1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quá trình phát triển của bé pptx

6 635 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 119,56 KB

Nội dung

Quá trình phát triển của bé Các bé trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bạn hãy tự hỏi mình liệu bạn mong đợi ở bé quá nhiều hay quá ít. Hành vi “có vấn đề” của con bạn có thể chỉ là một trong những dấu hiệu phát triển thông thường và quan trọng. Khi hiểu biết các mốc phát triển của con bạn, bạn sẽ biết con bạn phát triển có bình thường không và bạn sẽ sớm có phương pháp xử lý hoặc điều trị nếu con bạn phát triển không bình thường. Quá trình phát triển của con bạn Dưới đây là một số nghiên cứu của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, ông Jean Piaget (1896-1980), chuyên gia nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ. Giai đoạn phát triển cảm xúc  Từ 0 đến 1 tuổi - Bé tin tưởng vào bố mẹ và người chăm sóc bé - Mối gắn bó tin cậy hình thành trong giai đoạn này cần thiết cho những năm sau - Nhận thức về thế giới mở rộng  Từ 1 đến 3 tuổi - Tập trung vào định hướng, bé dễ bị tổn thương - Bé học cách tự chủ, tự kiềm chế - Những cơn bốc đồng khiến bé mất tự chủ - Chơi với bạn bè theo kiểu “song song” (tức là bạn chơi đồ chơi này thì tôi chơi đồ chơi khác) - Bạn cùng tuổi là đối thủ - Kỹ năng nói của bé đang phát triển - Bé có thể hiểu khái niệm “nguyên nhân - kết quả” - Bé suy nghĩ khá tập trung Giai đoạn trước khi hoạt động  Từ 2 đến 5 tuổi - Trong 5 năm đầu đời, trẻ con thường ích kỷ - bé chỉ nghĩ đến quan điểm của bé - Bé có khả năng chịu đựng nỗi thất vọng và chờ đợi phần thưởng - Bé thường nói “Không”, bởi vì điều đó khiến bé cảm thấy mình có quyền hành - Thông thường, bé hay nổi giận - Bé chủ yếu vui chơi, và thường có những người bạn do bé tưởng tượng ra - Khả năng tự kiềm chế phát triển - Bé học hỏi về kỹ năng hòa nhập với xã hội, và tìm hiểu những điều mà xã hội chấp nhận - Ngôn ngữ phát triển - Phân biệt giới tính  Từ 5 đến 7 tuổi - Bé rất bối rối khi mắc lỗi - Cha mẹ cần chấp nhận lỗi lầm của bé và giúp bé hiểu rằng lỗi lầm là cơ hội học tập - Cha mẹ có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng văn hóa của bé - Cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé cảm thông, qua cách nêu gương tốt để bé noi theo Giai đoạn hoạt động cụ thể  Từ 6 đến 12 tuổi - Những cơn giận và tìm hiểu về giới tính giảm bớt - Nói chung, đây là một giai đoạn ổn định - Trí nhớ của bé liên tục giống chúng ta. Bé có thể bắt đầu biết mong đợi - Hầu hết các ký ức đều vui vẻ - Các chức năng thích nghi đã trở nên vững chắc, bé hình thành các thói quen và các khuôn mẫu - Bé có khả năng tổ chức và tự xoay sở - Các kỹ năng xã hội và các chức năng bản ngã cũng phát triển - Chủ yếu chơi với bạn bè cùng tuổi - Sự tinh thông trở thành điều quan trọng đối với bé, chủ yếu là giỏi về một số thứ - Bé thích thú với thế giới bên ngoài - Những mốc quan trọng trong giai đoạn này: tình bạn - Khả năng tự kiềm chế (kiềm chế cả thể xác lẫn tinh thần) - Tinh thông về môi trường xung quanh - Phân biệt rõ ràng giữa cuộc sống riêng tư và cuộc sống chung (bé có những bí mật riêng) - Cuộc sống nội tâm và cuộc sống bên ngoài phát triển - Đảm bảo rằng bé ở giai đoạn này có thể biết tên một tác giả nổi tiếng - Các sở thích và những bộ sưu tầm có tổ chức sẽ giúp bé biết kiềm chế, biết cách tổ chức và sắp xếp Các đặc điểm cá nhân phát triển  Từ 8 đến 9 tuổi - Bé có thể tự đánh giá bản thân khi cạnh tranh - Ganh đua với bạn bè cùng lớp - Chia rẽ thành các nhóm - Có thể vừa là người chu đáo, vừa là người ôn hòa - Trêu ghẹo các bạn khác giới - điều đó tạo ra các ranh giới Giai đoạn hoạt động theo nghi lễ  Từ 12 đến 18 tuổi - Kỹ năng xã hội và đạo đức phát triển - Trẻ thường nổi loạn, biết ý thức về cá tính của mình và biết cách biểu lộ tình cảm - Trẻ muốn được mọi người tin tưởng Khi hành vi của con bạn có vấn đề, bạn cần quan tâm đến: - Các mốc phát triển đã liệt kê ở trên - Các yếu tố khách quan: sự căng thẳng trong gia đình, lối sống của cha mẹ, môi trường sống - Các yếu tố chủ quan: như tính khí của bé, nhược điểm về cơ thể bé . Quá trình phát triển của bé Các bé trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bạn hãy tự hỏi mình liệu bạn mong đợi ở bé quá nhiều hay quá ít. Hành vi “có vấn đề” của con bạn. bạn phát triển không bình thường. Quá trình phát triển của con bạn Dưới đây là một số nghiên cứu của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, ông Jean Piaget (1896-1980), chuyên gia nghiên cứu quá trình. có thể chỉ là một trong những dấu hiệu phát triển thông thường và quan trọng. Khi hiểu biết các mốc phát triển của con bạn, bạn sẽ biết con bạn phát triển có bình thường không và bạn sẽ sớm

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w