Nắng và sức khỏe làn da (Kỳ 1) Không ai chối cãi được những lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với mọi sự sống trên trái đất này. Cụ thể nhất đối với con người là ánh nắng có tác dụng gây một số phản ứng sinh học có ích (tổng hợp sinh tố D từ tiền sinh tố D cần cho sự tăng trưởng hệ xương, tác dụng tốt đối với thể dịch, sự nhìn và ngăn chặn sự phát triển của vi trùng và nấm mốc ). Nhưng ngược lại, ánh nắng mặt trời cũng gây cho ta nhiều tác hại, nhất là gây nám da, mù mắt và ung thư da nếu ta không biết cách tự phòng tránh, bảo vệ. Tác hại của nắng trên da và mắt Ánh nắng mặt trời bao gồm các tia thấy được (ánh sáng trắng) và các tia không thấy được (tia tử ngoại và tia hồng ngoại ). Các tia tử ngoại (UVA, UVB, UVC) luôn chiếu rọi vào da, vào mắt của ta và gây nên những tác hại nhất định. + Tia tử ngoại dải A (UVA = Ultra Violet bande A), có bước sóng 320 - 400 nm (nm đọc nanomet, bằng 1 phần triệu của milimet) có thể xuyên qua thủy tinh và thạch anh và xuyên da đến lớp bì, nên làm cháy, phỏng, nám da, hủy hoại tế bào da khi phơi nắng lâu. + Tia tử ngoại dải B (UVB) có bước sóng 290 - 320 nm có thể xuyên qua thạch anh nhưng bị thủy tinh ngăn chặn và phần lớn bị lớp biểu bì hấp thu hết: gây rám nắng (da có màu bồ quân) trông có vẻ khỏe mạnh nhưng phơi nắng lâu ngày có thể gây nám da, nhăn da, ung thư da + Tia tử ngoại dải C (UVC) có bước sóng 180 - 290 nm bị thủy tinh, thạch anh và biểu bì ngăn chặn nên ít hại da (xem sơ đồ). Các tia hồng ngoại (với bước sóng 800 - 3.000 nm) và các tia sáng thấy được, với bước sóng 400 - 800 nm (đỏ, cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím của ánh nắng) gây nóng và có thể xuyên qua các lớp biểu bì, bì đến hạ bì để hại da. Nếu ta phơi nắng biển hoặc ở vùng núi cao (có nhiều tia tử ngoại) một ngày, da sẽ bị hại thấy rõ: phỏng nắng, tối về cảm thấy nóng rát, vài ngày sau càng đau rát hơn và 4 - 5 ngày sau thì da bị bong lột ra. Nếu phỏng nắng nặng hơn hoặc cơ thể bị suy kiệt, ăn uống thiếu rau quả tươi thì có thể bị nám luôn! Ở nông thôn và thành thị thì nắng có vẻ “hiền hơn”: phơi nắng nhiều, trước mắt chỉ thấy đen hơn thôi, nhưng thực ra tác hại của tia nắng có tính cách cộng dồn, nghĩa là nay ta phơi nắng bị hại một ít, mai một ít, mốt một ít mức độ bị hại tuy không thấy được, nhưng dần dần sẽ cộng dồn lại nhiều năm mới thấy lộ ra tác hại: nám, những đốm đen của tuổi đời (age spots), da bị mất tính đàn hồi, chùng, nhăn nheo và nhất là ung thư da Da tay và da mặt là hai vùng lộ ra ánh nắng nhiều nhất, nên chúng nhăn nheo thấy rõ, nhất là vào tuổi 50 trở lên! Chẳng thế mà người ta thường nói: “Những nếp nhăn trên đôi tay không giấu được tuổi đời”. Mới đây người ta còn chứng minh rằng khi ra biển, nhất là trẻ con, chỉ cần nhìn thẳng vào mặt trời vài chục giây thôi cũng đủ bị hại mắt. Một tia tử ngoại ở biển lại có thể trở thành hàng trăm tia vì bị cát và nước biển phản chiếu tạo thành. Do đó dù cho ngồi trong mát (có dù che) ta cũng sẽ bị hàng triệu tia tử ngoại chiếu vào ta. Vì vậy khi đi biển nhất thiết phải mang kính râm và đội nón mũ rộng vành (kể cả lúc tắm nước biển), và nên bôi kem chống nắng những vùng da lộ ra nắng. Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể Dĩ nhiên cũng có những khả năng tự bảo vệ chống lại ánh nắng. Hệ thống lông che chắn và mồ hôi chứa một chất lọc tự nhiên: acid urocanic có tác dụng cản nắng. Lớp tế bào sừng của biểu bì bị nắng nhiều sẽ dày lên và lớp tế bào hạt có thể sinh ra hắc tố (melanin) để cản nắng. Có điều sự dày sừng sẽ làm cho bít lỗ tiết bã nhờn làm sinh mụn, còn hắc tố nhiều thì đen da! Khả năng tự bảo vệ này rất thay đổi tùy theo yếu tố di truyền và chế độ ăn uống của mỗi người. Người có da màu, nhiều hắc tố thì cản nắng tốt hơn da trắng; ăn uống nhiều rau quả tươi hàng ngày (trước khi dang nắng đủ sinh tố) thì tạo được nhiều sắc tố da (carotenoid) và acid urocanic cản nắng. Dù cho có nhiều khả năng tự bảo vệ này, nhưng nếu bạn tự do phơi nắng quá nhiều, quá thường xuyên thì tế bào da cũng bị phá hủy vì sự cộng dồn tác hại nói trên. Tác hại của nắng, nhất là của các tia tử ngoại, thường phá hủy ở ngang mức cơ cấu di truyền, nghĩa là tác hại đến chuỗi DNA của nhân tế bào. Khi xuyên qua da, tia tử ngoại, nhất là UVA sẽ giải phóng các enzym nội tế bào nên có thể làm hư hủy tế bào ấy (phỏng cháy); còn nếu chưa đến mức đủ mạnh để làm hư hủy thì cũng có thể gây sai lệch cơ cấu di truyền và có thể dẫn tới xơ cứng da (dẫn tới nhăn da), đục thủy tinh thể, hoặc tệ hại hơn là ung thư da. Trong vòng 30 năm trở lại đây, những thống kê cho thấy tần suất u hắc tố (hình thức thường gặp của ung thư da) tăng lên rõ rệt nơi tầng lớp dân chúng ưa tắm nắng, nơi vùng nắng nhiều và nơi da lộ ra nắng nhiều hơn (u ở mặt, cổ, tay và đặc biệt nhiều ở lưng mình đàn ông và đùi của phụ nữ). Những yếu tố làm gia tăng bệnh da Ánh nắng cũng như các tia tử ngoại còn kết hợp với những hóa chất mà người ta ưa dùng, làm tăng thêm tác hại đối với da. Thí dụ đám cỏ mà người ta nằm lăn trong các cuộc du ngoạn ngoài trời, làm tăng chứng viêm da; nhiều hương liệu trong mỹ phẩm (nước hoa, kem thoa mặt, kem chống nắng, son môi, thuốc khử mùi ) như tinh dầu pergamot, đinh hương, quế, chanh, cam, hương nhu làm da trở nên nhạy cảm hơn đối với nắng nóng; nhiều thức ăn uống (có hóa chất, phụ gia, ngũ vị hương, saccharin ); nhiều dược phẩm (tetracyclin, doxycyclin, quinin, sulfamid, oestrogen, testosteron, một số thuốc chống trầm cảm, an thần, kháng dị ứng ) làm cho da rất dễ bắt nắng (cảm quang) hơn . Nắng và sức khỏe làn da (Kỳ 1) Không ai chối cãi được những lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với mọi sự sống trên trái đất này. Cụ thể nhất đối với con người là ánh nắng có tác. thủy tinh ngăn chặn và phần lớn bị lớp biểu bì hấp thu hết: gây rám nắng (da có màu bồ quân) trông có vẻ khỏe mạnh nhưng phơi nắng lâu ngày có thể gây nám da, nhăn da, ung thư da + Tia tử ngoại. đời (age spots), da bị mất tính đàn hồi, chùng, nhăn nheo và nhất là ung thư da Da tay và da mặt là hai vùng lộ ra ánh nắng nhiều nhất, nên chúng nhăn nheo thấy rõ, nhất là vào tuổi 50 trở lên!