Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
529,79 KB
Nội dung
86 Chương 6 Tài nguyên nước Việt Nam 6.1 Tổng quan chung 6.1.1 Đặc điểm chung tài nguyên nước Việt Nam Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn so với các vùng cùng vĩ độ địa lý. Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960 mm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa, cung cấp 640 tỷ m 3 /năm, từ đó tạo ra một lượng dòng chảy khoảng 320 tỷ m 3 , hệ số dòng chảy là 0,5. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian do bị đặc điểm địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối. Chênh lệch lượng mưa giữa các vùng lên tới 10 lần. Những vùng có lượng mưa lớn đều nằm trên các sườn và đỉnh núi đón gió, địa hình dạng phễu hội tụ như Bắc Quang, Móng Cái - Tiên Yên (>5.000mm), Hoàng Liên Sơn, Pusilung, Ngàn Sâu, đèo Ngang, đèo Hải Vân, bắc đèo Cả, Trà Mi - Ba Tơ, trung lưu s.Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm). Tâm mưa nhỏ nằm trong những vùng khuất gió như thung lũng Mường Xén, Phan Rang (500 - 600mm), thung lũng Yên Châu, Lục Bình, sông Ba (<1.200mm). Mưa phân bố không đều theo thời gian, 20 - 30 % tổng mưa rơi trong một tháng cao điểm, 70 - 90 % mưa rơi trong mùa mưa, còn lượng mưa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 - 8% tổng mưa và lượng mưa tháng ít mưa nhất chỉ có 1- 2%. Hình 6.1. Sơ đồ cấu trúc cân bằng nước Việt Nam Lượng bốc hơi lớn, > 900 mm/năm. Bốc hơi nhỏ nhất 400 - 500 mm/năm quan sát thấy ở vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trường nhiệt và ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn chế bởi trường ẩm. Tây Nam Bộ có lượng bốc hơi lớn nhất, > 1.300 mm/năm do cả hai trường nhiệt ẩm đều phong phú. Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 - 1.200 mm, phần còn lại của lãnh thổ 800 - 1.000 mm. 87 6.1.2 Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều. Mật độ trung bình 0,6 km/km 2 , lớn nhất 2 - 4 km/km 2 ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình và Cửu Long, do nhu cầu tiêu thoát nước lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng can thiệp của con người cao. Những vùng mưa nhiều, địa hình thuận lợi cho sinh dòng mặt như Móng Cái, Hoàng Liên Sơn, Đèo Ngang, Hải Vân, thượng nguồn Đồng Nai có mật độ sông suối lớn, 1,5 - 2 km/km 2 . Vùng mưa vừa, độ cao trung bình như Quảng Ninh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), trung lưu Đồng Nai, Thu Bồn, thượng nguồn các sông Tây Nguyên, một số sông ở Đông Trường Sơn mật độ sông suối 1 - 1,5 km/km 2 . Vùng mưa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt, như Trùng Khánh (Cao Bằng), Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Lĩnh, Mộc Châu (Sơn La), Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc và trung Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận có mạng lưới sông suối kém phát triển, chỉ đạt <0,3 - 0,5 km/km 2 . Đặc biệt vùng sông Phan, sông Dinh mật độ chỉ đạt 0,12 - 0,15 km/km 2 . Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi cho đối tượng trực tiếp dùng nước, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy. Đa phần sông ngòi thuộc loại vừa và nhỏ, chảy theo hướng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông. Trong 2.360 sông dài >10 km thường xuyên có nước chảy có 17 lưu vực độc lập diện tích >1.000 km 2 , 173 lưu vực 500 - 1.000 km 2 , 614 lưu vực 100 - 500 km 2 và 1.556 lưu vực <100 km 2 . Việt Nam có 9 lưu vực sông lớn diện tích >10.000 km 2 , tổng diện tích 258.800 km 2 , chiếm 74% diện tích toàn quốc, có số dân là 60 triệu, bằng 85% dân số Việt Nam và tạo ra 91% GDP cả nước, cung cấp 771 tỷ m 3 , tương ứng 88% tài nguyên nước Việt Nam (bảng 6.1). Rõ ràng rằng mọi tiếp cận bền vững trong khai thác tài nguyên và phát triển trên 9 lưu vực sông chính này có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững cả nước. Sông ngòi có tính đa quốc gia. 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua từ 2 - 5 nước, tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 9 - 87% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5 - 90% (không kể Kỳ Cùng Bằng Giang). Chỉ có lưu vực Thu Bồn và sông Ba nằm trọn vẹn ở Việt Nam. Dòng chảy ngoại nhập là yếu tố khó kiểm soát, điều tiết, phân phối cả về mặt lượng và chất, đòi hỏi quản lý sử dụng trên tinh thần hợp tác đa quốc gia. Bảng 6.1. Lưu vực và dòng chảy của các hệ thống sông lớn ở Việt Nam [11] Diện tích Dòng chảy Lưu vực sông Toàn bộ 10 3 km 2 ở VN 10 3 km 2 % ở VN Toàn bộ tỷ m 3 % VN đóng góp Dân số triệu người % GDP Kỳ Cùng - Bằng Giang Hồng - Thái Bình Mã Cả Thu Bồn Ba Đồng Nai Cửu Long 12,88 169 28,49 27,2 10,5 13,9 42,66 795 11,22 86,66 17,81 17,73 10,5 13,9 36,26 72 87 51 63 65 100 100 85 9 8,9 137 20,1 24,2 19,3 10,4 30,6 520,6 81 68 78 80 100 100 95 10 1,1 24,2 2,9 3,1 0,86 0,85 10,2 15 1 26 2 3 1 1 28 27 Tổng cộng 266,8 771 58,2 89 Toàn VN 330 879 40 70 100 Lượng dòng chảy sông ngòi thuộc loại dồi dào, gần 880 tỷ m 3 , trong đó trên 550 tỷ m 3 là nguồn nước ngoại lai; Mô đun dòng chảy 31 l/s.km 2 , lớp dòng chảy 980 mm/năm, lớn gấp 3 lần trung bình lục địa và 4,6 lần trung bình châu Á. Độ phong phú nước nội địa là 921.000 88 m 3 /km 2 .năm và 2,7triệu m 3 /km 2 .năm nếu tính cả nguồn ngoại lai. Các tâm dòng chảy lớn (nhỏ) đều trùng với các trung tâm mưa lớn (nhỏ). Nơi có dòng chảy lớn nhất là Bắc Quang, Móng Cái, mô đun dòng chảy >100 l/s.km 2 , lớp dòng chảy >3.000 mm. Vùng Hoàng Liên Sơn, Ngàn Sâu, đèo Ngang, Hải Vân, Trà Mi - Ba Tơ mô đun dòng chảy khoảng 70 - 100 l/s.km 2 . Vùng ven biển Bắc và Trung Ninh Thuận, Bình Thuận có mô đun dòng chảy nhỏ nhất, không vượt quá 5 - 10 l/s.km 2 . Mặc dù có tài nguyên nước dồi dào nhưng do bị phụ thuộc vào các nước ở vùng thượng lưu và tình trạng phân bố không đồng đều, nên tài nguyên nước Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp trong khu vực Đông Nam Á. Chỉ số tài nguyên nước tính theo đầu người là 4.170m 3 , trong khi trung bình khu vực Đông Nam Á là 4.900m 3 và trung bình châu Á 3.300m 3 . Sông ngòi Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện lớn. Tiềm năng thuỷ điện lí thuyết của các sông ngòi Việt Nam là 28,27 triệu kW, tương ứng 248,5 tỷ kWh/năm, tức 94 kWh/ km 2 , gấp 3,6 lần trung bình thế giới. Trữ năng thuỷ điện kỹ thuật của Việt Nam là 91,4 tỷ kWh, bằng 33,7% tiềm năng lí thuyết; Trữ năng khai thác kinh tế là 55 - 60tỷ kWh, bằng 20 - 22% tiềm năng lí thuyết, tương đương với khoảng 14.000 - 17.000 MW công suất lắp máy (gấp >6 lần công suất nhà máy thuỷ điện Hoà Bình). Sông Đà có tiềm năng thuỷ điện phong phú nhất, 50 tỷ kWh/năm, chiếm 19% tiềm năng toàn quốc. Sông Đồng Nai xếp thứ hai với 40 tỷ kWh/năm; Các sông Sesan, Krong Pôcô, 26 tỷ kWh/năm, sông Thao - 15,66 tỷ kWh/năm, sông Ea Krông - 14,15 tỷ kWh/năm, Srepôc - 14 tỷ kWh/năm, sông Cả 13,27 tỷ kWh/năm, sông Trà Khúc 12,48 tỷ kWh/năm, sông Lô 10,24 tỷ kWh/năm, sông Mã 9,2 tỷ kWh/năm, sông Ba 8 tỷ kWh/năm. Bảng 6.2: Trữ năng thuỷ điện sông ngòi Việt Nam [ 8 ] Trữ năng lý thuyết Trữ năng kỹ thuật Hệ thống sông Công suất MW Sản lượng tỷ Wh/năm % Công suất MW Sản lượng tỷ kWh/năm % Miền Bắc Hồng Thái Bình Cả Sông khác 19.124 13.915 1.674 1.603 1.982 167,5 121,9 14,6 14 17 61,7 44,9 5,4 5,2 6,2 12.600 10.822 850 630 298 56,45 49,5 2,8 2 2,15 61,8 54,2 3,1 2,2 2,3 Miền Nam Đồng Nai Sesan Thu Bồn Đakrong Sông khác 11.846 3.122 1.879 1.831 1.387 3.627 103,7 27,3 16,5 16, 12,1 31,9 38,3 10,1 6,1 5,9 4,5 11,7 8.100 3.795 1.175 1.670 757 703 34,95 16,77 5,6 8,2 3,2 1,1 38,2 18,3 6,3 9 3,5 1,2 Toàn quốc 30.970 271,3 100 20.700 91,4 100 Hiện chúng ta đã xây dựng trên 500 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ, sản xuất khoảng 3,6 MW và 800MW đang trong quá trình xây dựng. Sản lượng thuỷ điện hiện chiếm 55% tổng công suất phát điện toàn bộ hệ thống điện lưới quốc gia đã xây dựng. Các đập thuỷ điện lớn nhất là Hoà Bình, Thác Bà, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ và Yaly. Theo chiến lược thuỷ điện quốc gia, Việt Nam sẽ xây dựng thêm các hệ thống sản xuất điện tương đương 5.045 MW tại các sông Sê San, Srêpôc, sông Đà, Đồng Nai. Phân phối dòng chảy theo tháng trong năm phân hoá sâu sắc theo không gian và cực đoan theo thời gian do sự không ổn định của chế độ mưa và sự phân hoá sâu sắc của điều kiện địa hình. Trên đường quá trình nước nhiều sông thấy thể hiện dạng hình răng cưa rất không đồng đều. 89 Chất lượng nước sông Việt Nam tốt, phần lớn thuộc loại Bicacbonat Canxi kiểu I, độ khoáng hoá thấp <1 g/l, độ cứng nhỏ, 3me/l, độ kiềm nhỏ, 4 me/l, pH gần trung tính, khá phù hợp với các mục tiêu dùng nước khác nhau. Nước sông miền Bắc có pH trung bình 7,06. Những đoạn sông có pH lệch khỏi trung tính thường là vùng ô nhiễm do nhận nước thải công nghiệp: Lâm Thao pH 3,8 - 4,1; Việt Trì pH 8,0 - 8,9. Nước sông miền Nam có độ pH trung bình 7,6. Nước sông Mê Công thường hơi kiềm, vùng Đồng Tháp Mười pH =3,0; sông Đồng Nai pH < 6,0. Chất hữu cơ trong nước sông tự nhiên thường thấp, <3 mg/l, dao động từ 0,4 - 10,9 mg/l ở miền Bắc, 0,85 - 18,32 ở miền Nam. Trung bình ôxy hoà tan trong nước sông miền Bắc 4,4 mg/l, miền Trung 6 - 7 mg/l, miền Nam 6,9 mg/l; Những đoạn sông bị ô nhiễm nặng nồng độ ôxy hoà tan rất thấp. Hàm lượng chất hoà tan trong nước biến động ít theo mùa và thành phần hoá học nước mặt và nước dưới đất khác nhau không nhiều. Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp, đô thị mang tính khu vực, ô nhiễm do nông nghiệp và các nguồn diện khác khó xác định, nhưng đã có những dấu hiệu cần lưu ý. Nitrat ở một số sông lớn miền Bắc dao động từ vết đến 1,9mg/l; trung bình 0,25 mg/l, cao nhất thường gặp tại những đoạn sông nhận nước thải công nghiệp; Lượng Amôn từ vết đến 12,53 mg/l. Nước sông miền Nam có nitrat từ 0,007 - 1,185 mg/l, trung bình 0,161 mg/l; Amôn từ 0,006 - 0,383 mg/l, trung bình 0,161 mg/l . Nước sông miền Bắc có hàm lượng sắt tổng từ 0,04 - 1,0 mg/l, trung bình 0,75 mg/l; Những nơi có sắt cao là Lâm Thao 4mg/l, Phả Lại 2,88 mg/l; Những nơi sắt thấp là Việt Trì 0,08 - 0,16 mg/l, Dừa 0,075 mg/l. Nước sông miền Nam có hàm lượng sắt tổng từ 0,317 - 8,656 mg/l, trung bình 2,53 mg/l; Những nơi có sắt cao thường là vùng nhiễm phèn nặng. Khi Fe 2+ từ 0 - 2mg/l cá phát triển bình thường, 4 - 5 mg/l cá bị ảnh hưởng, 15 - 100 mg/l cá chết; Tiêu chuẩn nước sinh hoạt quy định Fe 2+ <1mg/l Lượng silic trong nước sông miền Bắc từ 8 - 18,2 mg/l, trung bình 13,7 mg/l; trong đó những nơi có silic cao là Cẩm Thuỷ - sông Mã, Dừa - sông Lam, Nam Định - sông Đào, thấp nhất tại Lạng Sơn - sông Kỳ Cùng. Hàm lượng silic trong nước sông miền Nam từ 0,915 - 17,25 mg/l. Dòng chảy phù sa lớn, đặc biệt trong mùa lũ. Tổng lượng dòng chảy phù sa năm của các sông trên 300 triệu tấn, trong đó sông Hồng - 120 triệu tấn (năm 1971 đạt 202 triệu tấn ), sông Mê Công 160 triệu tấn. Lượng bùn cát mùa lũ thường chiếm 80 - 90% tổng lượng năm, tháng lớn nhất có thể đến 25 - 30% tổng lượng năm. Xâm thực trên lưu vực đạt 130 - 200 tấn /km 2 . năm khi lượng mưa 1.000 - 1.500 mm/năm, 200 - 300 tấn /km 2 . năm khi lượng mưa 1.500 - 2.000 mm/năm, 300 - 400 tấn /km 2 . năm khi lượng mưa trên 2000 mm/năm. Xâm nhập triều phụ thuộc vào cường độ dòng triều và lưu lượng nước sông. Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam phân hoá: nhật triều ở Hòn Gai, Hòn Dáu, nhật triều không đều ở Cửa Hội, bán nhật triều không đều ở Quy Nhơn, Sài Gòn, Vũng Tàu. Xâm nhập triều trên sông Hồng và Mê Công thuộc vào loại sâu so với thế giới. Trên sông Hồng biên độ triều 1m vào sâu 70 km và cách cửa sông 180 km vẫn còn quan sát được dấu hiệu của triều, tuy không rõ nét. Trên sông Mê Công xâm nhập triều có thể vào sâu 400 km, đến tận Kông Pông Chàm, còn tại Tân Châu, cách biển 200km, biên độ triều đạt đến 1 m. Đặc biệt là hạ lưu sông Mê Công chịu sự chi phối của hai chế độ triều khác nhau cả về chu kỳ, mực nước triều và biên độ triều là nhật triều ở vịnh Thái Lan và bán nhật triều không đều ở Biển Đông. Độ mặn theo phương truyền triều xác định theo công thức S x = S o exp (KX) (6.1) 90 trong đó X - khoảng cách tính từ cửa sông, So- độ mặn tại cửa sông, K- hệ số khuếch tán thực nghiệm của sông Khi độ mặn > 0,1% thì năng suất lúa bắt đầu giảm, khi độ mặn > 0,4% thì cây lúa không phát triển hoặc chết. Xâm nhập mặn cũng thúc đẩy quá trình bồi lấp luồng lạch, cửa sông. 6.1.3 Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam có thể chia thành 26 đơn vị chứa nước dưới đất, có đặc điểm phân bố, chất lượng, số lượng và khả năng khai thác, sử dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào sự hiện diện của chúng ở các miền và phụ miền địa chất thuỷ văn khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy tiềm năng nước dưới đất của nước ta rất lớn. Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1828 m3/s, tương ứng với môđun dòng ngầm là 4,5 l/s.km2 và phân bố theo các vùng như trong bảng 6.3. Tuy nhiên, trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện địa chất nên các con số trên chưa nói lên mức độ giàu nghèo nước và khả năng khai thác nước dưới đất của các miền địa chất thuỷ văn. Trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính bằng mét khối trong một ngày đêm có thể thu được bằng các công trình lấy nước một cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật với chế độ khai thác nhất định và chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng suốt trong thời gian tính toán sử dụng nước. Trữ lượng có tiềm năng khai thác của Việt Nam khoảng gần 60 tỷ m3/năm. Kết quả nghiên cứu được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích 35000 km2 xác định được trữ lượng khai thác (cấp A + B) là gần 2.000.000 m3/ngày, thăm dò sơ bộ (cấp C) là 17.500.000 m3/ngày. Phần lớn trữ lượng khai thác cấp A + B nằm trong phức hệ chứa nước trầm tích aluvi (71%), tiếp đến là trong thành hệ cacbonat (11%). Bảng 6.3. Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất Vùng Lưu lượng (m 3 /s) Mô đun (l/s.km 2 ) Đông Bắc Tây Bắc Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đồng bằng Nam Bộ Đông Nam Bộ 238,7 214,8 88,9 476,0 318,8 180,5 158,2 163,0 4,5 5,1 3,6 8,0 3,7 3,3 3,4 Chất lượng nước dưới đất được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: độ khoáng hoá, độ pH, tổng độ cứng, hàm lượng sắt, các hợp chất nitơ, CO2 ăn mòn và vi khuẩn. Theo các chỉ tiêu trên có thể đưa ra một số nhận xét và đánh giá sơ bộ về chất lượng nước dưới đất như sau: Nước dưới đất ở miền núi và trung du có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng vào mục đích ăn uống, sinh hoạt. Tuy vậy một số nơi nước còn chứa nhiều sắt, độ cứng cao và tính ăn mòn CO2 lớn, không thuận lợi đối với việc cấp nước cho một số ngành công nghiệp và có tác hại cho các công trình xây dựng, đòi hỏi phải xử lý. Vùng ven biển, nước dưới đất thường nhiễm mặn, hàm lượng clo lớn, không đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, chất lượng của nước dưới đất thay đổi rất phức tạp do sự xen kẽ giữa nước nhạt và nước mặn theo diện tích cũng như trên mặt cắt của một số vùng. Các chỉ tiêu khác cũng biến đổi trong giới hạn rất rộng, nhiều khi không rõ quy luật, đặc biệt 91 là hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhiễm phèn khá phổ biến trên nhiều vùng. Ở những vùng canh tác có sử dụng phân bón và một số trung tâm dân cư, công nghiệp lớn, nước dưới đất đã có dấu hiệu nhiễm bẩn ở các mức độ khác nhau. Hàm lượng Cu, Pb, As, Hg đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ đã có hàm lượng Hg khá cao. Hàm lượng Mn trong nước của các lỗ khoan trong trầm tích Đệ tứ bở rời đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trên phạm vi toàn quốc những năm trước đây có 22 nhà máy khai thác nước dưới đất tập trung, trong đó 15 nhà máy lấy nước trong các thành tạo bở rời, cát cuội sỏi, ba nhà máy lấy trong thành tạo cacbonat và bốn nhà máy lấy từ đá phun trào bazan. Tính chung cho cả nước thì chỉ có chưa đầy 5% tổng trữ lượng nước được khai thác. Việc khai thác nước dưới đất ở các vùng rất khác nhau. Ví dụ rất khó khai thác nước dưới đất ở vùng Đông Bắc do các tầng chứa nước nằm phân tán và đa dạng. Trong khi đó khai thác nước ngầm ở Tây Nguyên lại dễ dàng, nên đã bị khai thác quá mức để phục vụ tưới cho các loại cây trồng công nghiệp, dẫn đến tình trạng thiếu nước ở một số địa bàn trong vùng. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các vùng phụ cận Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún đất, nhiễm mặn. Tài nguyên nước khoáng, nước nóng của Việt Nam phong phú, có chất lượng tốt, đa dạng về loại hình, có giá trị sử dụng cao cho nhiều mục đích khác nhau như dùng cho thuỷ lý trị liệu, sản xuất nước khoáng đóng chai, khai thác năng lượng địa nhiệt, CO2 Theo số liệu điều tra, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng, trong đó nguồn có nhiệt độ 30 – 70oC và độ khoáng hoá (ĐKH) <1 – 5 g/l chiếm ưu thế (bảng 6.3, 6.4). 287 nguồn đã được khai thác và khảo sát. Đã xác định được trên 100 điểm nước khoáng, nước nóng Bảng 6. 4. Phân loại nước khoáng Việt Nam theo độ khoáng hoá Loại nước Độ khoáng hoá g/l Tỷ lệ số nguồn so với tổng số % ĐKH rất thấp ĐKH thấp ĐKH trung bình ĐKH cao <1,0 1,0 – 5,0 5,0 – 10,0 10,0 – 35,0 48,13 37,98 2,32 11,57 Bảng 6.5. Phân loại nước khoáng Việt Nam Loại nước Nhiệt độ nước ( o C) Tỷ lệ số nguồn so với tổng số, % Lạnh Ấm Nóng Rất nóng Quá nóng Nước sôi <30 30 – 35 35 – 50 50 – 70 70 – 100 >100 3,55 17,75 45,55 23,07 9,46 0,72 6.1.4 Hồ đầm Việt Nam Hồ đầm tự nhiên Việt Nam không có các hồ đầm tự nhiên cỡ lớn vì trong giai đoạn tân kiến tạo vận động nâng là chủ yếu, mạnh mẽ, liên tục, không có những đứt gãy kiến tạo và vùng sụt võng sâu. Mặt khác khả năng bồi tích của sông ngòi rất lớn, nhanh chóng lấp đầy các địa hình trũng. 92 Hồ nguồn gốc từ sông thường gặp rất nhiều trong vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn. Do đó các đô thị đồng bằng, gồm cả Hà Nội có rất nhiều hồ nhỏ tạo nên nhiều giá trị cảnh quan sinh thái và môi trường. Trong các vùng núi đá vôi có những hồ tiềm thực do hoà tan ngầm và sụt đổ, như Nậm Soi - Sơn La, Ba Bể - Bắc Cạn. Hồ Ba Bể gồm ba bể thông nhau, kích thước 4 ì 1,5 km, 2 ì 2,2 km và 3 ì 1 km, nằm ở độ cao 145m, giữa một vùng diệp thạch kết tinh xen núi đá vôi, diện tích 450 ha, sâu nhất đến 29 m, dung tích 90 triệu mét khối. Sóng do gió trên mặt hồ có thể cao tới 7 - 8 m. Hồ là một cảnh quan đẹp giữa vùng rừng nhiệt đới. Hồ miệng núi lửa gặp quanh thị xã PlâyCu, điển hình nhất là Biển Hồ, nằm trên độ cao 800m, diện tích mặt nước 600ha, cấp nước tưới, sinh hoạt và cá cho khu vực. Đầm phá thường gặp dọc bờ biển miền Trung, là sản phẩm của quá trình tương tác biển sông trong đó biển chiếm ưu thế. Hệ sinh thái đầm phá có đa dạng sinh học và năng suất cao, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với vùng khơi tương tự vai trò của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở bờ biển miền Bắc và miền Nam. Phá Tam Giang - Cầu Hai lớn và nổi tiếng nhất, với diện tích 7.800ha, dài 20km, rộng 0,5 - 3km, sâu khoảng 1m, nhận nước ngọt từ trên 10 con sông, trong đó có sông Hương và thông với biển qua cửa Thuận An Ven biển miền Trung có một số hồ nước ngọt trên cát, nơi có nền đá gốc bên dưới không bằng phẳng và ít thấm, có vai trò quan trọng trong cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Hồ chứa Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa kích thước khác nhau, trong đó chỉ có chưa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn, dung tích >1 triệu m 3 hoặc có độ cao >10m. Hồ chứa lớn thường được thiết kế và sử dụng đa mục đích, trước tiên là phát điện, điều tiết dòng chảy (cắt lũ và cấp nước mùa kiệt), ngoài ra còn có các mục đích sử dụng khác như phục vụ giao thông, thuỷ lợi, du lịch Sự tích tụ phù sa đã làm giảm nhiều dung tích các hồ chứa, một số hồ chỉ còn khoảng 30% dung tích ban đầu. Hồ chứa nhỏ chỉ phục vụ tưới tại chỗ và khai thác để nuôi trồng thuỷ sản. Bảng 6.6. Các hồ chứa lớn ở Việt Nam Hồ chứa Dung tích 10 6 m 3 Diện tích tưới ha Thuỷ điện MW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hoà Bình Thác Bà Trị An Dầu Tiếng Thác Mơ Yaly Phú Ninh Sông Hinh Kẻ Gỗ 9.450 2.940 2.760 1.580 1.370 1.037 414 357 345 72.000 23.000 17.000 1.920 108 420 150 720 66 Hộp 6.1. Hồ Hoà Bình trên sông Đà [12] Hồ Hoà Bình khởi công ngày 6/11/1979, chặn dòng 12/1/1983. Hồ có các thông số thiết kế sau: Đập: cao 123m, dài 734m, rộng 20m. Cao trình đáy Cửa Lưu lượng tối đa Xả đáy 56 m 6 × 10m 21.900m 3 /s Xả mặt 102m 15 × 15m 13.500m 3 /s 93 Đặc trưng Mực nước (m) Diện tích mặt nước (Km 2 ) Dung tích (Km 3 ) Tối thiểu 75 107 Chết 80 117 Trước lũ 85 4,5 Dâng bình thường 115 208 (dài 230km) 9,5 Gia cường 120 308 Dung tích hữu ích 5,65 Dung tích phòng lũ 5,6 * Bồi lắng theo thiết kế trong thời gian vận hành là 0,54% dung tích hồ, tương đương 51 tr. m 3 /năm, trong đó sau 25 năm bồi 60% dung tích chết, sau 50 năm bồi 90% dung tích chết và 3% dung tích hữu ích, sau 60 năm bồi toàn bộ dung tích chết và một phần dung tích hữu ích. * Quản lý mực nước trước lũ: Theo Quy định ngày 30/6/1991 của Ban Phòng chống lụt bão Trung ương (BPCLBTƯ): Kỳ lũ sớm: (15/6 - 15/7) duy trì mực nước 91 ± 1m. Kỳ lũ chính (16/7 - 15/8) duy trì mực nước 89 ± 1m, sau khi đỉnh lũ qua thì nhanh chóng tích nước đến 115 m. Mùa kiệt cấp nước đến mực nước trước lũ, thấp nhất 70,5m Các vấn đề môi trường hồ chứa sau 8 năm hoạt động 1. Bồi lắng: Trung bình 69,4 triệu m 3 /năm, nhiều hơn thiết kế 5%, làm đáy hồ bị nâng cao trung bình 0,34 m/năm. Những nguyên nhân làm tăng bồi lắng lòng hồ so với thiết kế là do xói lở vùng bờ và dải bán ngập, rửa trôi xói mòn từ vùng rừng đầu nguồn không được bảo vệ và tăng mực nước trước lũ. Lắng ở phần dung tích chết 78%, dung tích hữu ích 20%, nguyên nhân là do vùng cửa hồ nằm trong dung tích hữu ích quá dài. 2. Hoạt động địa chấn tích cực quan sát thấy trong vùng hồ, dọc đứt gãy sâu Chợ Bờ. Động đất kích thích tăng mạnh những năm đầu tích nước, đặc biệt là ở khu vực quanh đập. Tần suất xuất hiện động đất và các dư chấn địa chất tập trung vào 1991 - 1992 sau đó giảm dần. 3. Các hiện tượng thành tạo khe nứt, trượt lở ven hồ, nâng cao mực nước ngầm, thẩm thấu nước, thay đổi cơ chế và mức độ hoạt động caxtơ quan sát thấy ở một số khu vực. 4. Biến động hệ sinh thái thượng du: Ở cạn mất 1.610,8 ha rừng, 10 họ (33%), 92 loài sinh vật (49,7%), số cá thể nhiều loài cũng giảm. Ở nước hệ sinh thái nước hồ chứa thay thế gây biến động mạnh quần xã sinh vật, mất các động vật ăn đáy, động thực vật phù du phát triển, phì dưỡng xuất hiện ở một số vùng cửa sông đổ vào hồ trong những năm đầu. Trước khi có hồ, khu hệ cá sông Đà có 95 loài, đến 1992 mới điều tra được 31 loài. 5. Diễn biến lòng sông hạ du: Xói sâu cục bộ ngay sau chân đập tạo hố tiêu năng và gây bồi tích vùng kế tiếp. Xói ngang vùng thị xã Hoà Bình năm 1989-1990 do xả mạnh sinh dòng quẩn sau đập tràn phía bờ phải, làm xói lở mạnh chân đập, phá huỷ đường vào hầm giao thông qua đập tràn; Sạt trượt vùng bờ do hạ thấp mực nước mạnh sinh dòng thấm đột ngột từ bờ ra phía sông. 6. Ảnh hưởng đến vùng hạ lưu và cửa sông: Giảm lượng phù sa trong sông (trung bình 1986 – 19995 còn 77 triệu tấn/năm) dẫn tới giảm 1/2 tốc độ lấn biển vùng cửa sông (chỉ còn 50m/năm), ảnh hưởng tới chất lượng rừng ngập mặn khiến chim di cư giảm từ 1000 – 2000 con xuống còn 500 – 600 con, mỏ tôm Ba Lạt và bãi cá giảm 50% sản lượng, hàng năm mất 500 triệu con cá bột sông Hồng. 7. Các vấn đề xã hội: Ngập 2.899 ha ruộng, 170 ha rừng trồng, 840 ha cây ăn quả, 107.308 m 2 nhà, trường, trạm xá, kho tàng, 406 km đường dân sinh, 42 hồ đập thuỷ lợi, 63 phai đập thuỷ lợi, 37 tuyến mương, 35.352 m 2 ao cá, di chuyển 11.763 mồ mả, 53.033 người. 6.1.5 Tai biến rủi ro liên quan đến nước ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, trượt lở đất, xâm nhập mặn… Các hình thế thời tiết gây mưa lũ ở Việt Nam rất đa dạng và thường cùng đồng thời xuất hiện: Mưa lũ trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình do các hình thế thời tiết cơ bản sau gây nên: xoáy thấp Bắc Bộ, bão, xoáy thấp lạnh, dải áp thấp Nam Trung Quốc, rãnh thấp nóng phía Tây, dải hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận kết hợp với không khí lạnh hay các hình thế thời tiết khác. Miền Trung chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết gây mưa như bão, không khí lạnh, thấp, dải hội tụ nhiệt đới, hoặc các hình thế thời tiết khác kết hợp phức tạp với nhau. Mưa lớn trên lưu vực sông Mê Công có nguyên nhân từ dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam, bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Bão là một loại hình thế thời tiết đặc biệt gây gió từ 120 km/giờ (cấp 1) - 250 km/giờ (cấp 5), sóng lớn tròn đầu cao 10 - 12 m do áp thấp ở tâm bão hút nước lên và mưa lớn. Trận bão năm 1902 ở Việt Nam đã bẻ gẫy cầu Tràng Tiền (Huế). Hàng năm nước ta phải nhận hoặc 94 chịu ảnh hưởng trực tiếp của trung bình 4 - 6 trận bão, nhiều nhất là 11 - 12 trận, tập trung từ tháng 5 - 12. Bão cung cấp 12% lượng mưa ở đồng bằng Bắc Bộ và Đông Trường Sơn, 6 - 12% lượng mưa cho khu Tây Bắc, 5 - 10% lượng mưa cho Tây Nguyên và gần 5% lượng mưa cho Nam Bộ. Trong nhiều năm bão đổ bộ vào Việt Nam tuân theo quy luật chung là chậm dần từ Bắc vào Nam và hầu như hiếm gặp ở cực Nam Việt Nam. Những năm gần đây đã xuất hiện bất thường trong thời gian xuất hiện, đường đi và điểm đổ bộ của bão, gia tăng mạnh mẽ thiệt hại do bão gây ra. Theo thống kê sơ bộ, trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 800 người chết do các loại thiên tai khác nhau, trong đó tổn thất do lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long thường chiếm trên dưới một nửa. Đặc biệt cơn bão số 5 LINDA vào Cà Mau ngày 2/11/1997 đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, 3008 tàu thuyền bị đắm. Nước dâng do bão gây hư hại nghiêm trọng các tuyến đê biển và tổn thất tài nguyên, tài sản các loại. Lũ lụt trên các sông Việt Nam Dòng chảy sông ngòi Việt Nam phân hoá thành hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ từ 3 - 5 tháng. Từ Bắc vào Nam mùa lũ bắt đầu và kết thúc chậm dần. Mùa lũ ở Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 9, 10. Nam Thanh Hoá - Nghệ An: tháng 7 - 11, Hà Tĩnh - Bắc đèo Hải Vân: tháng 9 - 12, Nam đèo Hải Vân – Ninh Thuận: tháng 10 - 12, Tây Nguyên: tháng 7, 8 - 11, 12, Nam Bộ: tháng 7 - 11. Phần còn lại trong năm là mùa kiệt. Dòng chảy phân bố cực đoan theo mùa: Mùa lũ chiếm 60 - 90% dòng chảy toàn năm, trong đó tháng lũ lớn nhất có dòng chảy lên tới 20 - 30 % tổng lượng toàn năm; Mùa kiệt chỉ có 10 - 40% tổng lượng dòng chảy. Ngoài lũ chính vụ, sông ngòi các tỉnh ven biển miền Trung còn có mùa lũ tiểu mãn, thường xảy ra vào tháng 4 - 5. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng có vai trò cấp nước và phù sa đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Trên các sông có lũ tiểu mãn, tỷ phần dòng chảy do lũ chính vụ cấp trong tổng dòng chảy năm thiên giảm, có thể gây nên những đánh giá sai lầm về mức độ cực đoan của phân phối dòng chảy. Trung bình hàng năm sông suối có 3 trận lũ, biên độ lũ sông nhỏ 3 - 5 m, sông vừa và lớn từ 5 - 10 m đến 15 - 20 m, cường suất lũ lên nhanh nhất ở các sông miền núi, trung bình từ vài cm đến 1 m/giờ, cực đại 3 m/giờ (Bình Liêu, sông Tiên Yên). Riêng sông Cửu Long cường suất lũ lên không lớn, cao nhất là 20 - 25 cm/ngày. Tốc độ lũ lớn nhất trên 6 - 7 m/s tại các sông miền núi: 7,6 m/s tại Bản Điệp, sông Ngòi Thia, 7,4 m/s tại Tài Chi - sông Hà Cối, 6,42 m/s tại Bản Củng - sông Nậm Mu. Lũ trên hệ thống sông Hồng và Thái Bình có tác động chi phối nhau do được nối thông với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc. Vùng cửa sông chịu ảnh hưởng đáng kể của triều cản trở thoát lũ. Trong gần 600 năm qua, trung bình 5 năm có một trận lũ lớn để lại dấu ấn trong lịch sử. Nếu xét mức báo động cấp 3 tại Hà Nội (11,5m) thì từ năm 1902 đến 1998 đã có 26 trận lũ vượt qua, trung bình mỗi năm là 0,27 trận, tức khoảng 4 năm một lần. Lũ lịch sử trên sông Hồng xảy ra năm 1971 với mức nước đỉnh lũ tại Hà Nội là 14,67 m (mức hoàn nguyên) và lưu lượng tại Sơn Tây đạt 37.800m3/s. Trong thế kỷ XIX đã có 188 trận lụt làm vỡ đê sông Hồng. Ngoài lũ lớn trong sông, mưa lớn gây úng nội đồng cũng là một dạng thiên tai gây thiệt hại đáng kể. Đê là công trình phòng lũ chính trên hệ thống sông Hồng, việc tiêu nước mưa nội đồng chủ yếu dựa vào các trạm bơm tiêu. Các sông miền Trung ngắn và dốc, đồng bằng thấp, hẹp, cửa tiêu thoát hẹp, mưa tập trung theo từng đợt trên diện rộng, cường độ lớn, sinh lũ lớn tập trung nhanh, cường suất lũ lên rất lớn, nước rút chậm, các tuyến đường sắt bộ chạy dọc đất nước gây ra sự cản trở thoát nước mặt, gây ngập úng sâu vùng đồng bằng hẹp và các khu dân cư. Ví dụ tháng 9/1993, 95 lượng mưa ngày lớn nhất tại Tuy Hoà (Phú Yên) là 600mm, kết hợp với lũ lớn ở thượng nguồn sông Đà Rằng và triều cường ven biển đã làm cho thị xã ngập úng trầm trọng, có nơi sâu 2 m, mọi hoạt động kinh tế và giao thông tê liệt, thiệt ước tính hàng trăm tỷ đồng. Lũ lớn liên tiếp tháng 11 và 12 năm 1999 ở miền Trung làm chết trên 700 người, nhiều người khác bị thương hoặc bệnh, 10.000 người phải sơ tán, nhiều gia đình mất hết nhà cửa, tài sản và kế sinh nhai, thiệt hại ước tính trên 340 triệu USD. Lũ đồng bằng sông Cửu Long có ba mức: Mức lớn khi mực nước >4,5 m (40,6% số năm); mức vừa khi mực nước 4 - 4,5 m (46,2%); mức nhỏ khi mực nước <4 m (13,2%). Trong 40 năm gần đây có 6 năm lũ lớn, với số ngày duy trì mực nước cao >4,5 m tại Tân Châu là 52 ngày (1961), 40 (1966), 60 (1978), 32 (1984), 22 (1991 và 1996). 86% đỉnh lũ đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Đỉnh lũ lớn nhất là 5,28 m, quan sát thấy năm 1961, 5,27 m (1966) và 4,94 m (1978). Các vùng bị ngập chính là: 1- Đồng Tháp Mười, có độ cao từ 0,5 - 2 m, xung quanh bị bao bọc bởi bờ sông Tiền, bờ biển Gò Công và thềm đất cũ Đông Nam Bộ; 2- Tứ Giác Long Xuyên, đất thấp và dốc nghiêng từ bờ sông Hậu sang Vịnh Kiên; 3- Vùng đất thấp chua mặn U Minh - Cà Mau nằm sát biển, không bị ngập bởi nước sông nhưng bị ngập mặn do ảnh hưởng triều. Ngập úng ở một số đô thị lớn đồng bằng Hà Nội nằm ở cốt cao độ từ 4 - 11m, thấp hơn mực nước lũ trên sông Hồng. Đường thoát nước chính của Hà Nội theo trục các sông nội đô, qua cống Thanh Liệt vào sông Nhuệ. Khi mực nước Thanh Liệt 5,5m sông Tô Lịch không còn khả năng tự chảy, gây úng ngập diện rộng. Ngoài ra, do địa hình không bằng phẳng, những vùng trũng kín cứ mưa xuống là úng ngập cục bộ do không tiêu thoát được nước tại chỗ và phải nhận thêm nước từ các hố ga đùn lên. Nhu cầu thoát nước Hà Nội cho trận mưa có chu kỳ lặp 10 năm, là 170 m3/s, trong khi đó sông Tô Lịch chỉ có khả năng thoát 30-35 m3/s. Do vậy Hà Nội hàng năm thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa, chỉ với lượng mưa 50mm trong 2 - 3 giờ đã có thể làm ngập trên 40 điểm trong nội đô. Ngày 9/11/1984 trận mưa 614mm đã làm 45% diện tích thành phố bị ngập từ 30 - 50 cm, có nơi ngập trên 1m, thời gian ngập nhiều nơi đến 7 - 8 ngày, tác động sâu sắc đến các hoạt động đời sống, sản xuất, cấp điện, giao thông… Khu vực Nam và Đông Nam Tp. Hồ Chí Minh thấp, cao độ 1 - 2m, trong khi cao độ đáy cống thành phố ra sông Sài Gòn là 1 - 1,8 m, úng ngập lớn trên diện rộng trong thời gian dài xảy ra do tổ hợp tác động của mưa, triều và xả nước hai hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An Bảng 6.7. Thiệt hại do lũ lụt ở Việt Nam từ 1971 - 2002 Năm Thiệt hại (USD) Chết (người) Năm Thiệt hại (USD) Chết (người) 1971 1973 1978 1980 1983 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 78 57 20 10 19 - 110 28 35 74 17 44 62 82 260 255 610 79 107 776 638 545 332 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 62 82 260 255 610 79 107 776 638 545 332 352 387 507 756 3.621 237 245 5.122 4.310 2.481 1.915 Hậu quả do mưa lũ, úng ngập lụt thường rất to lớn. Chúng gây thiệt hại nặng nề về người, phá huỷ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổn thất tài nguyên gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, làm [...]... lý tài nguyên nước từ ngân sách không được phân bổ thành mục riêng Ước tính đầu tư của nhà nước cho ngành nước chiếm 33% ngân sách giai đoạn 19 96 - 1998 và 21% năm 2001 (8,559 tỷ đồng), bao gồm 64 % từ nguồn ODA và 36% từ đầu tư trực tiếp trong nước, chủ yếu tập trung vào thủy lợi và cấp thoát nước Bảng 6. 10 Chức năng của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong quản lý nguồn nước [9] Cơ quan Bộ Tài nguyên. .. trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước Luật tài nguyên nước 20/5/1998 và Nghị định 179/1999/NĐ-CP về thi hành Luật tài nguyên nước Chỉ thị 487/TTg 30/7/19 96 về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước Chỉ thị 200/TTg 29/4/1994 về bảo đảm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Quyết định 299/TTg 18/3/1998 về định hướng phát triển cấp và thoát nước đô thị đến 2020 Pháp lệnh về... Đầu tư Bộ Tài chính Trách nhiệm Quản lý chung về tài nguyên nước Cục Quản lý tài nguyên nước quản lý nhà nước, kiểm kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước Vụ khí tượng thủy văn quản lý nhà nước về xây dựng chính sách tiêu chuẩn, quy trình khảo sát các thông số nền và quản lý dữ liệu Cục Địa chất khoáng sản quản lý nước khoáng Quản lý các hệ thống phòng chống lụt bão, công trình thuỷ... cầu nước dùng chất lượng cao và tăng nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước do nước thải Mặt khác nhu cầu nước cho nông nghiệp có khả năng giảm do giảm diện tích đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng Hiệu suất sử dụng nước chắc chắn sẽ được nâng cao nhờ hoàn thiện các hệ thống thuỷ nông và quản lý tốt tài nguyên 6. 2.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang Hệ thống sông và tài nguyên nước Kỳ Cùng - Bằng... phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 26 Cao nguyên Pắc-pó và Bình Lạng có mật độ sông suối rất thấp 0,5 - 0,7 km/km2, vùng núi đất diệp thạch, sa thạch mật độ sông suối lớn hơn 0,9 - 1,24 km/km2 Tổng lượng dòng chảy năm 3,73 km3, trong đó 76% là dòng chảy mùa lũ (tháng 6 - 9) 104 Nhìn chung lượng nước hiện có trong sông ngòi lớn hơn nhu cầu dùng nước thường xuyên, nhưng vẫn tồn tại vấn đề thiếu nước địa phương... tài nguyên nước là: Xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ phát sinh từ việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước Quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước Quy định các tiêu chuẩn về nước làm cơ sở cho công tác kiểm soát, giám sát và bảo vệ môi trường Điểm đặc biệt của Luật tài nguyên nước là cách... kiện tài nguyên nước hạn chế 6. 2.3 Lưu vực sông Mã Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ vùng núi PhoueiLong - Lai Châu, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua Lào một đoạn, đổ ra biển Đông qua ba cửa Sung, Lạch Trường, Đồng Hới Diện tích lưu vực 28.400 km2, dài 512 km, trong đó phần ở Việt Nam có diện tích 17 .60 0 km2 (63 %), dài 410 km Độ cao bình quân lưu vực 762 m, độ dốc 17 ,6% Mật độ lưới sông 0 ,66 km/km2,... quốc gia về tài nguyên nước Quyết định 104/QQĐTTg 15 /6/ 2000 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước Quyết định 860 /TTg 30/12/1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Quyết định 37, 38, 39/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng BNN&PTNT 9/4/2001 về thành lập Ban quản lý và quy hoạch các lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình... nguy cơ thiếu nước cấp Trong khi đó, lượng mưa ở tâm bão tăng 20%, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tăng 5 - 10% ở Bắc Bộ, 10 - 15% ở Bắc Trung Bộ, 15 - 20% ở Nam Trung Bộ Do đó khả năng xảy ra lũ lớn và lũ quét cũng tăng Ước tính lưu lượng đỉnh lũ ở các lưu vực vừa và nhỏ sẽ tăng như sau: 3 - 7% ở Bắc Bộ, 7 - 12% ở Bắc Trung Bộ, 12 - 15% ở Nam Trung Bộ 6. 1 .6 Nhu cầu về nước Nhu cầu tiêu thụ nước những... TNC % TNC 6 3 10 m Đông Bắc 22 88,9 1,1 Tây Bắc 56 88,7 5 ,6 Đồng bằng 141 84,7 2,1 sông Hồng Bắc Trung 46 89,2 2,3 Bộ Duyên hải 33 90,5 1,4 Nam Trung Bộ Tây Nguyên 45,7 85,4 1,7 Công nghiệp % TNC Dịch vụ % TNC Tổng nhu % TNC cầu TNC so vớiW 6 3 10 m 5, 06 14 3,95 9 17,42 12 4,0 1,3 6, 2 3,3 1,4 5,1 2 ,6 2,1 10,72 23 4,4 1 ,6 11,47 35 1,0 0,7 4,81 11 98 Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long 44,4 37,2 4,4 41 ,6 14,5 . và mặt nước. Luật tài nguyên nước 20/5/1998 và Nghị định 179/1999/NĐ-CP về thi hành Luật tài nguyên nước. Chỉ thị 487/TTg 30/7/19 96 về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước. Chỉ. 62 82 260 255 61 0 79 107 7 76 63 8 545 332 1992 1993 1994 1995 19 96 1997 1998 1999 2000 2001 2002 62 82 260 255 61 0 79 107 7 76 63 8 545 332 352 387 507 7 56. 86 Chương 6 Tài nguyên nước Việt Nam 6. 1 Tổng quan chung 6. 1.1 Đặc điểm chung tài nguyên nước Việt Nam Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn so với các vùng