ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : VẬT LÍ Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Một khối khí có thể tích 600cm 3 ở mhiệt độ -33 0 C. Hỏi nhiệt độ nào khối khí có thể tích 750cm 3 . Biết áp suất không đổi. A. 27 0 C. B. 23 0 C. C. 30 0 C. D. 35 0 C. Câu 2: Khi một tên lửa chuyển động thì cả khối lượng và vận tốc của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nữa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi thế nào? A. tăng gấp 4. B. tăng gấp 2. C. tăng gấp 8. D. không đổi. Câu 3: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ? A. Có dạng hình học xác định. B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Có tính dị hướng. D. Có cấu trúc tinh thể. Câu 4: Một vật khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5 kg.m/s. B. 0,5 kg.m/s. C. 4,9 kg.m/s. D. 10 kg.m/s. Câu 5: Độ cứng (hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây ? A. Chất liệu của vật rắn. B. Tiết diện của vật rắn. C. Độ dài ban đầu của vật rắn. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 6: Lò xo có độ cứng k = 200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu. A. 0,045 J. B. 0,08 J. C. 0,04 J. D. 0,05 J. Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Đơn vị của nội năng là Jun (J). B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế. Trang 1/4 - Mã đề thi 485 Điểm D. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật chất và thế năng tương tác giữa chúng. Câu 8: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, gốc thế năng chọn ở độ cao h o so với mặt đất (h > h o ). Thế năng của vật được tính theo biểu thức. A. W t = mgh o. B. W t = mgh. C. W t = mg(h - h o ). D. W t = mg(h + h o ). Câu 9: Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ? A. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt. B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước. C. Vì vải bạt bị dính ướt nước. D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt. Câu 10: Trong một xi lanh của động cơ đốt trong có 2dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1atm và nhiệt độ 27 0 C. Pittông nén xuống làm thể tích giảm 1,8dm 3 và áp suất tăng thêm 14atm. Nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu ? A. 160 0 C. B. 188 0 C. C. 177 0 C. D. 155,3 0 C. Câu 11: Một xi lanh có pittông đóng kín ở nhiệt độ 27 0 C, áp suất 750mmHg. Nung nóng khối khí đến nhiệt độ 205 0 C thì thể tích tăng gấp rưỡi. Tính áp suất của khối khí trong xi lanh lúc đó ? A. 630,5mmHg. B. 799,66mmHg. C. 820,1mmHg. D. 750,4mmHg. Câu 12: Ta có ∆U = A+Q. Khi hệ thực hiện quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là đúng? A. A = 0. B. ∆U = 0. C. Q = 0. D. Cả Q, A và ∆U đều khác không. Câu 13: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó: A. bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. C. là một hằng số. D. tỉ lệ với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Câu 14: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 0 C để chuyển nó thành nước ở 20 0 C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). A. 1794,4 kJ. B. 1694,4 kJ. C. 1664,4 kJ. D. 1684,4 kJ. Câu 15: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 o C dưới áp suất 0,588.10 5 Pa. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 0,981.10 5 Pa và không làm vỡ bóng đèn. Nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng là bao nhiêu ? Coi thể tích của bóng đèn là không đổi. A. 272 o C. B. 227 o C. C. 300 o C. D. 177 o C. Câu 16: Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc bị nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây ? A. Độ dài ban đầu của thanh. B. Tiết diện ngang của thanh. C. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh. D. Độ lớn của lực tác dụng. Câu 17: Xét một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 1atm, nhiệt độ 0 0 C). Nén đẳng nhiệt để thể tích bằng ½ thể tích ban đầu thì áp suất khí là bao nhiêu ? A. 0,5atm. B. 4atm. C. 1atm. D. 2atm. Trang 2/4 - Mã đề thi 485 Câu 18: Công thức nào dưới đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ? A. 2 22 1 11 T Vp T Vp = . B. const V pT = . C. T ~pV . D. const T pV = . Câu 19: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. va chạm vào nhau. B. nhận thêm động năng. C. ngừng chuyển động. D. chuyển động chậm đi. Câu 20: Gọi v là tốc độ tức thời của vật, F là độ lớn của vật theo phương dịch chuyển, công suất có thể tính bằng công thức nào sau đây? A. P = F/v. B. P = v/F. C. P = F.v 2 . D. P = F.v. Câu 21: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật sáclơ ? A. t~p . B. T ~p . C. 3 33 1 11 T Vp T Vp = . D. 1221 TpT = p . Câu 22: Cơ năng của một vật không thay đổi khi vật chuyển động: A. trong trọng trường, dưới tác dụng của trong lực. B. dưới tác dụng của ngoại lực. C. trong trọng trường và có lực masát tác dụng. D. thẳng đều. Câu 23: Hiện tượng nào sau đây có liên quan tới định luật saclơ. A. Đun nóng khí trong một xi lanh kín. B. Quả bóng bàn bị xẹp nhúng vào nước nóng phồng lên như cũ. C. Thổi không khí vào một quả bóng bay. D. Đun nóng khí trong một xi lanh hở. Câu 24: Công thức nào dưới đây diễn tả không đúng quy luật nở dài của vật rắn khi bị nung nóng ? A. ).1( 0 tll ∆+= α B. . 00 tllll ∆=−=∆ α C. . 0 tllll ∆=−=∆ α D. . 0 0 0 t l ll l l ∆= − = ∆ α Câu 25: Trong quá trình nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi ? AKhông khí trong một xi lanh bị đun nóng giãn nở và đẩy pittông dịch chuyển. B. Không khí bị đun nóng trong một bình đậy kín. C. Không khí trong một quả bóng bàn bị một học sinh dùng tay bóp xẹp. D Trong cả ba hiện tượng trên. Câu 26: Một thanh ray đường sắt có độ dài là 12,5 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10 0 C. Độ nở dài Δl của thanh ray này khi nhiệt độ ngoài trời 40 0 C là bao nhiêu ? Cho α = 12.10 -6 K -1 . A. 0,60mm. B. 4,5 mm. C. 6,0mm. D. 0,45mm. Câu 27: Người ta cung cấp cho chất khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công 70J. Nội năng của khí đã biến thiên một lượng: A. 7000J. B. 170J. C. -30J. D. 30J. Câu 28: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 20 0 C và áp suất 10 5 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40 0 C thì áp suất là bao nhiêu ? A. 1,608.10 5 Pa. B. 10 5 Pa. C. 2,73.10 5 Pa. D. 0,5.10 5 Pa. Trang 3/4 - Mã đề thi 485 Câu 29: Một viên đạn khối lượng 2g đang bay với vân tốc 200m/s thì va chạm vào bức tường gỗ. Nhiệt dung riêng của viên đạn là 234J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn tăng thêm: A. ∆t = 58,5 o C B. ∆t = 85,5 o C C. ∆t = 80,5 o C D. ∆t = 85,5 K Câu 30: Động lượng được tính bằng A. N.s. B. N/s. C. N.m. D. N.m/s. Chọn đáp án đúng. HẾT (Lưu ý: cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 485 1 A 485 2 B 485 3 B 485 4 C 485 5 D 485 6 C 485 7 C 485 8 C 485 9 A 485 10 C 485 11 B 485 12 D 485 13 A 485 14 B 485 15 B 485 16 C 485 17 D 485 18 B 485 19 D 485 20 D 485 21 A 485 22 A 485 23 A 485 24 C 485 25 A 485 26 B 485 27 D 485 28 C 485 29 D 485 30 A Trang 4/4 - Mã đề thi 485 . thêm) 485 1 A 485 2 B 485 3 B 485 4 C 485 5 D 485 6 C 485 7 C 485 8 C 485 9 A 485 10 C 485 11 B 485 12 D 485 13 A 485 14 B 485 15 B 485 16 C 485 17 D 485 18 B 485 19 D 485 20 D 485 21 A 485 22 A 485 . D 485 18 B 485 19 D 485 20 D 485 21 A 485 22 A 485 23 A 485 24 C 485 25 A 485 26 B 485 27 D 485 28 C 485 29 D 485 30 A Trang 4/4 - Mã đề thi 485 . 20 0 C và áp suất 10 5 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40 0 C thì áp suất là bao nhiêu ? A. 1,6 08 .10 5 Pa. B. 10 5 Pa. C. 2,73 .10 5 Pa. D. 0,5 .10 5 Pa. Trang 3/4 - Mã đề thi 485 Câu 29: Một