BƯỚU GIÁP ĐƠN (Kỳ 2) 2. Triệu chứng cận lâm sàng: - Định lượng FT3, FT4 bình thường. Bình thường FT4 = 0,8-2,4 ng/dl, hoặc 8-18 pg/ml, hoặc 10-30 nmol/L. FT3 = 0,4 ng/dl, hoặc 3-4 pg/ml. Bình thường tuyến giáp tiết T4 được chuyển dạng thành T3 ở mô ngoại biên dưới tác dụng của désiodases. T3 là hormon hoạt động trên thụ thể tế bào đích. Vì thế tốt nhất là đo FT3, FT4, phản ảnh hoạt tính sinh học và nhất là FT4 đánh giá trung thực sự sản xuất TG, còn FT3 đặc hiệu cho sự điều hòa ngoại biên. Còn T3 và T4 toàn phần ít trung thực, do dễ bị biến đổi bởi các yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất tải protein: + Yếu tố tăng protein tải hay tăng T4 toàn phần: oestrogen, thai nghén, viêm gan nhiễm trùng, u tủy, collagenose + Yếu tố làm giảm T4: suy dưỡng, giảm protid máu, xơ gan, thuốc androgene, corticoide liều cao + Yếu tố ngăn cản sự kết hợp với protein tải: hydantoin, clofibrate, héparine, phenylbutazone. - TSH cực nhạy (TSH us) bình thường (TSH = 0,3-4 mUI/L). TSH kiểm soát TG, sự tiết TSH được điều hòa rất nhạy bởi nồng độ hormone giáp ngoại biên qua cơ chế hồi tác (feed back). Dùng kỹ thuật cực nhạy thế hệ II hiện nay là 0,1mUI/L, thì TSH us < 0,1mUI/L là cường giáp. Thế hệ III là 0,01mUI/L thì TSH us < 0,01mUI/l là cường giáp. - Độ tập trung I 131 bình thường, trừ trường hợp bướu đơn háo iode, cần làm thêm nghiệm pháp Werner để loại trừ cường giáp. Bình thường độ tập trung I 131 tại tuyến giáp ở các thời điểm 2 giờ là 15%, 6 giờ là 25%, sau 24 giờ là 40%. - Chụp nhấp nháy xạ hình giáp (Sintigraphie): cho biết hình thái tuyến giáp, chức năng tuyến giáp, khả năng bắt giữ phóng xạ I 131 hoặc 99 Technétium của chủ mô giáp (xét nghiệm này cần thiết trong chỉ định bướu hòn): trong bướu đơn, iode phân bố đều khắp tuyến giáp. - Định lượng T3, T4 tự do bình thường. - TSH cực nhạy bình thường. - Độ tập trung I 131 bình thường, trừ trường hợp bướu đơn háo iode. - Sinh thiết: có khi cần thiết, cho thấy các biến đổi lành tính như trong phần giải phẫu bệnh. - Đối với bướu cổ dịch tễ hay bướu cổ địa phương, cần đo iode niệu/ngày, hoặc tỉ lệ iode niệu/créatinin niệu để đánh giá sự trầm trọng của thiếu hụt iode: + Mức độ nhẹ: 50-99 g/ngày hoặc 5 -99 g/g créatinine niệu. + Mức độ trung bình: 25-49 g/ngày hoặc 25-49 g/g créatinine niệu. + Mức độ nặng < 25 g/ngày hoặc 25 g/g créatinine niệu. - Siêu âm để biết cấu trúc TG và thể tích TG. Tuổi 6 7 8 9 10 11 12 13 V (ml) Giới 3,5 4 4,5 5 6 7 8 9 hạn trên Thể tích tối đa (giới hạn trên) ở người trưởng thành 18 ml. VI. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Dịch tễ và lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán. Trường hợp bướu cổ lẻ tẻ, nên khám kỹ hơn về lâm sàng và xét nghiệm để thăm dò chức năng tuyến. 2. Chẩn đoán phân biệt: 2.1. Bướu giáp có suy giáp: chỉ khác nhau về triệu chứng suy giáp. 2.2. Bướu giáp có cường giáp như Basedow, bướu giáp độc lâm sàng có dấu cường giáp, tính chất đặc biệt của bướu và cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán dễ. 2.3. Bướu giáp đơn kết hợp với rối loạn thần kinh thực vật: có triệu chứng giống nhau là có bướu cổ, kèm dễ mệt hay hồi hộp, nhịp tim nhanh nhưng nhịp tim dễ trở lại bình thường khi nghỉ ngơi hay dùng an thần, lòng bàn tay có nhiều mồ hôi nhưng không nóng, các XN thăm dò chức năng tuyến giáp bình thường. 2.4. Bướu giáp đơn háo iode: không có dấu hiệu cường giáp, chỉ có độ tập trung I 131 cao, nhưng nghiệm pháp Werner > 50%, các XN khác bình thường. 2.5. K tuyến giáp: rất cứng, có thể có triệu chứng chèn ép và hạch di căn, không tập trung I 131 , sinh thiết để loại trừ. 2.6. Viêm tuyến giáp bán cấp và mạn (Hashimoto, Riedel), bướu giáp lan tỏa, có khi nhiều nhân, cứng, tốc độ máu lắng tăng, (globulin tăng, tự kháng thể kháng giáp cao, KT kháng TPO, sinh thiết tổ chức giáp để loại trừ. 2.7. U ngoài tuyến giáp: không di động theo nhịp nuốt. VII. BIẾN CHỨNG 1. Xuất huyết trong bướu: bướu to nhanh, đau và nóng, dấu chèn ép cấp. 2. Cường giáp: thường xảy ra ở bướu nhiều nhân, bướu lâu năm, Basedow hóa phần tuyến bình thường xen kẽ giữa các nhân, thường do cung cấp iode quá nhiều (iode- Basedow). 3. Ung thư hóa. 4. Riêng đối với bướu cổ do thiếu iode ở người mẹ mang thai: có thể ảnh hưởng đến sự chậm phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi. . 2.2. Bướu giáp có cường giáp như Basedow, bướu giáp độc lâm sàng có dấu cường giáp, tính chất đặc biệt của bướu và cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán dễ. 2.3. Bướu giáp đơn kết hợp với rối loạn. bướu cổ lẻ tẻ, nên khám kỹ hơn về lâm sàng và xét nghiệm để thăm dò chức năng tuyến. 2. Chẩn đoán phân biệt: 2.1. Bướu giáp có suy giáp: chỉ khác nhau về triệu chứng suy giáp. 2.2. Bướu giáp. tuyến giáp bình thường. 2.4. Bướu giáp đơn háo iode: không có dấu hiệu cường giáp, chỉ có độ tập trung I 131 cao, nhưng nghiệm pháp Werner > 50%, các XN khác bình thường. 2.5. K tuyến giáp: