1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 6 doc

26 739 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 559,64 KB

Nội dung

Chương VI PHẢN ỨNG CỦA ĐẤT 1. Khái niệm về dung dịch đất và phản ứng của đất 1.1. Các khái niệm chung Nước mưa trước khi nhập vào đất đã chứa một lượng nhỏ các chất hoà tan và các khí như O 2 , CO 2 , N 2 , NH 3 . Như vậy nước mưa không tinh khiết, thực ra nó là một dung dịch. Khi thấm vào đất, nước mưa tiếp tục hoà tan thêm một số chất nữa trong thể rắn của đất và tạo thành dung dịch đất. Dung dịch đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và độ phì nhiêu của đất. Dung dịch đất là bộ phận linh hoạt nhất. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành đất, vào các phản ứng lý, hoá, sinh học, vào sự trao đổi chất dinh dưỡng của cây. Vì thế dung dịch đất sẽ quyết định các phản ứng xảy ra trong đất như: phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng đệm, phản ứng ôxy hoá khử của đất. Phản ứng của đất còn gọi là phản ứng của dung dịch đất. Phản ứng của dung dịch đất chính là các quá trình hoá học hay lý - hoá học diễn ra trong đất. Trong thổ nhưỡng học phản ứng của đất gồm có: phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng đệm và phản ứng oxy hoá khử. Các phản ứng này ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, tính chất và độ phì nhiêu của đất. Nghiên cứu về dung dịch đất và phản ứng của nó luôn là nội dung không thể thiếu của thổ nhưỡng học. 1.2. Ý nghĩa của dung dịch đất: - Các chất hoà tan trong dung dịch đất chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. - Nồng độ của dung dịch đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của cây. Nếu đất bị mặn hay do bón nhiều phân hoá học thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên, cản trở sự hút nước của cây dù trong đất còn một lượng nước tương đối cao. Ðây còn gọi là hiện tượng héo sinh lý. - Phản ứng của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất, đến tính chất lý - hoá học của đất và thức ăn nuôi cây. Ví dụ như sự hoà tan của lân phụ thuộc vào pH. - Trong dung dịch đất có một số muối và các chất hoà tan khác. Anion và cation trong dung dịch đất làm cho đất có tính đệm, có thể giữ cho độ pH của đất ít thay đổi - Dung dịch đất có chứa một số chất hoà tan có thể làm tăng cường quá trình phong hoá đá để hình thành đất. Thí dụ: NH 3 , NO 2 , CO 2 từ khí quyển khi tan trong nước làm sự phá huỷ đá vôi theo con đường hoà tan được tăng cường. Ðộ hoà tan của đá vôi trong nước bão hoà CO 2 lớn hơn trong nước tinh khiết 70 lần. Quá trình phá huỷ đá vôi với sự tham gia của CO 2 hoà tan trong nước xảy ra theo phương trình sau: CaCO 3 + CO 2 + H 2 O  Ca(HCO 3 ) 2 1.3. Thành phần và nồng độ của dung dịch đất Thành phần và nồng độ của dung dịch đất rất phức tạp và luôn thay đổi. Nồng độ của dung dịch đất không lớn và thường không vượt quá vài gam các chất trong 1 lít dung dịch. Riêng trường hợp đất mặn và đất phèn hàm lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất có thể đạt tới hàng chục thậm chí hàng trăm gam trong 1 lít. Về thành phần, dung dịch đất chứa các chất vô cơ, hữu cơ, hữu cơ - vô cơ. Những chất này tồn tại trong dung dịch đất ở dạng phân tử hoà tan hay ở dạng keo (ở trạng thái sol). + Các chất vô cơ trong dung dịch có: - Các cation: Ca 2+ , Mg 2+ , NH 4 + , Na + , K + , H + . Trong đất chua còn có cả Al 3+ và Fe 3+ . Trong đất lầy có Fe 2+ - Các anion: HCO 3 - , CO 3 2- , NO 3 - , NO 2 - , SO 4 2- , Cl - , H 2 PO 4 - , HPO 4 2- , + Những chất hữu cơ: các sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ, các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật (axit hữu cơ, axit amin, đường, rượu, men, chất chát ) và cả các chất mùn. + Những chất hữu cơ - vô cơ trong dung dịch chủ yếu gồm những hợp chất phức tạp của các chất hữu cơ có tính axit (các axit mùn, poliphenol, axit hữu cơ phân tử thấp) với cation của sắt và nhôm. + Các chất khí hoà tan như CO 2 , O 2 , N 2 , NH 3 v.v. + Trong dung dịch ngoài các chất hoà tan còn có các chất không hoà tan thường là những phần tử keo hữu cơ, hữu cơ - vô cơ, keo sét, keo silic, hiđrôxit sắt và nhôm. Theo K.K. Gedroi hàm lượng keo trong dung dịch đất chiếm từ 1/4 đến 1/10 hoặc ít hơn tổng lượng keo của đất Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất không cố định nhưng cũng có thể dùng để phân biệt loại đất này với loại đất khác ở mức độ nhất định. Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất luôn được bổ sung từ các nguồn sau: - Do ta bón phân hữu cơ và vô cơ vào đất - Do nước mưa hoặc nước ngầm mang tới - Do quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất - Do các sản phẩm của quá trình phong hoá đá và quá trình phân giải các chất hữu cơ. Thành phần và nồng độ dung dịch đất phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, hàm lượng nước trong đất, sự hoạt động của sinh vật, phản ứng của đất, thành phần đá mẹ, nước ngầm và chế độ canh tác. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu dung dịch đất Muốn nghiên cứu dung dịch đất người ta dùng các phương pháp khác nhau để chiết rút nó ra khỏi đất như: + Phương pháp phổ biến là dùng nước cất tác dụng lên đất theo tỷ lệ đất: nước bằng 1:5 rồi lọc. Dung dịch này đã bị hoà loãng ra nhiều và thành phần thay đổi vì lượng nước lớn có thể hoà tan các chất trước đó không hoà tan. Tuy nhiên với phương pháp này ta cũng hiểu được cơ bản về tính chất của dung dịch đất. + Dùng axit loãng tác dụng với đất. Ví dụ khi định lượng K + , NH 4 + và P 2 O 5 dễ tiêu ta dùng HCl 0.2N với tỷ lệ đất dung dịch là 1:5. Với phương pháp này thành phần và nồng độ các chất hoà tan trong dung dịch đất đã khác nhiều so với thực tế nhưng vẫn có thể đánh giá một phần hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. + Nghiên cứu dung dịch bằng phương pháp "thuỷ thẩm kế" (Lizimet): Phương pháp này cho phép chúng ta nghiên cứu dung dịch đất ở các độ sâu khác nhau. Có hai cách thu hồi dung dịch đất: - Ở các độ sâu nhất định trong đất ta đặt các phễu hứng nước từ trên chảy xuống và dẫn đến bình chứa. Phương pháp này có nhược điểm là nước chỉ chảy đến phễu khi trong đất có nước thừa (nước trọng lực), có nghĩa là thành phần và nồng độ dung dịch đất đã thay đổi nhưng dù sao dịch này đã thấm qua đất nên cho ta khái niệm về dung dịch đất vững chắc hơn các phương pháp trên. - Ở các độ sâu nhất định trong đất nguời ta đặt các bình kín bằng sứ xốp. Với bơm chân không người ta đưa áp suất trong bình về xấp xỉ 0 atm. Sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài bình làm dung dịch đất bị hút vào bình. Với phương pháp này dung dịch mà ta thu được đúng với dung dịch thực của đất (trong điều kiện là độ ẩm đất gần với độ trữ ẩm đồng ruộng). + Phương pháp dùng áp lực đẩy dung dịch đất ra: Năm 1903 Bơrich (Mỹ) dùng máy ly tâm quay 8000 vòng/phút nhưng chỉ tách được dung dịch đất khi đất có độ ẩm cao. Năm 1916 Raman, Bamơ (Ðức) và Vanzi (Hà lan) đã tách dung dịch đất bằng cách ép đất. Năm 1941, Rixa (Mỹ) cho đất vào màng Xelophan và dùng áp lực 16 atmotphe đẩy dung dịch đất qua màng. Năm 1947 Kriukôp (Nga) đã nghiên cứu dung dịch đất bằng cách dùng sức ép 1000-2000 kg/cm 2 . Hiện nay người ta dùng máy đo trực tiếp để nghiên cứu dung dịch đất. Ví dụ: Ðo nồng độ H + bằng pH meter; đo tổng số muối tan bằng xuất dẫn điện; Ðo điện thế oxy hoá khử bằng Eh meter 2. Phản ứng chua của đất Ðất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H + và Al 3+ , mức độ chua phụ thuộc vào nồng độ của các cation H + và Al 3+ . Nồng độ các cation nay trong đất càng cao thì đất càng chua. 2.1. Nguyên nhân gây chua cho đất Khi nghiên cứu các nguyên nhân làm cho đất trở nên chua người ta thấy có rất nhiều yếu tố chi phối. Sau đây ta sẽ xem xét những nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình hoá chua của đất. a. Yếu tố khí hậu: Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hưởng đến thực bì và hoạt động của sinh vật trong đất. Tất cả các quá trình này đều có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và biến đổi độ chua của đất. Nói chung nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng lớn thì càng có lợi cho tác dụng phá huỷ đá và rửa trôi vật chất. Trong điều kiện lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi, một phần nước mưa sẽ di chuyển từ trên mặt đất xuống dưới sâu do tác dụng của trọng lực. Sự di chuyển này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na + , K + , Mg 2+ , Ca 2+ làm cho đất hoá chua. Do nguyên nhân này mà phần lớn đất vùng đồi núi Việt Nam cũng như ở các nước khác thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm đều bị chua ở các mức độ khác nhau. b. Yếu tố sinh vật Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh vật khác trong đất không ngừng giải phóng ra CO 2 , khí này hoà tan trong nước tạo thành axit H 2 CO 3 . Tuy độ phân ly của axit này không cao nhưng nó là cũng là một trong những nguồn sinh H + chủ yếu trong đất. Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hoá chua. Bởi vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua. Ðặc biệt nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác các cây sú, vẹt đước khi bị phân huỷ trong điều kiện yếm khí, trải qua một quá trình biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H 2 S. Khi có điều kiện oxy hoá thì H 2 S chuyển thành H 2 SO 4 làm đất rất chua: 2H 2 S + O 2  2S + 2H 2 O 2S + 3O 2 + 2H 2 O  2H 2 SO 4 + 251 kCal Các loại thực bì khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến tính chua của đất (chủ yếu nhờ quá trình tích luỹ sinh học các kim loại kiềm và kiềm thổ). Trong thành phần tro của cây lá kim chứa ít chất kiềm nên đất phát triển dưới rừng cây lá kim thường chua hơn đất hình thành dưới rừng cây lá rộng. Trong đất rừng rậm nếu có nhiều nấm hoạt động sẽ tạo thành nhiều axit fulvic làm cho đất chua thêm. c. Ảnh hưởng của con người tới quá trình hoá chua của đất Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật màu xanh đã hút một lượng lớn các chất kiềm trong đất như Na + , K + , Ca 2+ , Mg 2+ v.v. để hình thành cơ thể. Ðối với thực vật tự nhiên thì lượng các chất kiềm này sẽ được trả lại cho đất trong các dạng xác thực vật. Nhưng với đất canh tác thì một lượng lớn các chất kiềm bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Ðây là một nguyên nhân làm giảm các chất kiềm trong đất canh tác và làm đất dần bị hoá chua. Theo Vũ Cao Thái, với giống lúa IR62, năng suất 9,8 tấn thóc/ha và 8,3 tấn rơm rạ đất đã bị lấy đi 265 kg K 2 O, 58 kg MgO và 71kg CaO/ha. Theo số liệu của Xmirnôp và Muravin (1989) để hình thành nên 1 tấn hạt cây ngô đã lấy đi từ đất 30-35 kg N, 8-12kg P 2 O 5 và 25-35 kg K 2 O. Do thành phần hoá học, một số phân bón khi bón vào đất sẽ dần dần làm cho đất hoá chua. Khi bón những loại phân như (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, KCl vào đất các cation NH 4 + , K + sẽ được keo đất và cây trồng hấp thụ để lại gốc SO 4 2- và Cl - . Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H 2 SO 4 làm cho đất bị chua. Những phân có thể làm đất bị hoá chua bằng cơ chế này được gọi chung là các phân chua sinh lý. Một số loại phân như supe lân trong thành phần thường chứa một lượng nhất định axit dư nên khi bón nhiều vào đất cũng có thể làm cho đất chua thêm. Tuy vậy nguyên nhân từ phân bón chưa đáng lo ngại lắm vì trong thực tế lượng phân hoá học mà ta bón vào đất chưa nhiều. Ðối với những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ thì vấn đề tưới nước dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân làm đất bị rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ và dần dần hoá chua. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân làm cho trong đất bị hoá chua. Ðiều cần quan tâm là diện tích đất chua ở nước ta rất lớn, đó là các loại đất đỏ vàng vùng đồi núi, một phần đất phù sa hệ thống sông Hồng, phù sa sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Cửu Long và phù sa sông khác; các vùng đất bạc màu ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tây Ninh; các vùng đất phèn ở Hải Phòng, Thái Bình, Ðồng Tháp ; các vùng đất trũng Nam Định, Hà Nam và các nơi khác. 2.2. Các loại độ chua của đất Tất cả các nguyên nhân trên đã làm tăng hàm lượng ion H + trong đất. Phản ứng chua của đất được biểu thị bằng các loại độ chua. Những ion H + trong đất có thể tồn tại trong dung dịch hoặc bị hấp thu trên bề mặt hạt keo. Trường hợp thứ nhất sinh ra "độ chua hoạt tính" có ảnh hưởng trực tiếp tới cây và vi sinh vật. Trường hợp thứ hai gây nên "độ chua tiềm tàng" của đất vì H + (và Al 3+ ) chỉ làm tăng độ chua dung dịch và ảnh hưởng đến sinh vật khi bị đẩy vào dung dịch đất bởi các cation khác. Hai loại độ chua này hợp thành tổng số độ chua của đất. a. Ðộ chua hoạt tính Ðộ chua hoạt tính do các ion H + có trong dung dịch đất tạo nên, nồng độ ion H + càng cao thì đất càng chua. Ðể xác định độ chua này ta chiết rút các ion H + bằng nước cất rồi xác định nồng độ ion H + bằng pH meter. Ðộ chua hoạt tính được biểu thị bằng pH H 2 O. pH là trị số âm của logarit nồng độ ion H + trong dung dịch: pH = - lgH +  Trong hoá học người ta đã quy định rằng nước tinh khiết hay bất cứ dung dịch nào có H +  = OH -  = 10 -7 g ion/l nghĩa là pH = -lg10 -7 = 7 thì đó là môi trường trung tính. Nếu H +  <10 -7 g ion/l nghĩa là pH > 7 đó là môi trường kiềm. Nếu H +  > 10 -7 g ion/l nghĩa là pH < 7 đó là môi trường chua. Thông thường pH H2O của đất biến thiên từ 3-9 và được đánh giá như sau: pH H 2 O < 4,5 4,5-5,5 5,6-6,5 6,6-7,5 7,6-8,0 8,1-8,5 >8,5 M ức đánh giá Ðất rất chua Ðất chua Ðất chua ít Ðất trung tính Ðất kiềm ít Ðất kiềm vừa Ð ấ t ki ề m nhi ề u Bảng 6.1: Ðộ chua hoạt tính của một số loại đất Việt nam Loại đất (tầng 0-15cm) pH H 2 O Ðất phèn (An Hải - Hải Phòng) Ðất nâu đỏ trên đá vôi (Ðồng Giao, Ninh Bình) Ðất nâu đỏ trên đá bazan (Phủ Quỳ, Nghệ An) Ðất đỏ vàng trên phiến thạch mica (Phú Hộ, Phú Thọ) Ðất nâu vàng trên phù sa cổ (Vĩnh Phúc) Ðất phù sa trong đê sông Thái Bình (Hải Dương) Ðất phù sa ngoài đê sông Hồng (Phúc Xá, Hà Nội) Ðất xám bạc màu (Bắc Giang) Ðất mặn (Rạng Ðông, Nam Định) 4,2 4,6 4,5 4,5 5,0 4,8 7,7 5,0 8,0 Ðộ chua hoạt tính được sử dụng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với đặc tính sinh học của loại cây định trồng. Ða số cây trồng ưa môi trường trung tính nhưng cá biệt có những cây cần đất chua như chè, cà phê, dứa, khoai tây Bảng 6.2. Khoảng pH đất tối thích cho một số cây trồng Cây trồng pH Cây trồng pH Lúa Ngô Khoai tây Ðậu tương Hành Bắp cải 6,2-7,3 6,0-7,0 4,5-6,3 6,5-7,5 6,4-7,5 6,7-7,4 Cà chua Dưa chuột Bông Chè Cà phê Dứa 5,0-8,0 6,4-7,4 6,5-8,0 4,0-5,5 5,0-6,0 5,0-6,0 Số liệu trong bảng 6.2 chỉ khoảng pH tối thích, trong thực tế phạm vi pH cho phép cây sống được rộng hơn thế nhiều. Ví dụ cây lúa có thể sống ở đất có pH dao động từ 4,0 đến 9,0, sống bình thường với pH từ 5- 8 nhưng tốt nhất là trong khoảng 6,2-7,3. Dựa vào độ chua hoạt tính và cơ cấu cây trồng ta có thể xác định xem đã cần cải tạo độ chua cho đất hay chưa. Ðối với đa số cây trồng nông nghiệp ngắn ngày nếu pH H 2 O <4,5 thì cấp thiết phải bón vôi, nếu pH H 2 O = 4,6-5,5 cần vừa nếu pH H 2 O >5,5 thì chưa cần thiết phải bón vôi. Khi đất chua nhiều (pH H 2 O < 4,0) có thể nghi trong đất chứa axit vô cơ (ví dụ như H 2 SO 4 trong đất phèn). Nếu đất kiềm nhiều (pH H 2 O > 8,5) thì trong đất thường chứa nhiều Na 2 CO 3 hay NaHCO 3 . Ðộ chua hoạt tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: + Mức độ phân ly thành ion của chất điện giải. Cùng nồng độ đương lượng nhưng axit vô cơ phân ly thành ion nhiều hơn axit hữu cơ nên pH H 2 O của dung dịch thấp hơn. Tương tự như vậy với các bazơ. + Hiện tượng trao đổi ion H + và Al 3+ trong keo đất với các ion khác khi bón phân vô cơ như KCl, (NH 4 ) 2 SO 4 cũng làm tăng độ chua hoạt tính. b. Ðộ chua tiềm tàng Như trên đã nói trong đất chua còn có các ion H + và Al 3+ được hút bám trên bề mặt keo đất. Khi tác động lên đất một dung dịch muối thì H + và Al 3+ bị đẩy vào dung dịch đất. Nồng độ của các ion này trong dung dịch tăng lên gây ảnh hưởng không tốt đến thực vật và vi sinh vật. Ðộ chua thu được trong trường hợp này gọi là độ chua tiềm tàng. Các ion H + và Al 3+ được hút bám trên keo với các lực khác nhau. Tuỳ thuộc vào lực hút bám của các ion này trên keo mà người ta chia độ chua tiềm tàng thành 2 loại: độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân. * Ðộ chua trao đổi: Là một loại độ chua của đất được xác định khi cho đất tác dụng với một dung dịch muối trung tính, thường dùng muối KCl, NaCl, BaCl 2. Như vậy ngoài những ion H + có sẵn trong dung dịch đất còn có những ion H + và Al 3+ được đẩy ra từ keo đất theo phản ứng:     H Al 3 §K + 4KCl  KÐ4K + + HCl + AlCl 3 Muối Al thuỷ phân tạo ra axit theo phương trình: AlCl 3 + 3H 2 O  Al(OH) 3  + 3HCl Nếu cho đất tác động với dung dịch KCl 1M trong 60 phút, lọc lấy dịch trong dùng dung dịch NaOH 0.01N chuẩn độ dịch lọc sẽ xác định được độ chua trao đổi, đơn vị là lđl/ 100g đ (đất khô). Nếu ta đem dung dịch lọc đo pH ta được pH KCl . Cùng một mẫu đất pH KCl thường có trị số pH thấp hơn pH H2O từ 0.5 đến 1.0 đơn vị. Chú ý: ở những vùng đất trung tính hay kiềm yếu chỉ xác định được pH KCl chứ không xác định độ chua trao đổi bằng chuẩn độ vì dung dịch đất sẽ có màu hồng ngay sau khi vừa cho chỉ thị màu phenolphtalein vào dịch chiết đất. Trường hợp đặc biệt, một số loại đất có pH KCl > pH H 2 O. Ðiều này thường gặp ở những đất có lượng keo dương lớn (một số như: đất đỏ feralit, đất potzon). Khi đó có thể do sự trao đổi anion Cl - của dung dịch muối trung tính với các ion OH - trên keo đất nên lượng ion OH - bị chuyển vào dung dịch đất sẽ trung hoà bớt các ion H + làm trị số pH tăng lên. Thông thường độ chua trao của đất nhỏ hơn 1 lđl/100g đất. Khi độ chua này lớn (trên 2 lđl/100g đất) chứng tỏ các cation kiềm hấp phụ trên keo đất đã bị rửa trôi nhiều, cần phải bón vôi cải tạo độ chua cho đất trước khi bón phân khoáng vào đất. Nếu không có vôi bón thì nên chia phân khoáng bón thành nhiều đợt, tránh bón tập trung. * Ðộ chua thuỷ phân Dùng muối trung tính KCl tác động với đất nhiều khi vẫn chưa đẩy dược hết các ion H + và Al 3+ ra khỏi keo đất. Các nhà hoá học đất đã đưa ra phương pháp khác: dùng dung dịch chiết là muối tạo bởi một axit yếu và một bazơ mạnh như CH 3 COONa hoặc Ca(CH 3 COO) 2 thì hầu hết các ion H + và Al 3+ sẽ bị đẩy ra khỏi keo vào dung dịch. Ðộ chua được xác định bằng phương pháp này lớn hơn độ chua trao đổi nhiều và được gọi là độ chua thuỷ phân. Ðộ chua thuỷ phân được ký hiệu là H, đơn vị là lđl H + và Al 3+ trong 100g đất khô. [...]... hữu cơ (axit mùn và các axit amin) Các axit này có cả gốc axit và bazơ (- OH, - COOH, - NH2) nên có thể đệm đuợc cả axit và bazơ (đệm hai chiều) - Ðệm do axit humic: R CH - COOH + HCl  R - CH OH R CH - COOH + NaOH  R -CH COOH + H2O Cl COONa + H2O OH OH - Ðệm do axit amin: R CH - COOH + HCl  R -CH NH2 R CH - COOH + NaOH  R - CH COOH NH3Cl COONa + H2O NH2 NH2 Ðất chứa nhiều mùn và các chất hữu cơ... quanh có 6 phân tử H2O bao bọc Al(H2O )6 3+ Nếu có kiềm xâm nhập thì một số phân tử nước của ion Al(H2O )6 3+ phân ly tạo H+ và OH-, H+ sẽ trung hoà chất kiềm còn OH- được giữ trên bề mặt cation Al3+ làm cho pH của đất ổn định Al3+ di động chỉ có khả năng đệm khi pH . Bắp cải 6, 2-7 ,3 6, 0-7 ,0 4, 5 -6 ,3 6, 5-7 ,5 6, 4-7 ,5 6, 7-7 ,4 Cà chua Dưa chuột Bông Chè Cà phê Dứa 5, 0-8 ,0 6, 4-7 ,4 6, 5-8 ,0 4, 0-5 ,5 5, 0 -6 ,0 5, 0 -6 ,0 Số liệu trong bảng 6. 2 chỉ khoảng. 4,5 4, 5-5 ,5 5, 6- 6 ,5 6, 6- 7 ,5 7, 6- 8 ,0 8, 1-8 ,5 >8,5 M ức đánh giá Ðất rất chua Ðất chua Ðất chua ít Ðất trung tính Ðất kiềm ít Ðất kiềm vừa Ð ấ t ki ề m nhi ề u Bảng 6. 1: Ðộ. H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O OH - OH - Al - Al - 6 + H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O H 2 O OH - OH - Al - Al - OH - OH - Lúc pH >5,5 thì ion nhôm kết tủa dưới dạng

Ngày đăng: 27/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN