1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Binh chieu doi do

7 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 131,5 KB

Nội dung

Kich bản bình Chiếu dời Đô Ánh : Mùa xuân năm 1010, sau cái tết đầu tiên ở ngôi Đức Vua tại kinh thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn về thăm hương Cổ Pháp, cho các bô lão trong hương tiền, lụa; viếng đền vị anh hùng làng Dóng và tặng thần danh hiệu Xung thiên thần vương …Tiếp đến cho sứ giả Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo . Nga: Sau những sự kiện trên, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu về việc chuyển kinh đô: Đ ó chính là Thiên Đô Chiếu tức ‘Chiếu dời Đô’. Ánh “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nga: Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”(1). Ánh Hàm chứa trong 214 chữ (chữ Hán), vua Lý Công Uẩn gửi gắm điều gì trong bài thủ chiếu? Nga: Bài thủ chiếu mở đầu bằng “Tich” – ngày xưa, xưa,. . Tư duy Việt Nam từ xưa cho đến hôm nay, vẫn thường có điểm xuất phát kiểu: “ngày xửa, ngày xưa” - như trong mở đầu các truyện cổ tích, truyền từ đời trước qua đời sau Ánh ;Thế kỷ thứ X ở Việt Nam khép lại với những cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ để vuong vượt qua 1000 năm thuộc địa trực tiếp của các đế chế phương Bắc, đã phải trực tiếp giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc bằng những Bạch Đằng (năm 938), Chi Lăng (năm 981) Nga: Thế nhưng bây giờ – năm 1010, trí tuệ cao nhất, tiêu biểu nhất, người đứng đầu vương triều Lý lại dẫn kinh nghiệm từ chính Phương Bắc! Đó là sự sao chép, giáo điều hay bị áp đặt? Ánh ; Nhưng không chỉ có dựa vào kinh nghiệm phương Bắc, Lý Công Uẩn đối chiếu với kinh nghiệm lịch sử - mà chính thế hệ cha ông ở kinh thành Hoa Lư (từ 968 đến 1009) trong đó có chính ông trải nghiệm lại là tri thức thực tiễn nóng hổi Nga: Nếu kinh nghiệm Trung Hoa - tri thức thế giới đương thời, là tri thức sách vở, thì thực tiễn Hoa Lư - Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10 với Lý Công Uẩn, cả hai bài học kinh nghiệm, kiểm định lịch sử ấy, là nền cho phép ông xây dựng, xác định tiền đề, nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng kinh đô của quốc gia’ đó là: Ánh - “Kinh đô ở nơi trung tâm” thể hiện của “mưu toan nghiệp lớn” là đồng nghĩa với “tính kế muôn đời cho con cháu”. Nga: - Là kết hợp “Trên vâng mệnh trời” với “dưới theo ý dân”, đồng nghĩa và cụ thể “là không theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời”. Ánh - Là nhằm tới đích “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” là đối nghịch với “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”. Nga: Nhưng Lý Công Uẩn không chỉ nhấn mạnh, chỉ mở đầu bằng Tích (chuyện xưa) - là kiểu tư duy lịch đại) - mà nhờ đó, con người có cách đo, lường, rút kinh nghiệm sâu sắc cái đã qua – là một cách tiết kiệm nhất trong số những tiết kiệm của năng lực con người, ông đã chỉ ra vùng ven sông Nhĩ - Nhị, Kim Ngưu, Tô Lịch hiện thời, nơi: Ánh - Thứ nhất: đã được lịch sử thẩm định: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương” Nga: - Thứ hai: vùng đất này “ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”. Ánh - Thứ ba: vị thế tự nhiên, thẩm định của lich sử – dù rất quan trọng, nhưng, căn bản hơn cả chính là đáp ứng được tiêu chuẩn cuối cùng là: “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Nga: Như vậy là, không phải chỉ nhấn mạnh bài học của quá khứ mà thiếu đi tư duy đồng đại Khi nhắc lại kinh nghiệm Phương Bắc cổ đại và bài học thời Đinh, Lê, hai lần Lý Công Uẩn dùng đến “kỷ tư” (tự tiện, riêng mình), cũng chính là hai lần Vua lần lượt tự phản biện với chính tiền đề, lý lẽ của mình đưa ra với tư duy lịch đại và đồng đại, kế thừa - phát triển, tránh chủ quan. Ông đã đi đến một nhận định, một kết luận: “Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ánh: Nhưng, trước khi đặt dấu chấm cho thủ chiếu của mình, đấng quân vương - người lãnh đạo cao nhất ấy vẫn thêm một lần hạ bút “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Chỉ có như thế, Đức vua Lý Công Uẩn mới thật thanh thản! Nga: Sau đoạn này, thấy Sử cũ ghi: Bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo”. Vua cả mừng. Ánh : Như vậy, Thủ chiếu của vua Lý Công Uẩn về việc chuyển Kinh đô, sản phẩm của một chiều sâu trí lực, đối chiếu so sánh, kết hợp cả kinh nghiệm của ngoài nước và trong nước, của quá khứ và hiện tại, sự đồng thuận trên và dưới, giữa triều đình và dân chúng về việc xây dựng một kinh đô mới. Nga: Sự thống nhất và hài hoà những yếu tố đó chính là mẫu mực của lý trí về sự phát triển bền vững mà Đức Vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra 1000 năm trước. Ánh : Hơn một lần, người Việt Nam - những cháu con của Lý Công Uẩn - người khai lập vương triều Lý, ngẫm ngợi, nghĩ suy về bài chiếu tự tay Vua viết chủ trương về chuyện dời đô (mà về sau quen gọi là Thiên đô chiếu của Người. Nga: Đọc Chiếu dời đô, chúng ta thấy áng văn này đã thể hiện được rõ Lý Công Uẩn, người khai sáng Vương triều Lý, khai sáng Kinh đô Thăng Long, có tầm nhìn chiến lược đại ngàn, đã định hướng đúng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Ánh: Nếu nhìn từ góc độ văn học sử mà nói, Chiếu dời đô quả là áng văn bất hủ, Việc Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thời đại, của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tầm nhìn xa rộng và kế sách lo toan cho con cháu muôn đời sau. Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô, áng văn bất hủ Tạ Ngọc Liễn ( 9/9/2009 10:13:13 AM ) Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010- 1225), khai sáng Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa rồi được giới tăng sĩ ủng hộ, tôn phò làm vua. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, Hà Nội ngày nay. Việc Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thời đại, của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tầm nhìn xa rộng và kế sách lo toan cho con cháu muôn đời sau. Lý Công Uẩn làm vua 18 năm. Trong thời gian ấy ông đã làm được một số việc mà quốc sử ghi chép như là những việc trọng đại. Thứ nhất, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành Thăng Long có quy mô bề thế, bao gồm cung điện và một hệ thống các điện Càn Nguyên (làm chỗ thiết triều), điện Tập Hiền, điện Giảng Võ… cùng kho tàng, hào lũy. Bốn mặt thành mở 4 cửa Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc (phía Tây), Đại Hưng (phía Nam), Diệu Đức (phía Bắc). Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, mà khi đó Phật giáo là Tôn giáo được tầng lớp quý tộc, cung đình cũng như dân chúng tôn sùng, Lý Công Uẩn đã cho xây cất nhiều chùa, như ở phía Nam kinh thành, ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ). Lý Thái Tổ là người đặt nền móng vững vàng cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý. Thứ ba, khi vương triều Lý được thành lập, ở một số địa phương, đặc biệt là ở vùng biên giới phía Bắc, có những thế lực nổi dậy cướp phá, cát cứ. Nhằm dẹp yên các cuộc khởi loạn và nắm được quyền uy của vương triều Lý trên toàn lãnh thổ quốc gia, Lý Thái Tổ tiến hành những cuộc chinh phạt có hiệu quả ở châu Ái, châu Diễn, châu Vị Long, châu Thất Nguyên… Thứ tư, về đối ngoại, Lý Thái Tổ đã thiết lập được quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với triều Tống. Bên cạnh những thành tích lớn trên, Lý Thái Tổ còn có công bước đầu xây dựng một bộ máy có quy chủ từ triều đình xuống tới châu, huyện, hương, ấp; bổ nhiệm một hệ thống quan chức Thái úy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thái bảo, Thái phó, Tả hữu kim ngô, Tả hữu võ vệ, Ngự sử đại phu, Đô đốc Thượng tướng quân và Viên ngoại lang. Đồng thời, Lý Thái Tổ sau khi lên làm vua, đã sớm ban bố chiếu lệnh buộc những người trước kia trốn tránh phải trở về quê cũ sản xuất; định lệ thuế khóa các loại… Trong chính sách thuế, ông có sự chiếu cố đối với người già yếu, kẻ mồ côi, tàn tật, góa bụa. Các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư khen Lý Thái Tổ “là người khoan từ nhân thứ”. Sử gia Ngô Thì Sĩ khi đánh giá nhà Lý, nhà Trần có viết: “Triều Lý nhân ái, triều Trần anh hùng”. Nền nhân chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái tổ Lý Công Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, với 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam có những ông vua anh hùng cứu nước và khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Khi khảo cứu về chế độ, điển chương thời Lý, Lê Quý Đôn cũng như Phan Huy Chú đều nói, vì thời Lý cách xa quá lâu, tài liệu mất mát, thiếu thốn nhiều, song dựa vào các nguồn tài liệu sách vở, văn kiện hiện còn, chúng ta thấy những dấu ấn văn hóa khá rực rỡ của triều Lý vẫn in khắc sâu trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ về cơ cấu tổ chức Nhà nước, về quan chế Phan Huy Chú đã khảo cứu chức “Á tướng” đời Lý là Tả hữu Tham tri chính sự là chức ở trong Chính phủ, dưới chức Tướng quốc. Hoặc như Lục bộ, theo Phan Huy Chú, ở nước ta chức Thượng thư đặt ra bắt đầu từ thời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ. Đời Trần theo phép ấy của nhà Lý đặt chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra Thượng thư các bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình). Về quân sự, nhà Lý buổi đầu mô phỏng binh chế đời Đường… đời Tống, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo, trong đó cách hành quân, cách tác chiến chính người Tống lại phải học tập nhà Lý. Những chiến tích quân sự bất diệt của đời Lý đã chứng minh nền quốc phòng và quân sự đương thời là vô cùng mạnh mẽ, tài giỏi. Cùng với thành tích quân sự, nền ngoại giao triều Lý cũng giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng cỏi, vương triều Lý đã buộc nhà Tống phải nể trọng, nên trong việc giải quyết về các vụ tranh chấp đất đai ở khu vực biên giới giữa nhà Lý với nhà Tống, phía nhà Lý thường chiếm ưu thế, bởi vậy, lãnh thổ đất nước được bảo vệ chắc chắn, toàn vẹn. Về phát triển kinh tế, dưới triều Lý còn có nhiều bước tiến bộ quan trọng, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó công trình đắp đê Cơ Xá (sông Hồng, Thăng Long). Nghề dệt, nhất là nghề làm đồ gốm đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công nghiệp. Ngoại thương phát đạt. Việc giao lưu buôn bán giữa nhà Lý với các nước vùng Đông Nam Á như Xiêm La, Giava, Tam Phật Tề (Palembang) khá sôi nổi. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam khi đó. Trong lịch sử văn minh Việt Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những cái mốc văn hóa mang ý nghĩa trường cửu. Phật giáo du nhập nước ta từ rất sớm. Giao Châu từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời cổ. Nhưng phải đến thời Lý, người Việt Nam mới xây dựng được một đạo Phật mang đặc điểm dân tộc rõ nét, đánh dấu bằng sự ra đời của Thiền phái Thảo Đường (1096-1205) với các thế hệ Lý Thánh Tông (1054- 1017), Không Lộ, Giác Hải, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo Thiền Tông, ở thời Lý, kiến trúc nghệ thuật xây chùa, tháp, đúc tượng đạt thành tựu rực rỡ. Văn học, đặc biệt là thơ Thiền đời Lý, đã trở thành một di sản quý giá trong kho tàng văn chương Việt Nam. Khi nói đến sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Đại La, tức Thăng Long là phải nói đến Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) do Lý Công Uẩn tự tay viết. Chiếu dời đô, vừa là một văn kiện lịch sử, chính trị, vừa là một áng văn bất hủ, mở đầu 1000 năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội. Nguồn sử tịch sớm nhất chép bài văn Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý Công Uẩn là Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479, dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Chiếu, tức chiếu lệnh hoặc chiếu thư, là một thể văn, vua ban ra để nói rõ cho quần thần, dân chúng biết về một vấn đề gì đó. Đây là loại hình văn bản quan trọng vì nó vừa là mệnh lệnh của vua, vừa là chủ trương, chính sách của triều đình về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục mà quan, dân phải thực hiện. Ở nước ta thời xưa, Chiếu dời đô là văn bản sớm nhất, đầu tiên, của thể văn chiếu và là một văn kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, vì đây là tờ chiếu nói về việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long Chiếu dời đô không chỉ là một văn kiện chính trị, mà còn là một áng văn hay, có giá trị văn học. Đọc Chiếu dời đô, chúng ta thấy áng văn này đã thể hiện được rõ Lý Công Uẩn, người khai sáng Vương triều Lý, khai sáng Kinh đô Thăng Long, có tầm nhìn chiến lược đại ngàn, đã định hướng đúng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Cũng qua Chiếu dời đô, chúng ta biết Lý Công Uẩn có ngọn bút tả cảnh tài giỏi, giầu hình tượng và giầu trí tưởng tượng, giầu tính dự báo. Nếu nhìn từ góc độ văn học sử mà nói, Chiếu dời đô quả là áng văn bất hủ, mở đầu cho 1000 năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội. . khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra Thượng thư các bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình). Về quân sự, nhà Lý buổi đầu mô phỏng binh chế đời Đường… đời Tống, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo, trong. hùng”. Nền nhân chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái tổ Lý Công Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, với 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử Việt. đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Đại La, tức Thăng Long là phải nói đến Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) do Lý Công Uẩn tự tay viết. Chiếu dời đô, vừa là một văn kiện lịch sử, chính trị, vừa là một

Ngày đăng: 02/07/2014, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w