1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH

21 484 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

hoạch định tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Ninh Hòa

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thế giới đang chuyển động không ngừng, đầy cạnh tranh và thách thức. Các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải biết dự đoán tương lai và có những kế hoạch phòng bị, để tránh được những rủi ro và đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần có công tác hoạch định, vì “hoạch định là một tiến trình giúp ích nhiều nhất cho công ty tránh khỏi sai lầm trong tương lai” (trích lời của một vị giám đốc của công ty GM). Tuy nhiên quá trình hoạch định cần tiến hành linh hoạt và chặt chẽ, trong đó hoạch định tài chính đóng vai trò quan trọng vì tài chính trong tổ chức giống như nước trong cơ thể con người, thiếu nước thì cơ thể đó sẽ khô kiệt, và tổ chức cũng vậy. Như vậy hoạch định tài chính giúp nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai để phát triển, định hướng, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách phát triển cho tổ chức của mình. Đồng thời tổ chức đánh giá về thế mạnh, yếu để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến cách thức quản lý, đồng thời phát huy tiềm năng thị trường, khai thác tối đa nguồn lợi của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp, dự báo, đề phòng, hạn chế những rủi ro bất định có thể xảy ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc kinh doanh. Với đề tài hoạch định tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Ninh Hòa nhóm chúng tôi có xu hướng khai thác, quản lý và hoạch định tốt hơn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung đồ án gồm ba phần: - Phần I: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính. - Phần II: Hoạch định tình hình tài chính quý I/2010 cho công ty cổ phần đường Ninh Hòa theo phương pháp quy nạp. - Phần III: Giải pháp tình hình tài chính của công ty sau khi đã hoạch định. Các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng có thể vẫn chưa thể khái quát hết được vấn đề, nên nội dung của đồ án còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung, nhóm rất mong nhận được sự góp ý để đồ án hoàn thiện hơn từ thầy cô cùng các bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn đến giảng viên: Trần Quang Tính đã trực tiếp hướng dẫn giúp nhóm hoàn thành đồ án này. Xin trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT TÊN CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN ĐÁNH GIÁ PHẦN TRĂM 1. Trần Thị Anh Thư Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính 100% 2. Lương Thị Thùy Trang Chương 3: Đánh giá về tình hình tài chính của công ty sau khi đã hoạch định và đưa ra những giải pháp khắc phục cho công ty 100% 3. Hồ Thị Hương Lan Chương 2: Hoạch định tài chính năm 2010 của công ty cổ phần sơn Á Đông 100% Trong quá trình làm, chương 2 là phần quan trọng nên cả nhóm đều cùng hợp tác thực hiện để hoàn thành nên bộ đồ án này. DANH MỤC HÌNH ẢNH PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm - Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. - Hoạch định là một tiến trình, kết quả biểu thị dưới các kế hoạch tài chính. 1.2. Vai trò của hoạch định - Hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiếm soát của doanh nghiệp. - Hoạch định tài chính thông qua hệ thống với các ngân sách với khả năng sử dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu. - Đặc trưng cơ bản được trình bày đó là đơn vị chung là tiền tệ. 1.3. Mục tiêu của hoạch định - Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch. - Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định. - Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn và quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất . - Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác. - Đặt ra mục tiêu hiệu quả, làm cơ sở để đánh giá kết quả của kế hoạch. - Cung cấp các ước lượng và định lượng các nhu cầu vật chất của công ty dưới hình thái tiền tệ. - Kết hợp với các kế hoạch, chương trình khác trên cơ sở cân đối các nguồn thu chi. - Dự kiến các rủi ro tài chính mà công ty gặp phải để đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục. 1.4. Các loại kế hoạch tài chính Hoạch định tài chính là quá trình xem xét tác động tổng thể các quyết định đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch này bao gồm: - Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ. - Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh doanh,…Trong đó ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất. - Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp từ các luồng thu chi từ các ngân sách trên. 1.4.1. Kế hoạch đầu tư và tài trợ - Là 1 dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. - Các ngân sách hằng năm: • Ngân sách bán hàng: thể hiện những dự kiến về doanh thu phân theo khu vực, và sản phẩm dịch vụ, chi phí bán hàng. • Ngân sách sản xuất: xác định phần chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và dự trữ. • Ngân sách ngân quỹ là kết quả của các ngân sách trên, phản ánh luồng thu chi bằng tiền của công ty qua từng tháng từng năm. 1.4.2. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính 1.4.2.1. Đặc điểm của kế hoạch tài chính - Kế hoạch tài chính là sự phối trí tất cả các chương trình hành động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian trên cơ sở tiền tệ. - Thông qua kế hoạch tài chính, người ta phân bổ và tìm kiếm các nguồn lực cho các chương trình. - Kế hoạch chính tài chính thể hiện tổng hợp mục tiêu của các hoạt động của doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ thông qua các chỉ tiêu như doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của tài sản. - Kế hoạch tài chính như là biện pháp để thực hiện các mục tiêu. 1.4.2.2. Phương pháp quy nạp - Kế hoạch tài chính là sự tổng hợp từ tất cả các chương trình hoạch định của từng bộ phận, từng cấp trong công ty. -Việc lập kế hoạch tài chính được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận. 1.4.2.3. Phương pháp diễn giải - Kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. - Việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao => Cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lý, cân đối giữa các chương trình. 1.5. Lập kế hoạch tài chính theo theo phương pháp quy nạp 1.5.1. Tiến trình lập kế hoạch Tiến trình lập ngân sách có thể có nhiều cấp độ, đó có thể là quy trình không chính thức đối với các công ty nhỏ và có thể là một thủ tục chi tiết mất nhiều thời gian với công ty lớn. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì đặc điểm chính của quy trình này là sự định hướng và phối hợp trong quá trình lập ngân sách. 1.5.1.1. Quản lí và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch - Quản lý và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch: thường là báo cáo kế toán trưởng hoặc là người chuyên báo cáo kế toán trưởng. - Các loại ngân sách: ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính 1.5.1.2. Các loại ngân sách Khi nói đến ngân sách của công ty là nói đến kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính là một kế hoạch cụ thể tổng hợp từ nhiều ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính. Các ngân sách liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập cho công ty như bán hàng, sản xuất, mua sắm,… 1.5.2. Thu thập thông tin lập ngân sách Dữ liệu sử dụng để lập ngân sách được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó dữ liệu quá khứ chỉ là dữ liệu nguồn. 1.5.2.1. Dự đoán doanh thu Dự đoán doanh thu là cơ sở để lập ngân sách bán hàng. Sau đó, từ ngân sách bán hàng, các bộ phận liên quan mới có thể lập các ngân sách hoạt động khác và lập ngân sách tài chính. Do vậy, độ chính xác của doanh thu dự đoán ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của bộ ngân sách. Việc xây dựng doanh thu dự đoán thường là trách nhiệm của bộ phận Marketing. Thông tin dự đoán này có thể dựa vào phân tích bên trong, phân tích bên ngoài hoặc cả hai. 1.5.2.2. Dự đoán các biến số khác Ngoài doanh số, các khoản mục chi phí liên quan đến tiền mặt cũng rất quan trọng. Có thể sử dụng các nhân tố dã xem xét khi dự đoán doanh thu để dự đoán chi phí. Ở đây, số liệu lịch sử có thể là giá trị thực. 1.6. Xây dựng các ngân sách hoạt động Gồm có: • Dự đoán doanh thu • Ngân sách sách xuất • Ngân sách mua sắm • Các ngân sách khác 1.6.1. Ngân sách bán hàng - Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ 1.6.2. Ngân sách sản xuất Ngân sách sản xuất gồm: kế hoạch sản lượng, ngân sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách sản xuất chung. Ngân sách sản xuất bao gồm bốn ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng, ngân sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí sản xuất chung. - Kế hoạch sản lượng Kế hoạch sản lượng xác định phải sản xuất sản phẩm nào, bao nhiêu và khi nào? Thông tin này dựa vào thông tin lượng bán dự đoán từ ngân sách bán hàng. Để xác định được sản lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức tồn kho dự kiến cuối kỳ. Số đơn vị Hàng tồn kho Hàng tồn sản xuất = Lượng bán + cuối kỳ dự kiến + kho đầu kỳ Với mức sản xuất dự kiến trong kỳ, chúng ta tiếp tục xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí lương cho bộ phận sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá vật liệu. Tiếp theo, chúng ta xác định chi phí lao động trực tiếp trong từng thời kỳ. Từng sản phẩm và tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất đều được tập hợp để xác định tổng số giờ lao động trực tiếp. Cuối cùng, trong ngân sách sản xuất, chúng ta còn thể hiện chi phí lương cho bộ phận quản lý. 1.6.3. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu - Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu. Khối Lượng NVLTT Hàng tồn kho NVLTT Hàng tồn kho lượng mua = sử dụng trong kỳ + cần thiết cuối kỳ + NVLTT trong kỳ Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua sắm được xác định dựa trên chính sách tồn kho của công ty. 1.6.4. Các ngân sách hoạt động khác. Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân sách cho bộ phận của mình. Các ngân sách này gồm có: ngân sách Marketing, ngân sách quản lý, ngân sách nghiên cứu và phát triển,…  Ngân sách marketing: - Doanh thu của năm truớc - Doanh thu dự đoán - Tổng chi phí của năm trước - Kết quả thực hiện của năm trước  Ngân sách nghiên cứu và phát triển - Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu - Tỷ lệ lợi phần trăm của lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí đã được điều chỉnh của năm trước - Chi phí cố định trên mỗi đơn vị bán Chi phí dự toán cho nghiên cứu và phát triển có thể bao gồm 3 nhóm bao gồm lương, vật liệu và công cụ, các chi phí trực tiếp khác  Ngân sách quản lý bao gồm: + Chi phí pháp luật + Chi phí kiểm toán 1.7. Xây dựng các ngân sách tài chính Các ngân sách còn lại trong bộ kế hoạch tài chính là các ngân sách tài chính. Các ngân sách tài chính chủ yếu bao gồm ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ và ngân sách vốn. 1.7.1. Ngân sách ngân quỹ Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt. Ngân sách ngân quỹ trả lời các câu hỏi: kế hoạch hoạt động có khả thi về mặt tài chính hay không? Có đủ vốn vào thời điểm cần vốn hay không? Nếu không, cần phải vay bao nhiêu? Hoạt động của công ty có khả năng thu đủ ngân quỹ cần thiết để hoàn lại vốn hay không? - Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ • Mở rộng quy mô. • Kiểm soát hoạt động. • Thanh toán. • Đầu tư. • Vay vốn. • Đòi hỏi từ các tổ chức cho vay. - Nội dung của ngân sách ngân quỹ • Đặc điểm chính của ngân sách ngân quỹ là chỉ liên quan đến tiền mặt sử dụng. Ngân sách ngân quỹ không bao gồm các khoản mục không phải tiền mặt. • Thời gian dòng tiền ra và dòng tiền vào. + Thời kỳ: theo tháng hay theo quý. + Khi nào, để làm gì và bao nhiêu. • Ngân sách ngân quỹ không thay thế các ngân quỹ khác mà toàn bộ các ngân sách và thông tin ghi sổ có thể được sử dụng để lập ngân sách. - Cấu thành của ngân sách ngân quỹ • Các khoản thu và chi. • Xác định các khoản thu bằng tiền mặt. • Xác định các khoản chi bằng tiền mặt. • Xây dựng ngân sách ngân quỹ 1.7.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời lỗ trong thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các nhà tính toán về cổ tức và lợi nhuận chưa phân phối cũng được trình bày trong bảng báo cáo này. 1.7.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng [...]... 1.7.4 Lập dự toán bảng cân đối kế toán Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối thời kỳ lập kế hoạch, nó phản ánh tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ Dự toán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thế tài chính của công ty và thực hiện ba mục tiêu chính sau: - Đưa ra định hướng hoạt động của công... tính: 1.000.000 đồng) 2.7 Lập kế hoạch tài chính cả năm công ty Đường Ninh Hòa 2010 2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 2008 vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung 437.253 46 282.978 266.517 cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 437.207 316.333 282.978 206.611 266.517 205.938 cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó:... công ty cổ phần Đường Ninh Hòa trong thời gian qua Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) TỔNG CỘNG TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định 2010 422.286 153.370 182 2009 210.840 97.789 4.756 111.511 37.010... 11.585 48.026 6.070 849 68.550 186.354 83.738 66.105 Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định vô hình Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Bất động sản đầu tư Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác Chi phí trả trước dài hạn TỔNG...Trước khi lập dự toán bảng cân đối kế toán, chúng ta cần rà soát và tổng hợp toàn bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ - Tổng hợp các thay đổi tài chính Các thay đổi về tài chính trong kỳ được tập hợp từ các ngân sách bộ phận Về căn cứ, chênh lẹch này chính là chênh lệch giữa dòng tiên ra và dòng tiền vào trong kỳ liên quan trực tiếp đến tài sản và nguồn vốn - Các khoản... trong kỳ 2.7.1.1 Ngân sách bán hàng Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản thẩmvà theo đơn vị tiền tệ Dự kiến sản phẩm tồn kho cuối kỳ: 150 Tồn kho sản phẩm thực tế của tháng trước là 150 (ĐVT: nghìn sản phẩm) Bảng 2.3 Ngân sách bán hàng của công ty cổ phần Đường Ninh Hòa (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) Chỉ tiêu T12 T1 T2 T3... thực sự được sử dụng hay mua về - Nguyên giá tài sản cố định Dự toán ngân sách đầu tư là một công việc phức tạp vì không có tiêu chuẩn để xây dựng Nội dung, cách tiếp cận và hình thức xây dựng giữa các công ty và các ngành là khác nhau - Chênh lệch tài sản cố định Phản ánh các khoản tăng và giảm nguyên giá tài sản cố định Thông số này xác định số tiền dự đoán trong ngân sách đầu tư cũng như số tiền chi... thu bằng tổng doanh thu bán tín dụng trong kỳ trừ đi thu tiền mặt từ khách hàng - Hàng tồn kho Chênh lệch hàng tồn kho là toàn bộ chi phí đầu vào trừ đi kết quả đầu ra Cụ thể hàng tồn kho gồm ba nhóm là tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm hoàn thành - Các tài sản ngắn hạn khác Các tài khoản thuộc tài sản ngắn hạn khác phổ biến nhất là các chi phí trả trước, đây là những tài sản được trả trước khi... ba mục tiêu chính sau: - Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất - Cung câp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm kinh tế - Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NINH HÒA 2.1 Sơ lược về công ty cổ phần đường Ninh Hòa 2.1.1 Tóm tắt... Ninh Hòa tiền thân là Nhà máy Đường Ninh Hòa, đơn vị trực thuộc Công ty Đường Khánh Hòa Tháng 4/1994, nhà máy đường đã được khởi công xây dựng tại xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Ngày 06/01/1996, theo quyết định số 27/QĐ-KSC của Giám Đốc Công ty Đường Khánh Hòa, nhà máy Đường Ninh Hòa được thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất đường từ mía Đến tháng 4/1996, nhà máy chính thức đi . kiểm toán 1.7. Xây dựng các ngân sách tài chính Các ngân sách còn lại trong bộ kế hoạch tài chính là các ngân sách tài chính. Các ngân sách tài chính chủ. là nói đến kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính là một kế hoạch cụ thể tổng hợp từ nhiều ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính. Các ngân sách

Ngày đăng: 02/02/2013, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w