Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
195 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ : A . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận. Trong những năm qua việc đổi mới giáo dục đã đem lại những thành tựu vượt bậc. Nội dung , phương pháp , phương tiện dạy học được quan tâm . Đội ngũ quản lí , nhân viên ,giáo viên được tham gia hội thảo chuyên đề ,tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .Giáo viên không ngừng thay đổi cách dạy và cách đánh giá , soạn giảng có mục tiêu thay cho mục đích yêu cầu trước đó.Thể hiện giáo dục là một quá trình. Để dạy học có hiệu quả người thầy giáo cần biết kết hợp các yếu tố để tác động đến nhân cách học sinh như: yếu tố sinh học ; yếu tố hoạt động ;yếu tố giáo dục . Trong tât cả các yếu tố đó yếu tố giáo dục đóng vai trò cực kì quan trọng , định hướng sự phát triển nhân cách học sinh. Trong các loại giáo dục : giáo dục gia đình , giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường thì giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng nhất .Song chúng tác động qua lại lẩn nhau. Tạo tác động có mục đích là nhiệm vụ chung , nhưng ở nhà trường thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ động. 2. Cơ sở thực tiển. Trong thực tế quan hệ nhà trường và gía đình được chú ý ,có hội phụ huynh học sinh . Hàng năm đều có hội họp và trao đổi theo lịch sắp xếp của nhà trường . Nhưng để giúp học sinh học tốt hơn giáo viên rất khó liên lạc với phụ huynh ,nhiều khi mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Học sinh trường Tôi chủ yếu là con em nông dân. Điều kiện kinh tế khó khăn ,trình độ dân trí có phần hạn chế.Quan tâm đến việc học tập của 1 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học học sinh không như những địa phương khác . Nhưng có điều kiện quan tâm họ cũng không biết làm thế nào ,nên một số em học tập ngày càng sụt giảm.Học sinh bước sang học THCS , đa số phụ huynh không thể kềm cặp hướng dẩn học tập được .Vì vậy trách nhiệm chính là nhà trường đặc biệt là cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy . Tôi là giáo viên giảng dạy môn toán , mổi tuần lên lớp 4 tiết ,chiếm lượng khá lớn so với tổng thời lượng các bộ môn.Tôi nhận thấy mình có vai trò quan trọng đối với các em ,nên luôn tìm tòi phương pháp truyền thụ kiến thức thật hiệu quả , đáp ứng mục tiêu bài học . Bên cạnh đó tôi luôn tự đặt câu hỏi cho mình là làm thế nào để giúp các em học tập tốt hơn . Vì vậy sáng kiến “Sử dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học”được tôi tiến hành nhằm phối hợp với phụ huynh để giúp các em học tốt hơn môn toán . Tạo điều kiện cho phụ huynh theo dỏi ,kềm cặp , giúp đỡ con em trong quá trình học tập . Kịp thời cùng với giáo viên uốn nắn những khiếm khuyết cũng như phát huy những ưu điểm của học sinh . Đáp ứng yêu cầu giáo dục một cách toàn diện cho học sinh trong thời đại mới . Đây là giải pháp tốn ít công sức và thời gian của giáo viên và phụ huynh nhưng hiệu quả lại cao mà trước đó tôi chưa thấy ai đề cập đến. B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 1. Giúp học sinh học tốt môn toán . 2. Giúp bản thân có thêm phương pháp khoa học giáo dục học sinh. 3.Giúp bản thân biết đi sâu nghiên cứu khoa học từ những vấn đề trong thực tế. 4. Có thể là tài liệu có giá trị đối với đồng nghiệp khi có ý tưởng áp dụng . 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học 5. Tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh trong quá trình phát triển giáo dục. C. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Tìm phương pháp tốt nhất để ứng dụng có hiệu quả sáng kiến. 2. Tìm hiểu mức độ đạt được như thế nào khi triển khai . 3. Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiển của ý tưởng. D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 1.Phương phháp nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp điều tra khảo sát . 3.Phương pháp so sánh kết quả. 4.Phương pháp thử nghiệm đối chứng. 5. Một số phương pháp nghiệp vụ sư phạm bổ trợ. E . THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . Tôi áp dụng đề tài theo 3 giai đoạn . Giâi đoạn 1: Phương pháp chính là nghiên cứu tài liệu bắt đầu từ 30/6/2009 đến 26/8/2009. Giai đoạn 2: Phương pháp chính là so sánh kết quả .Thời gian từ 27/8/2009 đến 30/12/2009. Giai đoạn 3 : Phương pháp chính là thử nghiệm đối chứng. Thời gian bắt đầu từ 1/1/2010 đến 14/3/2010. PHẦN II . NỘI DUNG A.Thực trạng Rất nhiều phụ huynh thắc mắc con em họ học tập ngày càng giảm sút sau khi bước sang học THCS.Họ đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do chất lượng giáo dục nhà trường chưa cao , do nhiều thầy cô giáo giảng dạy, học nhiều môn , chương trình quá nặng và đặc biệt 3 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học họ không biết làm thế nào để giúp con em họ tiến bộ .Một số do không giúp được con giải toán nên ngày càng để mặc các em ,một số cho rằng các em đã lớn nên biết tự mình điều chỉnh .Còn học sinh không được điều chỉnh nên một số em ngày càng hổng kiến thức .Nhiều khi chỉ vì một nguyên nhân đơn giản , nhưng do các em không tự giác ý thức để điều chỉnh mà ảnh hưởng đến việc học tập . Như thiếu dụng cụ học tập ,trình bày cẩu thả, không thường xuyên làm bài tập , tính toán chậm, đọc , diển đạt chưa tốt …Những em học tốt thiếu sự định hướng, giúp sức của gia đình . B. Phương pháp tiến hành Phương pháp tiến hành được chia thành 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn 1. - Đọc những tài liệu giáo dục như: “ Giáo dục học” (nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2000), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3, môn Toán ( Chu kì 2004- 2007) , “Tâm lí học lứa tuổi”( Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội năm 2001) ,các tạp chí giáo dục trên Internet. 2.Gai đoạn 2 : Tôi chọn lớp 6C ,tổng số có 33 học sinh để tiến hành nghiên cứu . Phương pháp chính là so sánh kết quả học lực giữa các lần kiểm tra . Tổng số lần kiểm tra 6 bài /1 em. Cách tiến hành như sau: Trong quá trình chấm bài kiểm tra của học sinh tôi ghi chép tất cả ưu điểm và nhược điểm của mổi học sinh như: Ưu điểm : Cách giải hay , làm bài tốt ,trình bày rõ ràng,trình bày đẹp … 4 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Nhược điểm như: Trình bày sơ sài , hiểu sai kiến thức ,sai phương pháp ,viết chử xấu , trình bày dài dòng … Cho nên những ưu điểm , nhược điểm của từng học sinh tôi nắm rất rõ . Đây là khâu quan trọng để giáo viên có thể sàng lọc những đặc điểm chính khi nhận xét một học sinh .Thông thường những học sinh yếu thường mắc nhiều lổi ,nên giáo viên cần biết nguyên nhân nào là cơ bản . Vì lời nhận xét mang tính chung chung hoặc liên quan nhiều vấn đề bản thân học sinh và phụ huynh khó xữ lí . Những học sinh mắc nhiều lổi chúng ta phải chấp nhận giáo dục theo một quá trình . Chê quá nhiều dể làm các em tự ti , gia đình khó giúp đỡ. Tốt nhất là hài lòng hoặc chỉ ra ưu điểm nào đó nhưng yêu cầu cao hơn.hoặc khắc phục nhược điểm nào đó. Trong phần nhận xét của giáo viên tôi thường dùng những câu như : “ Hiểu kiến thức nhưng trình bày lộn xộn ” . “ Kết quả đúng nhưng cách giải chưa nhanh ”. “ Trình bày sơ sài cần thận trọng ”. “ Chưa nắm vững công thức nên vận dụng sai”. “ Chữ viết cần nắn nót”. Đó là những lời mà tôi sữ dụng khi nhận xét bài làm của học sinh . Nếu nhận xét thiếu chính xác và không chú đích thì hiệu quả không cao . Sau đó tôi trả bài cho học sinh và yêu cầu “ Học sinh nào có ý kiến về điểm và lời nhận xét của giáo viên thì cho ý kiến” . Có thể các em sẽ thắc mắc về điểm , nhưng lời nhận xét thì giáo viên cần cân nhắc phù hợp với bài kiểm tra.Tôi tiến hành giao nhiệm vụ cho các học sinh đem về nhà cho phụ huynh kí , và sau đó đem nạp lại . Đây là việc làm mà đa số học sinh có điểm dưới trung bình có thể né tránh. 5 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Cho nên tôi làm trước công tác tư tưởng , nói rõ mục đích nhằm tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn . Sự quan tâm giúp đở ,lo lắng của gia đình giúp các em cố gắng hơn. Lần kiểm tra thứ nhất tôi thu được kết quả như sau: Kết quả kiểm tra lần 1 Kq Giỏi Khá TB Y K Số lượng học sinh (33 em) 3 6 16 8 0 % 9,1 18,2 48,5 24,2 0,0 Ngày hôm sau tôi thu bài có 4 học sinh điểm dưới trung bình nạp chậm . Có thể các em chưa chuẩn bị tư tưởng hoặc ái ngại khi đem bài cho phụ huynh. Điều tra ý kiến học sinh cho thấy một số phụ huynh rất đồng tình ủng hộ . Tuy có trường hợp phụ huynh chưa rõ cách làm có tác dụng gì, nên chưa quan tâm để ý. Nhiệm vụ tiếp theo tôi tìm hiểu nguyên nhân rõ hơn dẩn đến một số học sinh yếu kém như : Khả năng đọc ,khả năng diển đạt , khả năng sử dụng vở ghi , vở bài tập , khả năng nhận xét bài của bạn , đồ dùng học tập có đầy đủ không , học bài ở nhà như thế nào ,tinh thần học tập ở lớp ra sao… kể cả tình trạng sức khoẻ , tình trạng khuyết tật ,hoàn cảnh gia đình. Lần kiểm tra thứ 2 cho kết quả như sau: 6 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kq Giỏi Khá TB Y K Số lượng học sinh (33 em) 4 6 16 7 0 % 12,1 18,2 48,5 21,2 0,0 So sánh với kết quả lần 1 cho thấy chưa có sự thay đổi đáng kể . Do thời gian giữa hai lần kiểm tra tương đối gần nhau . Nhưng tinh thần học bài làm bài tập về nhà ,tinh thần xung phong làm bài tập đã có sự thay đổi khác trước. Lớp học không khí xây dựng bài sôi nổi hơn . Đặc biệt những học sinh điểm yếu có xu hướng tích cực . Lần kiểm tra này tôi có nhiều thông tin từ học sinh hơn . Lời nhận xét sát hơn và có thể giúp học sinh và phụ huynh định hướng được nhiệm vụ . Chẵng hạn như: “ Cần diển đạt tốt hơn , chú ý rèn luyện đọc trôi chảy”. “ Có kiến thức , nhưng giải hấp tấp đẩn đến sai sót”. “ Trình bày yếu , cần thận trọng,xem cách trình bày của bạn ”. “ Chữa sai chưa đúng cách”. “ Kết quả đúng nhưng cách giải chưa hay , cần tìm cách giải hay hơn”. “ Làm bài tập ở nhà ít, hổng kiến thức” “ Sữ dụng sai kí hiệu toán học , cần học tốt bài cũ”. “ Cần có dụng cụ học tập , làm bài còn yếu” “Đã có nhiều tiến bộ , cần làm nhiều bài tập hơn ”. “ Làm bài tốt cần làm thêm các bài tập nâng cao ”. “ Có năng khiếu hình học ” . 7 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học “ Có năng khiếu số học ” . “ Khả năng lập luận tốt” “ Làm bài tập chậm , cần tập đọc và tính toán”. “ Chữ viết cần rèn luyện thêm”. Khi phát bài cho học sinh tôi quan sát thấy các em rất quan tâm đến lời nhận xét hơn cả kết quả điểm.Các em không những quan tâm bài của mình mà còn quan tâm đến lời nhận xét trong bài của bạn . Trong quá trình lên lớp tôi nhận thấy các em nhắc nhở lẩn nhau khi phạm lại những lời tôi đã nhận xét trước đó.Những học sinh có vốn đọc kém đã có sự thay đổi , học sinh viết chữ xấu tìm cách khắc phục . Tuy nhiên khi lên lớp tôi thường chú ý đến sự tiến bộ của từng học sinh . Học sinh cho biết phụ huynh quan tâm hơn khi các em học bài .Có phụ huynh quản lí cả giờ học tập, có phụ huynh mua cả báo cho con đọc ,xem con học bài, nhờ anh chị giúp đỡ… Đợt thu lại bài kiểm tra lần này có 4 học sinh thay chử kí , 3 em có chữ kí khác thường . Đó là những học sinh có điểm không cao . Bằng nghiệp vụ sư phạm , tôi dò hỏi kể cả những học sinh có điểm cao . Với tinh thần giáo dục tôi không tạo không khí căng thẳng mà chỉ nhắc nhở động viên các em cần có thái độ trung thực. Tôi thấy cách học của học sinh khác trước , đa số học theo định hướng của thầy. Các giờ sinh hoạt 15 phút các em thường tập trung giải toán . Một số em tìm mạng Internet để giải toán, mặc dù việc giải toán mạng đối với học sinh trường tôi gặp rất nhiều khó khăn . Xã chưa có quán nét , Internet gia đình rất ít . Kết quả lần kiểm tra thứ 3: 8 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kq Giỏi Khá TB Y K Số lượng học sinh (33 em) 7 9 14 3 0 % 21,2 27,3 42,4 9,1 0,0 Không những kết quả giữa lần kiểm tra này tiến bộ hơn hai lần kiểm tra trước mà so sánh các bài kiểm tra của từng học sinh cho thấy nhiều thay đổi.Nhất là những học sinh mắc lổi trình bày như: trình bày cẩu thả , giải tắt , chữ viết xấu. Tôi động viên sự tiến bộ của các em . Đặc biệt trong số 5 em bị điểm yếu thì 3 em trong đợt này đã vượt lên . Lần này các em rất tự giác lấy chữ kí tuy biết mình chậm tiến bộ .Có 2 học sinh xin khất chậm do phụ huynh không hài lòng với với kết quả thi . Nhưng ngày hôm sau các em đã nộp lại đầy đũ . Tôi đã trao đổi cách làm trên với đồng nghiệp, được đồng nghiệp đồng tình và bổ cứu nhiều ý kiến quan trọng . Qua đây tôi thấy phụ huynh đã có sự theo dỏi quá trình học tập của con em họ thông qua bài kiểm tra . Vì vậy bài kiểm tra vừa có tác dụng thông báo quá trình học tập , vừa giúp học sinh khắc phục nhược điểm phát huy ưu điểm vừa định hướng được nhiệm vụ cho phụ huynh giúp đỡ con em mình. Kết quả 3 lần kiểm tra liên tiếp như sau : -Kết quả lần 4: Kq Giỏi Khá TB Y K Số lượng 6 10 15 2 0 9 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học học sinh (33 em) % 18,2 30,0 45,0 6,o 0,0 -Kết quả lần 5: Kq Giỏi Khá TB Y K Số lượng học sinh (33 em) 8 10 15 0 0 % 24,0 30,0 45,0 0,0 0,0 -Kết quả lần 6: Kq Giỏi Khá TB Y Kém Số lượng học sinh (em) 9 11 13 0 0 % 27,3 33,3 39,4 0,0 0,0 Trong đợt thi khảo sát chất lượng kì 1 đã cho thấy chất lượng tăng vượt trội so với mặt bằng chung. Cuộc họp phụ huynh sơ kết học kì I, một số phụ huynh đã đề nghị phổ biến cách làm trên với lãnh đạo nhà trường . 3.Giai đoạn 3: 10 [...]... pháp được tiến hành theo 3 giai đoạn: 1 Giai doạn 1 3 3 9 15 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học 2 Giai đoạn 2 3 Giai đoạn 3 Phần III Kết luận 7 11 1 Kết quả ừng dụng sáng kiến kinh nghiệm 12 2.Những kết luận rút ra khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 12 3 Những đề xuất kiến nghị PHỤ LỤC Kết quả chất lượng thu được qua các lần kiểm... tôi đã áp dụng cho lớp 6B Không khí chuẩn bị cho tiết kiểm tra khác hẳn trước, các em đã rất quan tâm tới việc thầy sẽ ra đề theo cách nào, với những nội dung kiến thức gì… Kết quả kiểm tra lần thứ 3: Lớp 6A (38 hs) 6B (34 hs ) Điểm KT Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB Số học sinh 30 8 22 12 % 78,9 21,0 64,7 35,3 PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết quả của ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm Tôi nhận thấy sáng kiến. .. 35,3 PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết quả của ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm Tôi nhận thấy sáng kiến mình đem ra thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực Vừa đáp ứng yêu cầu giáo dục và đồng thời góp phần vào dạy học có hiệu quả Việc ứng dụng sáng kiến đã tạo lòng tin cho phụ 13 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học huynh về trách nhiệm của... Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kết quả lần kiểm tra thứ 3: Kq Giỏi Số lượng 7 học Khá TB Y K 9 14 3 0 27,3 42,4 9,1 0,0 Khá TB Y K 10 15 2 0 30,0 45,0 0,6 0,0 Khá TB Y K 10 15 0 0 sinh (33 em) % 21,2 -Kết quả lần 4: Kq Giỏi Số lượng 6 học sinh (33 em) % 18,2 -Kết quả lần 5: Kq Giỏi Số lượng 8 học sinh (33 em) 17 Sáng kiến kinh. . .Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tôi chọn lớp 6A tổng 38 học sinh , lớp 6B tổng 34 học sinh Tôi sữ dụng phương pháp thử nghiệm đối chứng Thời gian tiến hành từ 1/1/2010/ đến 14/ 3/ 2010 Lớp 6A chọn làm thử nghiệm, lớp 6B làm đối chứng Tôi nhận lớp 6A và 6B từ ngày 1/1/2010... trong quá trình học tập Học sinh được quan tâm nhiều hơn và được uốn nắn kịp thời những khiếm khuyết Giúp các em phát triển nhân cách tốt hơn 2.Những kết luận rút ra khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm Việc ứng dụng sáng kiến rất dể dàng đối với tất cả các thầy cô giáo có tâm huyết với giáo dục thế hệ trẻ Nhưng để thu được kết quả phải có một quá trình, tạo cho các em thói quen tự giác Luôn động viên... có 3 em quên cả điểm của mình sau một tuần, vẩn có em chưa sắm vở bài tập Lần kiểm tra thứ 2 cách lần thứ nhất khá dài do thời gian nghỉ tết, kết quả đã có sự thay đổi đáng kể Kết quả lần kiểm tra thứ 2: Lớp 6A (38 hs ) 6B (34 hs) 12 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Điểm KT Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB Số học sinh 23 15 18... các em có phản ứng dưới nhiều hình 11 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học thức khác nhau Trong số 6 học sinh nộp bài lại chậm có 1 học sinh thông báo mất bài ,1 học sinh báo lại bị phụ huynh xé Tôi chỉ tỏ ra không hài lòng và cho học sinh tự nhận lổi Cho các em có cơ hội chuộc lổi , nên các em đã thể hiện sự ăn năn rất tự giác ... sinh do không có bài đã viết giấy xin lổi thầy và hứa không tái phạm Không khí trong các giờ lên lớp tôi thấy thay đổi rất nhiều , những học sinh có điểm yếu kém đã học bâi tốt hơn trước So với lớp 6B thì lớp 6A tiến bộ hơn rất nhiều , bài về nhà các em làm nhiều hơn Đặc biệt có 2 học sinh ở lớp 6A khả năng đọc kém , tôi đã phê vào bài , nên phụ huynh đã kèm cặp, kết quả 2 em đã đọc tốt hơn và tự... để phát huy ưu điểm của phương pháp này cần trao đổi với phụ huynh mục đích của nhà trường và nhiệm vụ của phụ huynh Tránh xem như một hình thức thông báo kết quả học tập Khi đánh giá kết 14 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng dạy học quả thu nhận được không thể dựa vào kết quả của số ít cá nhân, mà phải quan tâm đến tổng thể Trong quá . 78,9 21,0 64,7 35,3 PHẦN III KẾT LUẬN . 1. Kết quả của ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tôi nhận thấy sáng kiến mình đem ra thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực . Vừa đáp ứng yêu cầu giáo dục. giáo dục và đồng thời góp phần vào dạy học có hiệu quả . Việc ứng dụng sáng kiến đã tạo lòng tin cho phụ 13 Sáng kiến kinh nghiệm 2010,sữ dụng bài kiểm tra làm cầu nối với phụ huynh nhằm nâng cao. Phần III. Kết luận 1. Kết quả ừng dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.Những kết luận rút ra khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 3. Những đề xuất kiến nghị 11 12 12 PHỤ LỤC Kết quả chất lượng thu