1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHÂN LOẠI BỆNH THẬN (Kỳ 5) ppt

6 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 223,58 KB

Nội dung

PHÂN LOẠI BỆNH THẬN (Kỳ 5) (Có dựa theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế - Nhà xuất bản Y học năm 2000) (ICD 10). BỆNH KẼ - ỐNG THẬN 1. Viêm kẽ ống thận cấp (Viêm thận bể thận cấp). 2. Viêm kẽ ống thận mạn (Viêm thận bể thận mạn). - Viêm thận - bể thận mạn có trào ngược bàng quang niệu quản. - Viêm thận - bể thận mạn tắc nghẽn. 3. Thận ứ nước (do sỏi, do chít hẹp đoạn nối, không xác định). 4. Thận ứ mủ - áp xe thận - áp xe quanh thận. 5. Bệnh kẽ ống thận do thuốc và kim loại nặng. 6. Bệnh kẽ ống thận nhiễm độc. 7. Biến đổi kẽ ống thận trong các bệnh khác: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, ung thư, bệnh máu, bệnh chuyển hóa, bệnh tổ chức liên kết. 8. Đái tháo nhạt do thận (do sỏi hoặc nguyên nhân khác). BỆNH BÀNG QUANG - NIỆU ĐẠO 1. Viêm bàng quang cấp, áp xe bàng quang. 2. Viêm bàng quang mạn. 3. Rối loạn chức năng thần kinh cơ bàng quang. 4. Rò bàng quang - trực tràng, rò bàng quang - âm đạo. 5. Túi thừa bàng quang. 6. Lao bàng quang. 7. Viêm niệu đạo. 8. Hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo, sa niệu đạo. 9. Rò niệu đạo, sinh dục, trực tràng. DỊ DẠNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 1. Thận teo nhỏ một bên, hai bên không rõ nguyên nhân. 2. Các biến đổi thận niệu quản: thận móng ngựa, thận sa, niệu quản đôi, niệu quản cắm lạc chỗ (ra đường sinh dục ở nữ). 3. Các dị dạng khác. BỆNH THẬN DI TRUYỀN 1. Hội chứng Alport: Là một bệnh di truyền chưa rõ bệnh sinh, suy thận sớm, tiên lượng xấu. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm: - Đái máu vi thể: có thể có đái máu đại thể, đái mủ vô khuẩn. - Protein niệu (+), thường không quá 3,5 g/24giờ. - Điếc thần kinh nhất là ở nam giới. - Tổn thương cơ bản ở thận là tăng sinh tế bào gian mạch, tiến tới xơ hóa màng Bowman, xơ hóa tổ chức kẽ, teo ống thận. Không có lắng đọng globulin miễn dịch ở cầu thận. 2. Hội chứng màng đáy mỏng: đái máu tái phát lành tính. Là một bệnh lành tính di truyền theo kiểu gen trội, biểu hiện bằng: - Đái máu đại thể ở tuổi nhỏ hay tái phát, có tính chất gia đình, sau 4-5 năm thì hết. - Không có viêm họng hoặc bệnh đường tiết niệu. - Tổn thương đặc trưng ở cầu thận là màng đáy bị mỏng đi một phần hoặc toàn bộ (mỏng hơn 200 nm so với 300-400 nm). 3. Hội chứng tế bào bọt: bệnh Fabry. - Biểu hiện đầu tiên thường làm giảm tiết mồ hôi, có chấm đỏ, nốt tím ở đầu chi. - Có protein niệu - suy thận, urê, creatinin máu tăng, tiên lượng xấu. - Tế bào biểu mô và tế bào nội mạch cầu thận thoái hóa hình hốc (tế bào bọt). 4. Bệnh thận đa nang. Là bệnh di truyền ở người lớn theo kiểu gen thận trội và ở trẻ em theo kiểu gen thận lặn. Ở trẻ em, thường được phát hiện ngay sau đẻ, ở tuổi sơ sinh hoặc dưới 10 tuổi, tiên lượng xấu, ít bệnh nhân sống được đến tuổi thanh niên. Ở người lớn đặc trưng lâm sàng là thận to, có nhiều nang cả hai bên, trong nang có dịch. Các nang to nhỏ không đều và to dần, trọng lượng mỗi thận có thể vượt quá 1kg. Thường được chẩn đoán phát hiện vào tuổi 30 đến 40. Với siêu âm thì có thể phát hiện sớm hơn. Tiến triển dẫn đến suy thận, trung bình vào tuổi 50. Tiên lượng xấu. Đa số tử vong trước tuổi 60. Cần phân biệt với nang đơn thận, một nang hoặc nhiều nang lành tính, tiên phát hoặc mắc phải (sau lọc máu thận nhân tạo dài ngày). SUY THẬN 1. Suy thận cấp: - Thiểu niệu-vô niệu, urê máu, kali máu tăng nhanh. - Có thể hồi phục. 2. Suy thận tiến triển nhanh: - Đái máu - Tăng huyết áp - Urê, creatinin máu tăng không hồi phục. Tử vong trong vòng 6-12 tháng. 3. Suy thận mạn: - Tiền sử có bệnh thận-tiết niệu. - Mức lọc cầu thận giảm dần, urê, creatinin máu tăng dần qua nhiều năm. - Cuối cùng là hội chứng urê máu cao. . PHÂN LOẠI BỆNH THẬN (Kỳ 5) (Có dựa theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế - Nhà xuất bản Y học năm 2000) (ICD 10). BỆNH KẼ - ỐNG THẬN 1. Viêm kẽ ống thận cấp (Viêm thận bể thận cấp) không xác định). 4. Thận ứ mủ - áp xe thận - áp xe quanh thận. 5. Bệnh kẽ ống thận do thuốc và kim loại nặng. 6. Bệnh kẽ ống thận nhiễm độc. 7. Biến đổi kẽ ống thận trong các bệnh khác: nhiễm. thận cấp). 2. Viêm kẽ ống thận mạn (Viêm thận bể thận mạn). - Viêm thận - bể thận mạn có trào ngược bàng quang niệu quản. - Viêm thận - bể thận mạn tắc nghẽn. 3. Thận ứ nước (do sỏi, do chít

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN