1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quá trình phát triển của địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của Davis và Penck

2 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT THEO QUAN ĐIỂM CỦA DAVIS VÀ PENCK 1. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của Davis Theo Davis, lịch sử phát triển của khu vực lục địa nâng cao đều mang tính chu kì và bao gồm những bước sau: - Bước thứ nhất : là khối lục địa nâng lên - Bước thứ hai : bắt đầu sau khi quá trình nâng kết thúc và được đặc trưng bằng sự khoét sâu nhanh chóng, tạo ra những thung lũng sâu và hẹp - Bước thứ ba : hạ thấp sườn thung lũng và đỉnh phân thủy Trong bước thứ ba, tốc độ khoét sâu giảm yếu, xâm thực ngang thống trị, đáy thung lũng mở rộng, tạo ra bãi bồi. Sự xuất hiện các bãi bồi tích tụ được xem là dấu hiệu chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ sang trưởng thành, dòng sông đạt tới trạng thái mà người ta hình dung là cân bằng. Nếu trạng thái kiến tạo ổn định tồn tại đủ lâu dài, biên độ chia cắt địa hình sẽ giảm liên tục cho đến khi năng lượng địa hình trở nên tối thiểu và các quá trình bào mòn thực tế không còn hoạt động nữa, xuất hiện một bề mặt địa hình thấp, thoải rộng lớn, gồm nhiều thung lũng rộng với đáy có lớp aluvi dày, các đỉnh phân thủy có đỉnh và sườn rất mềm mại, đôi nơi còn nổi lên những dạng núi sót đơn độc, gọi là peneplen. Đó là quá trình peneplen hóa, trong đó, theo davis, quá trình bào mòn và hạ thấp các phần tử địa hình dương xảy ra theo hướng từ trên xuống dưới. Ông gọi tiến trình này là một “chu trình xâm thực hoàn chỉnh”. Davis cũng nhấn mạnh rằng những chu trình xâm thực như vậy có thể bị gián đoạn vì có những pha kiến tạo nâng lên mới, nghĩa là chu trình đó không kết thúc bằng việc tạo ra peneplen, một chu trình mới lại được khai mào. Quá trình hình thành bán bình nguyên theo Davis là điển hình cho những vùng có khí hậu ẩm ướt, ở đấy xâm thực trên mặt chiếm ưu thế và tiến hành trong điều kiện sườn có lớp vỏ phong hóa và thực vật che phủ. 2. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của W.Penck Lúc đầu, khi vận động nâng lên còn mạnh, chiều cao của sườn tăng lên không ngừng. Dạng sườn trong giai đoạn này thường là thẳng hay lồi vì tốc độ đào sâu của sông vừa bằng hay lớn hơn tốc độ giật lùi sườn do quá trình sườn. Sau đó khi vận động nâng lên đã yếu đi, quá trình đào sâu của sông chậm dần và ngừng hẳn trong lúc vai trò của sự lùi sườn ngày càng trở nên ưu thế. Ở phần chân sườn xuất hiện một bộ phận mới hơi nghiêng cấu tạo bằng đá cứng trên phủ một lớp mỏng vật liệu vụn đi từ sườn dốc xuống gọi là vạt gấu xâm thực. Các vật liệu vụn này thường bị phong hóa ngày càng nhỏ và được chuyển xuống bằng các cách khác nhau như trượt ngắn, đất chảy, rửa tràn, xâm thực hóa học,… Vạt gấu xâm thực kết hợp với sườn dốc phía trên làm cho sườn trong giai đoạn này có dạng lõm. Trong quá trình lùi sườn, lúc đầu chỉ có độ cao tương đối của sườn dốc (độ chênh giữa rìa trên của vạt gấu xâm thực với đường phân chia nước) giảm xuống. Về sau khi các sườn đối lập cắt vào nhau, lúc đó độ cao tuyệt đối cũng bắt đầu giảm dần. Việc giảm độ cao tương đối cũng như tuyệt đối làm giảm vật liệu cung cấp cho vạt gấu xâm thực. Do phong hóa, kích thước các vật liệu ấy không ngừng nhỏ đi và trở nên dễ vận chuyển hơn. Độ dốc của vạt gấu xâm thực ngày một giảm đi, thậm chí còn khoảng từ 1 0 đến 7 0 . Lúc này, vạt gấu xâm thực được gọi là đồng bằng đá gốc trước núi pedimen. Nhiều pedimen nối lại với nhau tạo thành đồng bằng san bằng bên peneplen. Paneplen rất rộng và phẳng, trên đó chỉ thỉnh thoảng nhô lên những núi đảo, bằng chứng của những địa hình cao trước đã bị thanh toán gần hết do quá trình lùi sườn. Peneplen điển hình thường gặp ở những miền có khí hậu khô hạn và nửa khô hạn. Ở những miền này sườn núi lùi song song dưới tác dụng của quá trình trọng lực 3. Hình vẽ mô phỏng hai quá trình hình thành địa hình SÁCH THAM KHẢO - Nguyễn Ngọc Hiếu (chủ biên) và nnk – Địa lí tự nhiên đại cương 1 : Trái Đất và thạch quyển – NXBĐHSP - 2007 . QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT THEO QUAN ĐIỂM CỦA DAVIS VÀ PENCK 1. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của Davis Theo Davis, lịch sử phát triển của. có lớp vỏ phong hóa và thực vật che phủ. 2. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của W .Penck Lúc đầu, khi vận động nâng lên còn mạnh, chiều cao của sườn tăng lên không. peneplen. Đó là quá trình peneplen hóa, trong đó, theo davis, quá trình bào mòn và hạ thấp các phần tử địa hình dương xảy ra theo hướng từ trên xuống dưới. Ông gọi tiến trình này là một “chu trình xâm

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w