệnh giá) thì khi gần tới thời điểm chốt quyền được mua CP sẽ làm giá tăng rất mạnh, sau đó giá bị giảm. Hiện tượng này làm nhiều nhà đầu tư không có thông tin sẽ không hiểu và đánh giá sai lệch về doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tương đối có tên tuổi có cơ hội rất tốt để huy động vốn từ cổ phiếu. Vấn đề là phải có lộ trình huy động để khai thác hiệu quả đem lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Xét riêng về các công ty sản xuất, nếu dự định huy động 100 tỷ để đầu tư nhà máy, thì nên huy động làm hai đợt trong 2 năm để đưa vốn vào đầu tư theo tiến độ tối ưu; còn nếu huy động vượt mức một lần, rồi nguồn vốn dư chưa sử dụng lại đem đầu tư tài chính, địa ốc… thì giá trị cổ phiếu sẽ bị suy giảm do bị pha loãng không cần thiết. Hiện tượng một số công ty huy động vốn CP quá mức so với nhu cầu đầu tư nhằm mục đích thu lợi do giá CP đang cao như hiện nay được các chuyên gia tài chính gọi là đầu tư quá mức, và viễn cảnh xấu của nó đã được minh chứng tại các nước phát triển. . Cấu trúc vốn hài hòa giữa doanh nghiệp và cổ đông Doanh nghiệp trong tiến trình phát triển sẽ không ngừng tăng vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mỗi giai đoạn:. phát triển của doanh nghiệp để cổ phiếu công ty luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Xét dưới góc độ tài chính thì cần hài hòa giữa vay vốn và huy động vốn cổ đông, trong đó chú trọng vay vốn để đáp ứng. doanh, còn huy động vốn cổ phần chỉ triển khai khi có nhu cầu đầu tư dài hạn đòi hỏi nguồn vốn lớn. Cấu trúc vốn để phát triển, doanh nghiệp cần giữ vững giá trị doanh nghiệp Việc tái cấu

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w