1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐA NANG THẬN (Kỳ 3) pdf

6 342 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 225,29 KB

Nội dung

ĐA NANG THẬN (Kỳ 3) IV. ĐIỀU TRỊ - Không có điều trị đặc hiệu. - Chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng. 1. Điều trị rối loạn nước và điện giải: Ở giai đoạn sớm của bệnh thận đa nang đã có thể gây giảm khả năng cô đặc. Đái đêm là biểu hiện lâm sàng của triệu chứng này. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm có thể chưa cần có sự can thiệp của điều trị. Khi creatinin máu bắt đầu tăng thì khả năng cô đặc cũng giảm rõ, có thể gây nên tình trạng mất muối và nước, đặc biệt là mất natri. Bệnh nhân cần được uống ít nhất từ 1-2 lít nước mỗi ngày. Nếu có sỏi thận, tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường niệu thì lượng nước đưa vào cần nhiều hơn. Có thể giảm lượng muối đưa vào khi cao huyết áp, nhưng ăn nhạt không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả các bệnh nhân thận đa nang có biến chứng tăng huyết áp và suy thận vì khả năng mất muối ở những bệnh nhân này. Ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường có tăng Clo máu mà nguyên nhân không được biết rõ. Có thể do việc tăng Bicarbonat natri trong khẩu phần ăn. Tăng kali máu cũng có thể gặp và cần được điều trị ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình đến mức độ suy thận nặng. 2. Điều trị triệu chứng đau: Đau vùng thận là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân thận đa nang. Tùy từng nguyên nhân đau mà có phương pháp điều trị khác nhau. - Điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau thông thường như các Analgesic. - Đối với những nang to, đường kính 4-5 cm, chỉ định chọc hút nang qua da có thể giảm được triệu chứng đau. - Các nguyên nhân khác cần được chẩn đoán để có thái độ xử trí đúng: . Sỏi thận tiết niệu. . Chảy máu trong nang hoặc ra ngoài bao thận. . Ung thư hóa có thể gặp. Nói chung tình trạng đau có thể qua khỏi nhanh chóng khi bệnh nhân được nằm nghỉ tại giường và dùng thuốc giảm đau. Đôi khi cũng có chảy máu dữ dội phải truyền máu hoặc can thiệp ngoại khoa. Sỏi thận, tiết niệu cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Đối với sỏi niệu quản hoặc bể thận gây tắc nghẽn, ứ nước bể thận cần giải quyết ngoại khoa. 3. Điều trị đái máu hoặc chảy máu trong thận: Như trên đã trình bày, chủ yếu là nghỉ ngơi tại giường. Truyền máu hoặc can thiệp ngoại khoa cũng được chỉ định khi cần thiết. 4. Điều trị nhiễm trùng thận, tiết niệu: Nhiễm trùng nang là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh nhân thận đa nang. Một hoặc nhiều nang bị nhiễm trùng, cũng giống như một tình trạng nhiễm trùng nung mủ sâu khác, rất khó điều trị. Các vi khuẩn gram (+), gram (-) và vi khuẩn kỵ khí đều có thể gặp. Tuy nhiên vẫn dùng liệu pháp kháng sinh mặc dù nhiều trường hợp không có vi khuẩn niệu khi không phải nhiễm trùng ngược dòng vì những nang không thông với bể thận. Thường phải dùng phối hợp 2 loại kháng sinh, trong đó có một kháng sinh đường tĩnh mạch và thời gian kéo dài ít nhất 3 tuần lễ. Cần phát hiện những nguyên nhân thuận lợi gây nhiễm trùng như sỏi thận, tiết niệu gây tắc nghẽn … 5. Điều trị tăng huyết áp: Tăng huyết áp cần được phát hiện và điều trị sớm vì tăng huyết áp góp phần thúc đẩy xuất hiện suy thận và làm nặng thêm tình trạng suy thận. Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân thận đa nang cũng giống như một bệnh nhân tăng huyết áp do các nguyên nhân bệnh lý thận tiết niệu khác. Mục đích nhằm đưa huyết áp về trị số bình thường. 6. Điều trị sỏi thận, tiết niệu: Sỏi thận, tiết niệu gặp ở khoảng 10-18% bệnh nhân đa nang thận và là nguyên nhân thuận lợi cho nhiễm trùng. Những sỏi trong nhu mô thận và những sỏi ở các nhóm đài thận thường không can thiệp ngoại khoa. Điều trị chủ yếu là giảm đau và chống nhiễm trùng. Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn, ứ nước bể thận cần được điều trị ngoại khoa. 7. Điều trị suy thận: Điều trị suy thận được chỉ định giống như một tình trạng suy thận do những nguyên nhân khác: bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị thay thế thận suy. a. Điều trị bảo tồn: - Điều chỉnh thăng bằng nước điện giải. - Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan. - Điều trị tăng huyết áp. - Điều trị thiếu máu. . Truyền máu. . Erythropoietin liều thích hợp. - Điều trị rối loạn calci, phospho nếu không có sỏi thận. . Bù calci trong giai đoạn sớm của suy thận. . Cho thêm 1,25 OH D 3 ở bệnh nhân suy thận giai đoạn III-IV. - Tìm các yếu tố thuận lợi thúc đẩy suy thận nặng lên để điều trị loại trừ những nguyên nhân này: . Tình trạng mất nước, những hóa chất và kháng sinh độc với thận. . Tránh những yếu tố và các nguyên nhân làm nặng bệnh. . Cho thêm viên Ketosteril nếu có điều kiện nhằm hạn chế tăng urê. Chỉ định cho suy thận từ cuối giai đoạn II. Liều từ 6-12 viên x 600 mg/24giờ tùy mức độ suy thận, trung bình là mỗi viên 600mg cho 5kg trọng lượng cơ thể. b. Điều trị thay thế thận suy: - Bằng lọc máu ngoài thận. - Hoặc ghép thận. (Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004) . nhân suy thận mức độ trung bình đến mức độ suy thận nặng. 2. Điều trị triệu chứng đau: Đau vùng thận là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân thận đa nang. Tùy từng nguyên nhân đau mà có. sỏi thận, tiết niệu: Sỏi thận, tiết niệu gặp ở khoảng 10-18% bệnh nhân đa nang thận và là nguyên nhân thuận lợi cho nhiễm trùng. Những sỏi trong nhu mô thận và những sỏi ở các nhóm đài thận. khi cần thiết. 4. Điều trị nhiễm trùng thận, tiết niệu: Nhiễm trùng nang là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh nhân thận đa nang. Một hoặc nhiều nang bị nhiễm trùng, cũng giống như một tình

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN